Khi doanh nghiệp hết tiền
Bài viết nêu lên một số cách ứng phó với tình trạng khó khăn tài chính trong doanh nghiệp, từ góc độ của doanh nghiệp đó
Để thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, doanh nghiệp cần có một lượng tiền đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn và phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Việc hàng loạt các tên tuổi lớn trong ngành tài chính của Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, tiếp sau đó, hàng loạt các thương vụ M&A trị giá hàng tỉ Đô la Mỹ đã được thực hiện là dịp để giới doanh nhân Việt Nam rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Bài viết nêu lên một số cách ứng phó với tình trạng khó khăn tài chính trong doanh nghiệp, từ góc độ của doanh nghiệp đó.
Tình trạng khó khăn về tài chính (financial distress) được định nghĩa là tình trạng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn như tiền gốc và lãi vay ngân hàng, tiền hàng cho nhà cung cấp, tiền lương cho công nhân...
Khó khăn về tài chính là chuyện không ai muốn, thế nhưng khi trở thành một người có lợi ích liên quan, chúng ta phải tìm cách xử lý nó theo cách tốt nhất có thể. Người có lợi ích liên quan ở đây có thể chính là các cổ đông, đội ngũ quản lý của các công ty, các ngân hàng, hoặc đơn giản là những người lao động trong các doanh nghiệp không có khả năng trả lương trong một thời gian dài.
Chúng ta hãy thử tìm một số giải pháp cho vấn đề này từ góc độ doanh nghiệp (cổ đông và đội ngũ quản lý).
Trường hợp xấu nhất doanh nghiệp bị tòa tuyên bố phá sản, các cổ đông sẽ là người sau cùng nhận được những gì còn sót lại sau khi thanh toán cho tòa án (án phí), người lao động, các chủ nợ...
Trong hầu hết các trường hợp, phần còn sót lại chỉ bằng không vì số lượng nợ thường lớn hơn giá trị thu được từ việc thanh lý tài sản công ty. Do đó, hướng giải quyết có lợi nhất cho các cổ đông và cả người lao động trong doanh nghiệp là cố gắng bằng mọi cách đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính thay vì bị phá sản.
Để thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, điều mà doanh nghiệp cần là một lượng tiền đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn và cho các hoạt động của doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp có khả năng tự tạo ra một dòng tiền để tài trợ cho chính hoạt động của mình, kể cả việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong giai đoạn đó. Để tăng khả năng thành công của nỗ lực xoay chuyển tình thế này, doanh nghiệp cần thực hiện một số việc sau:
Trước hết, doanh nghiệp cần lập ngay kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế hiệu quả và thuyết phục. Kế hoạch này bao gồm nhiều điểm, trong đó các điểm chính bao gồm ước lượng số tiền cần thiết để đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, các nguồn tài trợ dự kiến, và các biện pháp quản lý khác.
Các biện pháp thường được sử dụng trong những kế hoạch tương tự bao gồm:
- Cắt giảm các khoản chi phí, giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí ở mức tối đa có thể, kể cả việc giảm quy mô hoạt động.
- Thay đổi chính sách quản lý dòng tiền của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể giảm áp lực về vốn lưu động trong giai đoạn khó khăn bằng cách thay đổi một số chính sách như giảm thời gian cho khách hàng trả chậm, tăng thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, tăng vòng quay tồn kho...
- Bán bớt tài sản của doanh nghiệp: Các tài sản dư thừa từ việc giảm quy mô hoạt động có thể đem bán và dùng số tiền bán được để trả bớt các khoản nợ nhằm giảm áp lực tài chính lên doanh nghiệp. Điều lưu ý là bán tài sản như một thực thể đang hoạt động bao giờ cũng được giá tốt hơn là bán các tài sản rời rạc như bán thanh lý. Do đó, một cách tốt để bán bớt tài sản trong trường hợp này là tách những bộ phận muốn bán thành một doanh nghiệp riêng rẽ, và bán doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các nhà tư vấn chuyên nghiệp.
- Bán bớt cổ phần cho đối tác chiến lược: Mặc dù không phải ai cũng sẵn lòng bỏ tiền vào một công ty đang đối mặt với rủi ro phá sản cao, nhưng một doanh nghiệp có kiến thức chuyên môn cùng ngành với doanh nghiệp gặp khó khăn, có năng lực quản lý và tài chính tốt sẽ là người sẵn lòng nhất trong việc mua lại doanh nghiệp đang gặp khó khăn này, và cũng là người sẵn lòng trả giá cao nhất có thể. Logic vấn đề ở chỗ họ có thể mua lại doanh nghiệp đó với giá hợp lý, với kinh nghiệm và khả năng quản lý sẵn có, họ có khả năng đưa doanh nghiệp gặp khó khăn trở lại hoạt động mạnh khỏe và làm ăn có lãi. Qua giao dịch này, công ty đi mua sẽ có khả năng kiếm được các khoản lợi từ việc tăng giá trị công ty được mua lại, và từ lợi ích cộng hưởng đạt được do kết hợp hai công ty lại với nhau.
