Khi công ty ngại lên sàn chứng khoán
Sự trì hoãn lên sàn của doanh nghiệp khiến cho cổ đông buồn một nhưng thị trường buồn mười
Mùa đại hội cổ đông năm nay tiếp tục chứng kiến sự trì hoãn niêm yết cổ phiếu của nhiều công ty đại chúng. Sau làn sóng lên sàn giai đoạn 2006, 2007, 2008, giờ đây, không ít lãnh đạo doanh nghiệp tìm mọi cách để thoái lui việc niêm yết, dù cổ đông tha thiết mong mỏi. Chọn giải pháp ẩn mình trong “bóng tối” của nhiều công ty đại chúng trong lúc này liệu có phải là sự lựa chọn tốt?
Nhiều công ty khi muốn chứng minh sự minh bạch với công chúng đầu tư, muốn tìm nguồn vốn rẻ và nhiều cho đầu tư phát triển, đã chọn thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau khi quan sát thị trường vài năm, nhiều doanh nghiệp đã nghĩ lại.
Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa là công ty đầu tiên của Hà Nội thực hiện thí điểm cổ phần hóa vào năm 1994. Tính đến nay, Hanel xốp nhựa đã trở thành 1 trong số ít doanh nghiệp có thâm niên gần 20 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Tuy nhiên, hình ảnh của Hanel xốp nhựa trên sàn chứng khoán vẫn khá mờ nhạt bởi điều mà nhiều cổ đông mong mỏi và trông ngóng 5 năm nay là cổ phiếu Hanel xốp nhựa được niêm yết, lại chưa thành hiện thực. “Đây là một điều đáng buồn và cho thấy tư duy ngại niêm yết, ngại minh bạch của ban lãnh đạo”, một cổ đông cho biết.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa diễn ra vào giữa tháng 6 vừa qua, các cổ đông lại một lần nữa đề nghị Ban lãnh đạo công ty chốt thời hạn niêm yết trong năm 2012. Mặc dù kế hoạch niêm yết của Công ty đã đặt ra từ nhiều năm trước, từ năm 2007, nhưng cho đến nay Hanel xốp nhựa vẫn chưa niêm yết được.
“Công ty nên tự tin niêm yết càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn niêm yết từ năm 2007 đến nay khiến cho thanh khoản của cổ phiếu thấp, khó giao dịch, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông”, một cổ đông bức xúc nói. Tuy nhiên, đề nghị này của các cổ đông không nhận được sự ủng hộ từ Ban lãnh đạo.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa, cho rằng: công ty chưa nên niêm yết tại thời điểm này vì sợ rằng khi niêm yết giá cổ phiếu có thể thấp, không đáp ứng được mục tiêu chính của công ty là niêm yết để huy động vốn. Hội đồng Quản trị cũng đã xem xét rất kỹ các văn bản pháp luật và các đơn vị tư vấn và quyết định lùi kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Cũng theo ông Cường, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở thời điểm này đang rất khó khăn, nếu niêm yết có thể gây thiệt hại cho cổ đông bởi giá trị sổ sách của Hanel xốp nhựa là 14.000 đồng/cổ phiếu.
Hanel xốp nhựa chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp đại chúng hiện nay chỉ muốn ở ngoài sàn chứng khoán. Ngoài lý do khách quan được đưa ra là: thị trường chứng khoán sụt giảm, thì lý do quan trọng khác là: ngại sự kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, ngại phải thực hiện chế độ công bố thông tin khi trở thành công ty niêm yết và ngại cả việc bị thâu tóm bất ngờ.
Rất nhiều doanh nghiệp hồ hởi với kế hoạch IPO, rồi lên sàn cách đây 4,5 năm, bao nhiêu giờ “biệt tăm”. Sau khi IPO thành công, ngay cả các “ông lớn” như: Habeco, Sabeco, BIDV, Petrolimex... cũng cảm thấy e ngại khi lên sàn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây cũng cho biết sẽ hoãn kế hoạch niêm yết tới cuối quý 3/2012 do đà suy giảm của chỉ số VN-Index trong thời gian qua, thay vì dự định vào tháng 6.
Theo lãnh đạo BIDV, tình hình thị trường chứng khoán không thực sự thuận lợi vì thế niêm yết trong thời điểm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị cổ phiếu cũng như ảnh hưởng tới cổ đông và nhà đầu tư.ngân hàng này sẽ niêm yết vào ngày 30/09, với hy vọng xu hướng thị trường sẽ trở nên rõ ràng hơn trong quý 3 và sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm nay.
Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty Cổ phần bia Sài Gòn (Sabeco) năm 2012 cũng chưa quyết việc lên sàn, dù kế hoạch này được đưa ra từ cách đây mấy năm. Theo đó, thời điểm niêm yết cụ thể của Sabeco vẫn để ngỏ, và phương hướng triển khai kế hoạch niêm yết được hé lộ ngay khi cổ đông Nhà nước bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thành công.
Sự khó khăn của thị trường chứng khoán kéo dài trong 3 năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn của nhiều doanh nghiệp niêm yết, từ đó làm xấu” đi ít nhiều hình ảnh đẹp của thị trường chứng khoán trong những năm 2005-2006 với những kỷ lục về một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Sau “cơn mưa vàng” về huy động vốn, giờ đây những thất bại của các đợt huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang làm nản long không chỉ các doanh nghiệp niêm yết mà tác động tới các doanh nghiệp ngoài sàn. Nhiều doanh nghiệp đã nói lời từ chối với niêm yết dù hội đủ các điều kiện và các cổ đông đều mong mỏi, đồng lòng. Sự trì hoãn lên sàn của doanh nghiệp khiến cho cổ đông buồn một nhưng thị trường buồn mười...
