Khen Triều Tiên “biết kiềm chế”, Mỹ gợi ý đàm phán
“Tôi vui mừng khi thấy chính thể ở Bình Nhưỡng thể hiện mức độ kiềm chế nhất định mà trước đây chúng tôi chưa từng thấy”, Ngoại trưởng Mỹ nói
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 22/8 nhấn mạnh rằng Triều Tiên đã không có “những hành động gây hấn” kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc áp lệnh trừng phạt mới đối với nước này, đồng thời nói sự kiềm chế của Bình Nhưỡng có thể dẫn tới đàm phán về chương trình hạt nhân.
“Tôi vui mừng khi thấy chính thể ở Bình Nhưỡng thể hiện mức độ kiềm chế nhất định mà trước đây chúng tôi chưa từng thấy”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Tillerson phát biểu trước các nhà báo có mặt tại Bộ Ngoại giao Mỹ. “Có lẽ chúng tôi đang nhìn thấy con đường đi tới đối thoại ở một thời điểm nào đó trong tương lai gần”.
Đánh giá về Triều Tiên được ông Tillerson đưa ra tại buổi họp báo dù không hề có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này được các nhà báo tham dự đưa ra. Thay vào đó, đây là cuộc họp báo về chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump về vấn đề Afghanistan. Động thái này cho thấy ông Tillerson có thể đang phát tín hiệu và để ngỏ cánh cửa đối với Triều Tiên.
Kể từ khi Liên hiệp quốc công bố tăng cường trừng phạt Triều Tiên vào hôm 5/8, Bình Nhưỡng chưa có thêm vụ phóng tên lửa nào.
Phát biểu trên của ông Tillerson, nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ, mang tính hòa giải hơn nhiều so với những lời cảnh báo trước đó của Tổng thống Trump. Cách đây ít lâu, ông Trump dọa sẽ đáp trả bằng “hỏa lực và thịnh nộ” nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích Mỹ.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 23/8 nói rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un yêu cầu đẩy mạnh việc sản xuất động cơ chạy bằng thanh nhiên liệu và chế tạo đầu đạn hạt nhân có thể gắn lên tên lửa. Chỉ đạo này được ông Kim Jong Un đưa ra trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên.
Việc sử dụng thanh nhiên liệu thay vì nhiên liệu lỏng sẽ giúp Triều Tiên phóng tên lửa mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Triều Tiên gần đây luôn tuyên bố đã chế tạo được tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công vào đại lục Mỹ.
Bản tin của KCNA cũng cho biết ông Kim Jong Un nói sẽ chờ một thời gian nữa xem hành vi của Mỹ thế nào, rồi mới quyết định phóng tên lửa về phía Guam như kế hoạch ban đầu hay không. Đảo Guam là lãnh thổ của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương.
Trong một diễn biến khác, Mỹ ngày 22/8 công bố lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể Trung Quốc và Nga bị cho là giúp sức cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Động thái này nhằm siết chặt hơn nữa nguồn tài chính của Triều Tiên.
Lệnh trừng phạt trên của Mỹ đã vấp phải phản ứng gay gắt của Trung Quốc. Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Washingon nói rằng Mỹ nên “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” để tránh gây tổn hại đến hợp tác song phương.
Thời gian qua, ông Tillerson thường xuyên gửi những thông điệp cứng rắn đến Triều Tiên. Chẳng hạn, hồi tháng 4 ông nói Mỹ-Triều không hề sẵn sàng cho bất kỳ một cuộc đàm phán nào.
Tuy nhiên, trong mấy tuần gần đây, vị Ngoại trưởng Mỹ đã “dịu giọng” hơn với Bình Nhưỡng. Tuần trước, ông nói Mỹ đang cố gắng thúc đẩy Triều Tiên tiến tới đàm phán, cho dù nhấn mạnh rằng khả năng mở một cuộc tấn công quân sự vẫn là một lựa chọn mà Mỹ để ngỏ.