- Phát hành thêm trái phiếu và/hoặc cổ phiếu ra công chúng: Về lý thuyết đây cũng là một chọn lựa. Tuy nhiên, trong thực tế, ít công ty nào đang trong tình trạng khó khăn về tài chính lại có thể đáp ứng được các yêu cầu pháp lý để đủ điều kiện phát hành thêm. Ngay cả trong trường hợp đủ điều kiện pháp lý để phát hành, ít nhà đầu tư nào sẵn lòng bỏ tiền vô những công ty như vậy.
- Các giải pháp khác về quản lý và công nghệ đi kèm: Hầu hết các biện pháp kể trên là nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ thiếu tính thực tiễn và khả thi nếu không được đi kèm với các biện pháp về quản lý và công nghệ khác chẳng hạn như những biện pháp để duy trì doanh thu ở mức cần thiết, nâng cao năng suất lao động, duy trì tinh thần làm việc tốt của cán bộ công nhân viên...
Sau khi đã hoàn tất kế hoạch trên, hãy đến gặp các chủ nợ và xin họ gia hạn các khoản nợ, và trì hoãn việc yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này thoạt nghe có vẻ nực cười, vì nó giống như “chưa đánh đã khai.” Tuy nhiên, nếu liên tục không trả được nợ đến hạn, và không có giải thích lẫn kế hoạch khắc phục, chủ nợ sẽ yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi đó, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Việc giãn nợ và chậm yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ giúp giảm áp lực tài chính trước mắt, tránh gây hoảng loạn trong doanh nghiệp và trên thị trường. Để thuyết phục được các chủ nợ, hãy trình bày kế hoạch trên với họ. Nếu không có kế hoạch cụ thể, các chủ nợ sẽ rất khó chấp nhận yêu cầu của doanh nghiệp.
Bước kế tiếp là phải nỗ lực thực hiện thành công kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế đã lập. Nếu thành công, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, trở lại tình trạng hoạt động mạnh khỏe. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành các thủ tục phá sản theo luật định hoặc một cách tự nguyện hoặc do các chủ nợ yêu cầu.
Trên đây là một số hướng giải quyết tổng quát đối với một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Các bước giải quyết cụ thể cần được thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong Luật Phá sản doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam.
Nguyễn Văn Toàn - Delta Partner (TBKTSG)
Việc hàng loạt các tên tuổi lớn trong ngành tài chính của Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, tiếp sau đó, hàng loạt các thương vụ M&A trị giá hàng tỉ Đô la Mỹ đã được thực hiện là dịp để giới doanh nhân Việt Nam rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Bài viết nêu lên một số cách ứng phó với tình trạng khó khăn tài chính trong doanh nghiệp, từ góc độ của doanh nghiệp đó.
Tình trạng khó khăn về tài chính (financial distress) được định nghĩa là tình trạng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn như tiền gốc và lãi vay ngân hàng, tiền hàng cho nhà cung cấp, tiền lương cho công nhân...
Khó khăn về tài chính là chuyện không ai muốn, thế nhưng khi trở thành một người có lợi ích liên quan, chúng ta phải tìm cách xử lý nó theo cách tốt nhất có thể. Người có lợi ích liên quan ở đây có thể chính là các cổ đông, đội ngũ quản lý của các công ty, các ngân hàng, hoặc đơn giản là những người lao động trong các doanh nghiệp không có khả năng trả lương trong một thời gian dài.
Chúng ta hãy thử tìm một số giải pháp cho vấn đề này từ góc độ doanh nghiệp (cổ đông và đội ngũ quản lý).
Trường hợp xấu nhất doanh nghiệp bị tòa tuyên bố phá sản, các cổ đông sẽ là người sau cùng nhận được những gì còn sót lại sau khi thanh toán cho tòa án (án phí), người lao động, các chủ nợ...
Trong hầu hết các trường hợp, phần còn sót lại chỉ bằng không vì số lượng nợ thường lớn hơn giá trị thu được từ việc thanh lý tài sản công ty. Do đó, hướng giải quyết có lợi nhất cho các cổ đông và cả người lao động trong doanh nghiệp là cố gắng bằng mọi cách đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính thay vì bị phá sản.
Để thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, điều mà doanh nghiệp cần là một lượng tiền đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn và cho các hoạt động của doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp có khả năng tự tạo ra một dòng tiền để tài trợ cho chính hoạt động của mình, kể cả việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong giai đoạn đó. Để tăng khả năng thành công của nỗ lực xoay chuyển tình thế này, doanh nghiệp cần thực hiện một số việc sau:
Trước hết, doanh nghiệp cần lập ngay kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế hiệu quả và thuyết phục. Kế hoạch này bao gồm nhiều điểm, trong đó các điểm chính bao gồm ước lượng số tiền cần thiết để đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, các nguồn tài trợ dự kiến, và các biện pháp quản lý khác.
