Khách Trung Quốc đứng số một thế giới về tiêu tiền
Tổng mức chi của du khách Mỹ chưa bằng một nửa so với du khách Trung Quốc
Tổng số tiền mà người Trung Quốc chi tiêu khi đi du lịch nước ngoài trong năm 2016 đã tăng 12% so với năm 2015. Trong khi đó, mức chi của du khách Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới.
Trang Travel Weekly dẫn báo cáo thường niên được Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hiệp quốc (UNWTO) công bố ngày 13/4 cho biết, mức tăng chi tiêu của du khách Trung Quốc ở nước ngoài vượt mức tăng chi tiêu của du khách đến từ Mỹ, Đức, Anh và Pháp.
Trung Quốc và 4 nước này là top 5 quốc gia có người dân tiêu nhiều tiền nhất khi đi du lịch nước ngoài trong năm 2016.
Ông Taleb Rifal, Tổng thư ký UNWTO, nói dữ liệu mới được công bố là “rất đáng khích lệ”. “Cho dù có nhiều thách thức, những kết quả này phù hợp với việc số du khách quốc tế tăng 4% lên 1,2 tỷ lượt trong năm 2016”, ông Rifal phát biểu.
“Người dân trên thế giới sẽ tiếp tục háo hức đi du lịch nước ngoài, và điều này mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và các cơ hội cho phát triển”, ông Rifal nói.
Trong năm ngoái, số tiền mà du khách Trung Quốc tiêu ở nước ngoài tăng thêm 11 tỷ USD, lên mức 261 tỷ USD. Nếu tính theo đồng Nhân dân tệ, mức tăng so với năm 2015 là 12%.
Số du khách Trung Quốc ra nước ngoài, bao gồm du khách đại lục tới Hồng Kông và Macau, tăng 6% đạt 135 triệu lượt.
“Sự tăng trưởng của này của lượng du khách từ Trung Quốc mang lại lợi ích không chỉ cho nhiều điểm đến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, mà còn cho những điểm đến ở xa như Mỹ và nhiều nước châu Âu”, báo cáo của UNWTO có đoạn viết.
Các quốc gia khác ở châu Á cũng cho thấy kết quả khả quan về chi tiêu của du khách ở nước ngoài. Chi tiêu của người Hàn Quốc và người Australia khi đi du lịch nước ngoài tăng 8% trong năm 2016 so với năm 2015, đạt 27 tỷ USD mỗi nước, còn chi tiêu của du khách từ Hồng Kông tăng 5%, đạt 24 tỷ USD.
Người Mỹ chi tổng cộng 122 tỷ USD khi đi du lịch nước ngoài trong năm ngoái, tăng 8% so với năm 2015, một phần nhờ đồng USD mạnh. Tuy nhiên, tổng mức chi của du khách Mỹ chưa bằng một nửa so với du khách Trung Quốc.
Ở khu vực châu Âu, Đức, Anh, Pháp và Italy là những nước đi đầu về mức chi tiêu của người dân khi đi du lịch nước ngoài. Trong đó, mức chi của du khách Đức tăng 5%, đạt 81 tỷ USD.
Dù đồng Bảng mất giá 18% trong nửa sau của năm 2016 do tác động của sự kiện Brexit - cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) - số du khách Anh ra nước ngoài vẫn tăng 7%, đạt 70 triệu lượt, với tổng mức chi tiêu đạt gần 64 tỷ USD.
Mức chi của du khách Pháp tăng 7%, đạt gần 41 tỷ USD, trong khi mức chi của du khách Italy tăng 1%, đạt 25 tỷ USD.
Trong số những quốc gia còn lại trên thế giới, có 9 nước chứng kiến mức tăng chi tiêu hai con số của người dân khi đi du lịch nước ngoài trong năm 2016, gồm: Việt Nam (+28%), Argentina (+26%), Ai Cập (+19%), Tây Ban nha (+17%), Ấn Độ (+16%), Israel và Ukraine (+12%), Qatar và Thái Lan (+11%).
