Khi chủ tịch công ty “năn nỉ” cổ đông đừng bán
Hôm 8/6, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) cho đăng tải một mẩu thông tin đặc sắc
Hôm 8/6, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) cho đăng tải một mẩu thông tin đặc sắc: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) gửi thư “mong rằng quý cổ đông giữ cổ phiếu của mình, chỉ bán khi giá cổ phiếu lớn hơn mệnh giá”!
Không hiểu sao bức thư lại đề ngày 9/5, tức là được gửi đi muộn gần một tháng.
Lục trong website chính thức của SBA, hóa ra bức thư được đăng tải từ ngày 14/5. Vài phiên trước ngày đăng, SBA cũng nhúc nhích từ mức 5.700 đồng/cổ phiếu (ngày 9/5) lên cao nhất 6.300 đồng/cổ phiếu (ngày 17/5). Không biết có phải những lời lẽ trong thư đã đỡ giá cho cổ phiếu này?
Theo số liệu của SBA, cổ đông nắm giữ dưới 3.000 cổ phiếu chiếm số lượng lớn tới 4.091 người, giá trị trung bình dưới 10 triệu đồng một cổ đông. Tính toán thanh khoản và quy mô lệnh, vị chủ tịch Hội đồng quản trị cho rằng số cổ đông nhỏ lẻ bán ra là chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các “nhà đầu cơ” thao túng, dẫn đến giá trị cổ phiếu SBA giảm, không phản ánh đúng giá trị thực.
Kết luận trên sẽ là rất “gợn” vì cho rằng có thể hiện tượng thao túng giá khiến SBA xuống dưới giá trị thực. Nếu thế hóa ra cổ đông nhỏ lẻ đang làm hại doanh nghiệp. Chưa hết, vị chủ tịch còn đề xuất cổ đông hãy giữ cổ phiếu của mình, chỉ bán khi giá cổ phiếu lớn hơn mệnh giá. “Nếu bán dưới mệnh giá, quý cổ đông ủy quyền cho công ty, để công ty bán bằng mệnh giá”!
Khoan hãy nói chuyện khó tưởng tượng về vấn đề pháp lý khi ủy quyền chưa từng có tiền lệ này, nếu quả vị chủ tịch có thể đảm bảo giữ lời hứa, chắc chắn cổ đông sẽ ào ào xô đến. Chẳng tội gì phải bán SBA trên sàn với giá 6.00 đồng (giá ngày 9/6), cứ chạy qua công ty, sẽ bán được với giá 10.000 đồng. Không biết khi bức thư này “ngấm” vào cổ đông, liệu có sóng lớn với SBA vì đảo nhanh qua sàn mua vào rồi ủy quyền cho công ty cũng kiếm được đâu đó 30-40% lợi nhuận!
Nguyên nhân của việc kêu gọi nói trên là một thông tin khá mập mờ được nêu lên trong thư: “Hiện nay, có vài đối tác muốn mua lại cổ phiếu SBA với khối lượng rất lớn bằng mệnh giá. Công ty sẽ thay mặt để làm việc với cơ quan chức năng và đối tác muốn mua”.
Liệu thông tin được công bố công khai nói trên (thư gửi cổ đông) có được đảm bảo sẽ thành hiện thực? Nếu không thành hiện thực, thông tin trên có thể là một tin đồn. Nếu ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, liệu trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Một điểm cũng hết sức thú vị là website của SBA có đăng tải mẫu “Giấy đồng ý bán cổ phần SBA theo mệnh giá”. Có lẽ tất cả các công ty đang có cổ phiếu dưới mệnh giá nên lưu lại mẫu “Giấy đồng ý” này (thực chất cũng không biết gọi là mẫu gì) vì rất có thể sẽ phải dùng đến trong tương lai.
Nội dung mẫu “Giấy đồng ý” cũng khá đặc sắc: cổ đông đồng ý giao cho SBA bán lại X cổ phần bằng mệnh giá khi SBA thỏa thuận được với đối tác. Thời gian từ ngày 1/6/2011 đến 30/9/2011. Các chi phí liên quan (nếu có) cho giao dịch này (khoảng 0,15% trên giá trị giao dịch), cổ đông đồng ý thanh toán lại cho SBA. Để đảm bảo, cổ đông sẽ phải đính kèm giấy xác nhận sử hữu cổ phiếu SBA của công ty chứng khoán.
