Kêu gọi Nhật Bản hỗ trợ đầu tư cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn
Việt Nam và Lào rất mong Nhật Bản hỗ trợ đầu tư dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn thông qua các tổ chức như JICA, ADB...
Tại buổi làm việc với ông Katsuro Nagai, Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam hôm 11/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã xác định tuyến đường bộ cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn là một trong các dự án kết nối chiến lược cần được đầu tư và xây dựng trong thời gian tới.
Tuyến đường sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước và tạo tiền đề để giúp Lào trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực. Việc mở ra tuyến cao tốc nối hai Thủ đô sẽ là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thế cảng biển của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Thọ, quy mô tuyến đường từ 4 - 6 làn xe, đi theo hướng tuyến Viêng Chăn - Pacxan - cửa khẩu Thanh Thủy - nút giao nối vào tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam sau này và về Nghệ An - Ninh Bình - Hà Nội. Đây là hướng tuyến ngắn nhất so với các hướng tuyến khác đã được khảo sát, nghiên cứu.
“Việt Nam và Lào rất mong Nhật Bản hỗ trợ đầu tư dự án thông qua các tổ chức như: JICA, ADB. Mong rằng, ngài Công sứ báo cáo Chính phủ Nhật Bản xem xét đề nghị này của phía Việt Nam và Lào”, Thứ trưởng Thọ bày tỏ và cho biết thêm, nếu tình hình tài chính khó khăn sẽ phân kỳ đầu tư cụ thể từng đoạn tuyến trong giai đoạn lập báo cáo khả thi.
Đáp lại lời kêu gọi hỗ trợ đầu tư, Công sứ Katsuro Nagai khẳng định sẽ tiếp tục tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về dự báo phát triển lưu lượng phương tiện, lưu lượng hàng hóa, hành khách thông qua, phương án thu hồi vốn… và báo cáo Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu, xem xét về việc hỗ trợ đầu tư dự án này.
Tuyến đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn được đánh dấu tại Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 2030 ký ngày 14/9/2015 tại Viêng Chăn.
Nếu được đầu tư, tuyến đường sẽ kết hợp với các tuyến đường bộ cao tốc khác của Thái Lan và Myanmar tạo thành một hành lang kinh tế mới theo hướng Đông - Tây kết nối từ Thái Bình Dương (các cảng biển nước sâu của Việt Nam) sang Ấn Độ Dương (cảng Dawei của Myanmar) với khoảng cách khoảng 1.500km, trong khi đó, nếu đi theo đường biển hiện tại có chiều dài khoảng 5.500km.
Như vậy, với hướng tuyến này sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận doanh cho tuyến vận tải này.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2017, hai nước sẽ tổ chức triển khai bước tiếp theo để sớm hiện thực hóa dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc nối Thủ đô Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn, nhất là làm việc với các nhà tài trợ để kêu gọi hỗ trợ, đầu tư.
Theo nghiên cứu tiền khả thi, tổng chiều dài tuyến từ Thủ đô Viêng Chăn đến Thủ đô Hà Nội khoảng 725km. Chiều dài tuyến trên địa phận Lào khoảng 355km nghiên cứu xây dựng mới.
Địa phận Việt Nam khoảng 370km, trong đó có 65km từ cửa khẩu Thanh Thủy đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nghiên cứu xây dựng mới; 305km còn lại phía Việt Nam đã có kế hoạch để đầu tư xây dựng và dự kiến hoàn thành trước năm 2022.
Toàn tuyến được nghiên cứu theo tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h - 120km/h, tại các đoạn có địa hình đặc biệt khó khăn thiết kế với vận tốc 80km/h.
Tuyến đường sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước và tạo tiền đề để giúp Lào trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực. Việc mở ra tuyến cao tốc nối hai Thủ đô sẽ là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thế cảng biển của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Thọ, quy mô tuyến đường từ 4 - 6 làn xe, đi theo hướng tuyến Viêng Chăn - Pacxan - cửa khẩu Thanh Thủy - nút giao nối vào tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam sau này và về Nghệ An - Ninh Bình - Hà Nội. Đây là hướng tuyến ngắn nhất so với các hướng tuyến khác đã được khảo sát, nghiên cứu.
“Việt Nam và Lào rất mong Nhật Bản hỗ trợ đầu tư dự án thông qua các tổ chức như: JICA, ADB. Mong rằng, ngài Công sứ báo cáo Chính phủ Nhật Bản xem xét đề nghị này của phía Việt Nam và Lào”, Thứ trưởng Thọ bày tỏ và cho biết thêm, nếu tình hình tài chính khó khăn sẽ phân kỳ đầu tư cụ thể từng đoạn tuyến trong giai đoạn lập báo cáo khả thi.
Đáp lại lời kêu gọi hỗ trợ đầu tư, Công sứ Katsuro Nagai khẳng định sẽ tiếp tục tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về dự báo phát triển lưu lượng phương tiện, lưu lượng hàng hóa, hành khách thông qua, phương án thu hồi vốn… và báo cáo Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu, xem xét về việc hỗ trợ đầu tư dự án này.
Tuyến đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn được đánh dấu tại Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 2030 ký ngày 14/9/2015 tại Viêng Chăn.
Nếu được đầu tư, tuyến đường sẽ kết hợp với các tuyến đường bộ cao tốc khác của Thái Lan và Myanmar tạo thành một hành lang kinh tế mới theo hướng Đông - Tây kết nối từ Thái Bình Dương (các cảng biển nước sâu của Việt Nam) sang Ấn Độ Dương (cảng Dawei của Myanmar) với khoảng cách khoảng 1.500km, trong khi đó, nếu đi theo đường biển hiện tại có chiều dài khoảng 5.500km.
Như vậy, với hướng tuyến này sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận doanh cho tuyến vận tải này.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2017, hai nước sẽ tổ chức triển khai bước tiếp theo để sớm hiện thực hóa dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc nối Thủ đô Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn, nhất là làm việc với các nhà tài trợ để kêu gọi hỗ trợ, đầu tư.
Theo nghiên cứu tiền khả thi, tổng chiều dài tuyến từ Thủ đô Viêng Chăn đến Thủ đô Hà Nội khoảng 725km. Chiều dài tuyến trên địa phận Lào khoảng 355km nghiên cứu xây dựng mới.
Địa phận Việt Nam khoảng 370km, trong đó có 65km từ cửa khẩu Thanh Thủy đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nghiên cứu xây dựng mới; 305km còn lại phía Việt Nam đã có kế hoạch để đầu tư xây dựng và dự kiến hoàn thành trước năm 2022.
Toàn tuyến được nghiên cứu theo tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h - 120km/h, tại các đoạn có địa hình đặc biệt khó khăn thiết kế với vận tốc 80km/h.