Các biện pháp thường được sử dụng trong những kế hoạch tương tự bao gồm:
- Cắt giảm các khoản chi phí, giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí ở mức tối đa có thể, kể cả việc giảm quy mô hoạt động.
- Thay đổi chính sách quản lý dòng tiền của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể giảm áp lực về vốn lưu động trong giai đoạn khó khăn bằng cách thay đổi một số chính sách như giảm thời gian cho khách hàng trả chậm, tăng thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, tăng vòng quay tồn kho...
- Bán bớt tài sản của doanh nghiệp: Các tài sản dư thừa từ việc giảm quy mô hoạt động có thể đem bán và dùng số tiền bán được để trả bớt các khoản nợ nhằm giảm áp lực tài chính lên doanh nghiệp. Điều lưu ý là bán tài sản như một thực thể đang hoạt động bao giờ cũng được giá tốt hơn là bán các tài sản rời rạc như bán thanh lý. Do đó, một cách tốt để bán bớt tài sản trong trường hợp này là tách những bộ phận muốn bán thành một doanh nghiệp riêng rẽ, và bán doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các nhà tư vấn chuyên nghiệp.
- Bán bớt cổ phần cho đối tác chiến lược: Mặc dù không phải ai cũng sẵn lòng bỏ tiền vào một công ty đang đối mặt với rủi ro phá sản cao, nhưng một doanh nghiệp có kiến thức chuyên môn cùng ngành với doanh nghiệp gặp khó khăn, có năng lực quản lý và tài chính tốt sẽ là người sẵn lòng nhất trong việc mua lại doanh nghiệp đang gặp khó khăn này, và cũng là người sẵn lòng trả giá cao nhất có thể. Logic vấn đề ở chỗ họ có thể mua lại doanh nghiệp đó với giá hợp lý, với kinh nghiệm và khả năng quản lý sẵn có, họ có khả năng đưa doanh nghiệp gặp khó khăn trở lại hoạt động mạnh khỏe và làm ăn có lãi. Qua giao dịch này, công ty đi mua sẽ có khả năng kiếm được các khoản lợi từ việc tăng giá trị công ty được mua lại, và từ lợi ích cộng hưởng đạt được do kết hợp hai công ty lại với nhau.
- Phát hành thêm trái phiếu và/hoặc cổ phiếu ra công chúng: Về lý thuyết đây cũng là một chọn lựa. Tuy nhiên, trong thực tế, ít công ty nào đang trong tình trạng khó khăn về tài chính lại có thể đáp ứng được các yêu cầu pháp lý để đủ điều kiện phát hành thêm. Ngay cả trong trường hợp đủ điều kiện pháp lý để phát hành, ít nhà đầu tư nào sẵn lòng bỏ tiền vô những công ty như vậy.
- Các giải pháp khác về quản lý và công nghệ đi kèm: Hầu hết các biện pháp kể trên là nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ thiếu tính thực tiễn và khả thi nếu không được đi kèm với các biện pháp về quản lý và công nghệ khác chẳng hạn như những biện pháp để duy trì doanh thu ở mức cần thiết, nâng cao năng suất lao động, duy trì tinh thần làm việc tốt của cán bộ công nhân viên...
Sau khi đã hoàn tất kế hoạch trên, hãy đến gặp các chủ nợ và xin họ gia hạn các khoản nợ, và trì hoãn việc yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này thoạt nghe có vẻ nực cười, vì nó giống như “chưa đánh đã khai.” Tuy nhiên, nếu liên tục không trả được nợ đến hạn, và không có giải thích lẫn kế hoạch khắc phục, chủ nợ sẽ yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi đó, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Việc giãn nợ và chậm yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ giúp giảm áp lực tài chính trước mắt, tránh gây hoảng loạn trong doanh nghiệp và trên thị trường. Để thuyết phục được các chủ nợ, hãy trình bày kế hoạch trên với họ. Nếu không có kế hoạch cụ thể, các chủ nợ sẽ rất khó chấp nhận yêu cầu của doanh nghiệp.
Bước kế tiếp là phải nỗ lực thực hiện thành công kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế đã lập. Nếu thành công, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, trở lại tình trạng hoạt động mạnh khỏe. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành các thủ tục phá sản theo luật định hoặc một cách tự nguyện hoặc do các chủ nợ yêu cầu.
Trên đây là một số hướng giải quyết tổng quát đối với một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Các bước giải quyết cụ thể cần được thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong Luật Phá sản doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam.
Nguyễn Văn Toàn - Delta Partner (TBKTSG)