Thứ nhất, không biết công ty chứng khoán có đồng ý xác nhận sở hữu cho cổ đông hay không và tính pháp lý của xác nhận đó như thế nào trong trường hợp này. Thứ hai, giao dịch với cổ phiếu niêm yết phải qua hệ thống thì làm sao công ty có thể thay mặt cổ đông mà bán được? Thứ ba, nếu không phải là chào mua công khai thì làm sao để cổ đông bán được theo đúng ý vì nếu mua qua khớp lệnh thông thường thì ai cũng có thể khớp được. Thứ tư, nếu quá thời hạn trên mà Công ty không đàm phán được với đối tác thì xử lý thế nào?
Nhìn “thoáng” hơn, có lẽ bức thư của vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBA cũng chỉ nhằm giúp cổ đông an tâm hơn khi nắm giữ cổ phiếu. Lời kêu gọi không bán dưới mệnh giá cũng chỉ với tư cách cá nhân. Tuy nhiên việc thông tin mập mờ thì không nên và có thể phạm luật.
Không hiếm cổ phiếu niêm yết hiện đã rơi xuống dưới mệnh giá như SBA. Việc cổ đông muốn bán giá đó là điều bình thường và càng là cổ đông nhỏ lẻ lại càng nên cơ cấu lại danh mục khi có điều kiện. Không phải nhà đầu tư nào cũng muốn nắm giữ dài hạn với SBA, trong khi cơ hội đầu cơ lại ít. Việc bán đi để bỏ tiền vào cổ phiếu mạnh hơn là chiến thuật đúng đắn.
Đó là chưa kể đến tương đương mức giá với SBA, có thể lựa chọn cổ phiếu khác tốt hơn về mặt chỉ số cơ bản lẫn lịch sử tính đầu cơ cao. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2011 của SBA chỉ có hơn 34 triệu đồng, cổ tức vừa trả có 350 đồng cho mỗi cổ phiếu. Đó là chưa kể tình hình tài chính đáng quan tâm với số nợ ngắn hạn lớn.
Việc đại diện doanh nghiệp công bố thông tin giúp cổ đông hiểu rõ thực trạng của công ty là điều rất đáng biểu dương. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ dự án, những thông tin tài chính quan trọng hơn là đưa ra những lời hứa hẹn hay đảm bảo mơ hồ. Nếu công ty thực sự có giá trị, sớm muộn rồi cũng có những nhà đầu tư phát hiện ra.
Không hiểu sao bức thư lại đề ngày 9/5, tức là được gửi đi muộn gần một tháng.
Lục trong website chính thức của SBA, hóa ra bức thư được đăng tải từ ngày 14/5. Vài phiên trước ngày đăng, SBA cũng nhúc nhích từ mức 5.700 đồng/cổ phiếu (ngày 9/5) lên cao nhất 6.300 đồng/cổ phiếu (ngày 17/5). Không biết có phải những lời lẽ trong thư đã đỡ giá cho cổ phiếu này?
Theo số liệu của SBA, cổ đông nắm giữ dưới 3.000 cổ phiếu chiếm số lượng lớn tới 4.091 người, giá trị trung bình dưới 10 triệu đồng một cổ đông. Tính toán thanh khoản và quy mô lệnh, vị chủ tịch Hội đồng quản trị cho rằng số cổ đông nhỏ lẻ bán ra là chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các “nhà đầu cơ” thao túng, dẫn đến giá trị cổ phiếu SBA giảm, không phản ánh đúng giá trị thực.
Kết luận trên sẽ là rất “gợn” vì cho rằng có thể hiện tượng thao túng giá khiến SBA xuống dưới giá trị thực. Nếu thế hóa ra cổ đông nhỏ lẻ đang làm hại doanh nghiệp. Chưa hết, vị chủ tịch còn đề xuất cổ đông hãy giữ cổ phiếu của mình, chỉ bán khi giá cổ phiếu lớn hơn mệnh giá. “Nếu bán dưới mệnh giá, quý cổ đông ủy quyền cho công ty, để công ty bán bằng mệnh giá”!
Khoan hãy nói chuyện khó tưởng tượng về vấn đề pháp lý khi ủy quyền chưa từng có tiền lệ này, nếu quả vị chủ tịch có thể đảm bảo giữ lời hứa, chắc chắn cổ đông sẽ ào ào xô đến. Chẳng tội gì phải bán SBA trên sàn với giá 6.00 đồng (giá ngày 9/6), cứ chạy qua công ty, sẽ bán được với giá 10.000 đồng. Không biết khi bức thư này “ngấm” vào cổ đông, liệu có sóng lớn với SBA vì đảo nhanh qua sàn mua vào rồi ủy quyền cho công ty cũng kiếm được đâu đó 30-40% lợi nhuận!