“Chúng tôi cần phải chờ xem họ làm gì, nhưng tôi muốn công nhận những bước đi mà họ đã có đến thời điểm này”, ông Tillerson nói ngày 22/8. “Tôi nghĩ việc ghi nhận những bước tiến đó là điều quan trọng”.
“Tôi vui mừng khi thấy chính thể ở Bình Nhưỡng thể hiện mức độ kiềm chế nhất định mà trước đây chúng tôi chưa từng thấy”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Tillerson phát biểu trước các nhà báo có mặt tại Bộ Ngoại giao Mỹ. “Có lẽ chúng tôi đang nhìn thấy con đường đi tới đối thoại ở một thời điểm nào đó trong tương lai gần”.
Đánh giá về Triều Tiên được ông Tillerson đưa ra tại buổi họp báo dù không hề có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này được các nhà báo tham dự đưa ra. Thay vào đó, đây là cuộc họp báo về chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump về vấn đề Afghanistan. Động thái này cho thấy ông Tillerson có thể đang phát tín hiệu và để ngỏ cánh cửa đối với Triều Tiên.
Kể từ khi Liên hiệp quốc công bố tăng cường trừng phạt Triều Tiên vào hôm 5/8, Bình Nhưỡng chưa có thêm vụ phóng tên lửa nào.
Phát biểu trên của ông Tillerson, nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ, mang tính hòa giải hơn nhiều so với những lời cảnh báo trước đó của Tổng thống Trump. Cách đây ít lâu, ông Trump dọa sẽ đáp trả bằng “hỏa lực và thịnh nộ” nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích Mỹ.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 23/8 nói rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un yêu cầu đẩy mạnh việc sản xuất động cơ chạy bằng thanh nhiên liệu và chế tạo đầu đạn hạt nhân có thể gắn lên tên lửa. Chỉ đạo này được ông Kim Jong Un đưa ra trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên.
Việc sử dụng thanh nhiên liệu thay vì nhiên liệu lỏng sẽ giúp Triều Tiên phóng tên lửa mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Triều Tiên gần đây luôn tuyên bố đã chế tạo được tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công vào đại lục Mỹ.
Bản tin của KCNA cũng cho biết ông Kim Jong Un nói sẽ chờ một thời gian nữa xem hành vi của Mỹ thế nào, rồi mới quyết định phóng tên lửa về phía Guam như kế hoạch ban đầu hay không. Đảo Guam là lãnh thổ của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương.
Trong một diễn biến khác, Mỹ ngày 22/8 công bố lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể Trung Quốc và Nga bị cho là giúp sức cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Động thái này nhằm siết chặt hơn nữa nguồn tài chính của Triều Tiên.
Lệnh trừng phạt trên của Mỹ đã vấp phải phản ứng gay gắt của Trung Quốc. Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Washingon nói rằng Mỹ nên “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” để tránh gây tổn hại đến hợp tác song phương.
Thời gian qua, ông Tillerson thường xuyên gửi những thông điệp cứng rắn đến Triều Tiên. Chẳng hạn, hồi tháng 4 ông nói Mỹ-Triều không hề sẵn sàng cho bất kỳ một cuộc đàm phán nào.
Tuy nhiên, trong mấy tuần gần đây, vị Ngoại trưởng Mỹ đã “dịu giọng” hơn với Bình Nhưỡng. Tuần trước, ông nói Mỹ đang cố gắng thúc đẩy Triều Tiên tiến tới đàm phán, cho dù nhấn mạnh rằng khả năng mở một cuộc tấn công quân sự vẫn là một lựa chọn mà Mỹ để ngỏ.
“Chúng tôi cần phải chờ xem họ làm gì, nhưng tôi muốn công nhận những bước đi mà họ đã có đến thời điểm này”, ông Tillerson nói ngày 22/8. “Tôi nghĩ việc ghi nhận những bước tiến đó là điều quan trọng”.