Nhiều công ty khi muốn chứng minh sự minh bạch với công chúng đầu tư, muốn tìm nguồn vốn rẻ và nhiều cho đầu tư phát triển, đã chọn thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau khi quan sát thị trường vài năm, nhiều doanh nghiệp đã nghĩ lại.
Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa là công ty đầu tiên của Hà Nội thực hiện thí điểm cổ phần hóa vào năm 1994. Tính đến nay, Hanel xốp nhựa đã trở thành 1 trong số ít doanh nghiệp có thâm niên gần 20 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Tuy nhiên, hình ảnh của Hanel xốp nhựa trên sàn chứng khoán vẫn khá mờ nhạt bởi điều mà nhiều cổ đông mong mỏi và trông ngóng 5 năm nay là cổ phiếu Hanel xốp nhựa được niêm yết, lại chưa thành hiện thực. “Đây là một điều đáng buồn và cho thấy tư duy ngại niêm yết, ngại minh bạch của ban lãnh đạo”, một cổ đông cho biết.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa diễn ra vào giữa tháng 6 vừa qua, các cổ đông lại một lần nữa đề nghị Ban lãnh đạo công ty chốt thời hạn niêm yết trong năm 2012. Mặc dù kế hoạch niêm yết của Công ty đã đặt ra từ nhiều năm trước, từ năm 2007, nhưng cho đến nay Hanel xốp nhựa vẫn chưa niêm yết được.
“Công ty nên tự tin niêm yết càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn niêm yết từ năm 2007 đến nay khiến cho thanh khoản của cổ phiếu thấp, khó giao dịch, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông”, một cổ đông bức xúc nói. Tuy nhiên, đề nghị này của các cổ đông không nhận được sự ủng hộ từ Ban lãnh đạo.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel xốp nhựa, cho rằng: công ty chưa nên niêm yết tại thời điểm này vì sợ rằng khi niêm yết giá cổ phiếu có thể thấp, không đáp ứng được mục tiêu chính của công ty là niêm yết để huy động vốn. Hội đồng Quản trị cũng đã xem xét rất kỹ các văn bản pháp luật và các đơn vị tư vấn và quyết định lùi kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Cũng theo ông Cường, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán ở thời điểm này đang rất khó khăn, nếu niêm yết có thể gây thiệt hại cho cổ đông bởi giá trị sổ sách của Hanel xốp nhựa là 14.000 đồng/cổ phiếu.
Hanel xốp nhựa chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp đại chúng hiện nay chỉ muốn ở ngoài sàn chứng khoán. Ngoài lý do khách quan được đưa ra là: thị trường chứng khoán sụt giảm, thì lý do quan trọng khác là: ngại sự kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, ngại phải thực hiện chế độ công bố thông tin khi trở thành công ty niêm yết và ngại cả việc bị thâu tóm bất ngờ.
Rất nhiều doanh nghiệp hồ hởi với kế hoạch IPO, rồi lên sàn cách đây 4,5 năm, bao nhiêu giờ “biệt tăm”. Sau khi IPO thành công, ngay cả các “ông lớn” như: Habeco, Sabeco, BIDV, Petrolimex... cũng cảm thấy e ngại khi lên sàn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây cũng cho biết sẽ hoãn kế hoạch niêm yết tới cuối quý 3/2012 do đà suy giảm của chỉ số VN-Index trong thời gian qua, thay vì dự định vào tháng 6.
Theo lãnh đạo BIDV, tình hình thị trường chứng khoán không thực sự thuận lợi vì thế niêm yết trong thời điểm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị cổ phiếu cũng như ảnh hưởng tới cổ đông và nhà đầu tư.ngân hàng này sẽ niêm yết vào ngày 30/09, với hy vọng xu hướng thị trường sẽ trở nên rõ ràng hơn trong quý 3 và sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm nay.
Đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty Cổ phần bia Sài Gòn (Sabeco) năm 2012 cũng chưa quyết việc lên sàn, dù kế hoạch này được đưa ra từ cách đây mấy năm. Theo đó, thời điểm niêm yết cụ thể của Sabeco vẫn để ngỏ, và phương hướng triển khai kế hoạch niêm yết được hé lộ ngay khi cổ đông Nhà nước bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thành công.
Sự khó khăn của thị trường chứng khoán kéo dài trong 3 năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn của nhiều doanh nghiệp niêm yết, từ đó làm xấu” đi ít nhiều hình ảnh đẹp của thị trường chứng khoán trong những năm 2005-2006 với những kỷ lục về một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Sau “cơn mưa vàng” về huy động vốn, giờ đây những thất bại của các đợt huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang làm nản long không chỉ các doanh nghiệp niêm yết mà tác động tới các doanh nghiệp ngoài sàn. Nhiều doanh nghiệp đã nói lời từ chối với niêm yết dù hội đủ các điều kiện và các cổ đông đều mong mỏi, đồng lòng. Sự trì hoãn lên sàn của doanh nghiệp khiến cho cổ đông buồn một nhưng thị trường buồn mười...