Nguyên nhân của việc kêu gọi nói trên là một thông tin khá mập mờ được nêu lên trong thư: “Hiện nay, có vài đối tác muốn mua lại cổ phiếu SBA với khối lượng rất lớn bằng mệnh giá. Công ty sẽ thay mặt để làm việc với cơ quan chức năng và đối tác muốn mua”.
Liệu thông tin được công bố công khai nói trên (thư gửi cổ đông) có được đảm bảo sẽ thành hiện thực? Nếu không thành hiện thực, thông tin trên có thể là một tin đồn. Nếu ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, liệu trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Một điểm cũng hết sức thú vị là website của SBA có đăng tải mẫu “Giấy đồng ý bán cổ phần SBA theo mệnh giá”. Có lẽ tất cả các công ty đang có cổ phiếu dưới mệnh giá nên lưu lại mẫu “Giấy đồng ý” này (thực chất cũng không biết gọi là mẫu gì) vì rất có thể sẽ phải dùng đến trong tương lai.
Nội dung mẫu “Giấy đồng ý” cũng khá đặc sắc: cổ đông đồng ý giao cho SBA bán lại X cổ phần bằng mệnh giá khi SBA thỏa thuận được với đối tác. Thời gian từ ngày 1/6/2011 đến 30/9/2011. Các chi phí liên quan (nếu có) cho giao dịch này (khoảng 0,15% trên giá trị giao dịch), cổ đông đồng ý thanh toán lại cho SBA. Để đảm bảo, cổ đông sẽ phải đính kèm giấy xác nhận sử hữu cổ phiếu SBA của công ty chứng khoán.
Thứ nhất, không biết công ty chứng khoán có đồng ý xác nhận sở hữu cho cổ đông hay không và tính pháp lý của xác nhận đó như thế nào trong trường hợp này. Thứ hai, giao dịch với cổ phiếu niêm yết phải qua hệ thống thì làm sao công ty có thể thay mặt cổ đông mà bán được? Thứ ba, nếu không phải là chào mua công khai thì làm sao để cổ đông bán được theo đúng ý vì nếu mua qua khớp lệnh thông thường thì ai cũng có thể khớp được. Thứ tư, nếu quá thời hạn trên mà Công ty không đàm phán được với đối tác thì xử lý thế nào?
Nhìn “thoáng” hơn, có lẽ bức thư của vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBA cũng chỉ nhằm giúp cổ đông an tâm hơn khi nắm giữ cổ phiếu. Lời kêu gọi không bán dưới mệnh giá cũng chỉ với tư cách cá nhân. Tuy nhiên việc thông tin mập mờ thì không nên và có thể phạm luật.
Không hiếm cổ phiếu niêm yết hiện đã rơi xuống dưới mệnh giá như SBA. Việc cổ đông muốn bán giá đó là điều bình thường và càng là cổ đông nhỏ lẻ lại càng nên cơ cấu lại danh mục khi có điều kiện. Không phải nhà đầu tư nào cũng muốn nắm giữ dài hạn với SBA, trong khi cơ hội đầu cơ lại ít. Việc bán đi để bỏ tiền vào cổ phiếu mạnh hơn là chiến thuật đúng đắn.
Đó là chưa kể đến tương đương mức giá với SBA, có thể lựa chọn cổ phiếu khác tốt hơn về mặt chỉ số cơ bản lẫn lịch sử tính đầu cơ cao. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2011 của SBA chỉ có hơn 34 triệu đồng, cổ tức vừa trả có 350 đồng cho mỗi cổ phiếu. Đó là chưa kể tình hình tài chính đáng quan tâm với số nợ ngắn hạn lớn.
Việc đại diện doanh nghiệp công bố thông tin giúp cổ đông hiểu rõ thực trạng của công ty là điều rất đáng biểu dương. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tiến độ dự án, những thông tin tài chính quan trọng hơn là đưa ra những lời hứa hẹn hay đảm bảo mơ hồ. Nếu công ty thực sự có giá trị, sớm muộn rồi cũng có những nhà đầu tư phát hiện ra.