Như vậy, có thể thấy Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng chi tiêu của người dân khi đi du lịch nước ngoài trong năm ngoái.
Trong khi đó, mức chi tiêu của du khách từ Nga và Brazil giảm trong năm 2016 so với năm 2015.
Trang Travel Weekly dẫn báo cáo thường niên được Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hiệp quốc (UNWTO) công bố ngày 13/4 cho biết, mức tăng chi tiêu của du khách Trung Quốc ở nước ngoài vượt mức tăng chi tiêu của du khách đến từ Mỹ, Đức, Anh và Pháp.
Trung Quốc và 4 nước này là top 5 quốc gia có người dân tiêu nhiều tiền nhất khi đi du lịch nước ngoài trong năm 2016.
Ông Taleb Rifal, Tổng thư ký UNWTO, nói dữ liệu mới được công bố là “rất đáng khích lệ”. “Cho dù có nhiều thách thức, những kết quả này phù hợp với việc số du khách quốc tế tăng 4% lên 1,2 tỷ lượt trong năm 2016”, ông Rifal phát biểu.
“Người dân trên thế giới sẽ tiếp tục háo hức đi du lịch nước ngoài, và điều này mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và các cơ hội cho phát triển”, ông Rifal nói.
Trong năm ngoái, số tiền mà du khách Trung Quốc tiêu ở nước ngoài tăng thêm 11 tỷ USD, lên mức 261 tỷ USD. Nếu tính theo đồng Nhân dân tệ, mức tăng so với năm 2015 là 12%.
Số du khách Trung Quốc ra nước ngoài, bao gồm du khách đại lục tới Hồng Kông và Macau, tăng 6% đạt 135 triệu lượt.
“Sự tăng trưởng của này của lượng du khách từ Trung Quốc mang lại lợi ích không chỉ cho nhiều điểm đến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, mà còn cho những điểm đến ở xa như Mỹ và nhiều nước châu Âu”, báo cáo của UNWTO có đoạn viết.
Các quốc gia khác ở châu Á cũng cho thấy kết quả khả quan về chi tiêu của du khách ở nước ngoài. Chi tiêu của người Hàn Quốc và người Australia khi đi du lịch nước ngoài tăng 8% trong năm 2016 so với năm 2015, đạt 27 tỷ USD mỗi nước, còn chi tiêu của du khách từ Hồng Kông tăng 5%, đạt 24 tỷ USD.
Người Mỹ chi tổng cộng 122 tỷ USD khi đi du lịch nước ngoài trong năm ngoái, tăng 8% so với năm 2015, một phần nhờ đồng USD mạnh. Tuy nhiên, tổng mức chi của du khách Mỹ chưa bằng một nửa so với du khách Trung Quốc.
Ở khu vực châu Âu, Đức, Anh, Pháp và Italy là những nước đi đầu về mức chi tiêu của người dân khi đi du lịch nước ngoài. Trong đó, mức chi của du khách Đức tăng 5%, đạt 81 tỷ USD.
Dù đồng Bảng mất giá 18% trong nửa sau của năm 2016 do tác động của sự kiện Brexit - cử tri Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) - số du khách Anh ra nước ngoài vẫn tăng 7%, đạt 70 triệu lượt, với tổng mức chi tiêu đạt gần 64 tỷ USD.
Mức chi của du khách Pháp tăng 7%, đạt gần 41 tỷ USD, trong khi mức chi của du khách Italy tăng 1%, đạt 25 tỷ USD.
Trong số những quốc gia còn lại trên thế giới, có 9 nước chứng kiến mức tăng chi tiêu hai con số của người dân khi đi du lịch nước ngoài trong năm 2016, gồm: Việt Nam (+28%), Argentina (+26%), Ai Cập (+19%), Tây Ban nha (+17%), Ấn Độ (+16%), Israel và Ukraine (+12%), Qatar và Thái Lan (+11%).
Như vậy, có thể thấy Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng chi tiêu của người dân khi đi du lịch nước ngoài trong năm ngoái.
Trong khi đó, mức chi tiêu của du khách từ Nga và Brazil giảm trong năm 2016 so với năm 2015.