Khí đốt Nga vẫn chưa thể “quá cảnh” Ukraine
Cuộc chiến khí đốt Nga - Ukraine đã căng thẳng trở lại ngay sau khi đạt thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu
Cuộc chiến khí đốt Nga - Ukraine đã căng thẳng trở lại, ngay sau khi thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu quá cảnh Ukraine được thực hiện hôm 13/1.
Trong khi Nga, Ukraine không bên nào chịu nhượng bộ, các khách hàng châu Âu tiếp tục gánh chịu thiệt hại nặng do thiếu năng lượng.
Nga lại kiện Ukraine lên tòa án quốc tế
Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga cho biết, theo thỏa thuận, khối lượng khí đốt Nga dự kiến cấp cho châu Âu đợt đầu qua lãnh thổ Ukraine sau khi Nga mở van bơm nối lại nguồn cung khí đốt là 76,6 triệu m3/ngày.
Lượng khí đốt kể trên được dành cho các nước Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Moldova và Hy Lạp. Dự kiến, 22,2 triệu m3 nữa được dành cho Slovakia.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi thực hiện thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, Nga đã cáo buộc Ukraine không thực hiện cam kết khi vẫn chưa mở khóa van các đường ống dẫn khí tới châu Âu. Theo Gazprom, các giám sát viên quốc tế theo dõi đường đi của lượng khí đốt tới châu Âu đã khẳng định Kiev đang chặn dòng khí của Nga đi qua Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine một mặt nói rằng khối lượng khí đốt ở mức 76,6 triệu m3/ngày mà Nga đề xuất trung chuyển qua nước này không thể tạo ra đủ khí áp trong hệ thống đường ống dẫn khí vốn đã không nhận được khí đốt từ Nga trong suốt một tuần qua. Đồng thời, phía Ukraine cho rằng, việc họ chặn dòng khí đốt đến châu Âu là do các điều kiện mà phía Nga đã áp đặt là ''không thể chấp nhận được''.
Ngày 14/1, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin thông báo Nga đã nộp đơn lên Toà án Trọng tài quốc tế để kiện Ukraine do không thực hiện cam kết vận tải quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu, khiến Tập đoàn Gazprom thiệt hại 1,2 tỷ USD tính đến thời điểm này và uy tín của Nga với tư cách là nhà cung cấp khí đốt, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong khi đó, phát biểu chiều 14/1, Tổng thống Ukraine, Yushchenko đang ở thăm Ba Lan, khẳng định Ukraine đã trả hết nợ mua khí đốt của Nga trong năm 2008 và không chấp nhận ký hợp đồng mới mua khí đốt với giá 450 USD/1 nghìn m3.
Ngoài ra, Ukraine cũng đòi thay đổi cước phí vận tải quá cảnh khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này. Tổng thống Ukraine cho biết ông đã đề nghị EC thành lập một ủy ban điều tra cuộc xung đột khí đốt với Nga và tìm biện pháp giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng này.
Trong khi cuộc chiến khí đốt Nga và Ukraine vẫn đang ở thế giằng co và chưa có lối thoát, thì “nạn nhân” của họ - các nước châu Âu - đang hứng chịu hậu quả nghiêm trọng do thiếu nguồn cung năng lượng.
Người dân tại những nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga như Romania, Bulgaria, Slovakia... không chỉ phải vật lộn để trải qua mùa đông lạnh giá do thiếu nhiên liệu sưởi ấm, mà còn chịu những thiệt hại lớn về kinh tế. Rất nhiều nhà máy và trường học tại các nước châu Âu đã phải đóng cửa trong tuần thứ hai liên tiếp.
Khẩn cấp tìm lối thoát
Slovakia, nước phụ thuộc tới 98% nhu cầu khí đốt vào Nga, đã phải tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về năng lượng".
Tại Romania, các trung tâm nhiệt điện đã phải chuyển sang sử dụng dầu mazut. Serbia và Bosnia, những nước phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga, đã phải nhờ nguồn cung năng lượng từ Đức.
Các nhà máy, xí nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng đã buộc phải hoạt động theo chế độ phân phối năng lượng. Tại Hungary, việc đi lại bằng ô tô ở thủ đô Budapest đã được thực hiện luân phiên nhằm đối phó với sự gia tăng ô nhiễm môi trường do việc sử dụng trở lại dầu mazut để sưởi ấm.
Trong bối cảnh đó, việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng khí đốt Nga-Ukraine đã trở nên ngày càng cấp bách. Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông Hans-Gert Pottering, đã ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về những diễn biến mới trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine.
Ông kêu gọi hai bên thực hiện ngay thỏa thuận đã được ký kết. Các chuyên gia kỹ thuật của EU sẽ đến các cơ sở khí đốt của cả Ukraine và Nga để giám sát nhằm đảm bảo khí đốt không bị thất thoát trên đường vận chuyển đến châu Âu. EU muốn được đảm bảo rằng cả Nga và Ukraine đều là những đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp năng lượng.
Tổng thống Nga Medvedev ngày 14/1 cũng đã đề nghị tổ chức cuộc gặp cấp cao các nước trung chuyển và tiêu thụ khí đốt vào ngày 17/1 tại Moscow. Ông Medvedev cũng đã trực tiếp mời Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Baros) và Chủ tịch đương nhiệm EU, Thủ tướng Czech, ông Mirek Topolanek, tham dự.
Trong khi đó, phía Ukraine đề xuất tổ chức cuộc gặp nói trên tại một quốc gia trung lập. Nhưng sau đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Putin đêm 14/1, Thủ tướng Ukraine, Yulia Tymoshenko cũng đã nhất trí tiến hành cuộc đàm phán với Nga vào ngày 17/1 tới tại Moscow.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh các bên vẫn đang ở thế giằng co và không chịu nhượng bộ như hiện nay, khó có thể dự báo rằng khi nào thì khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine lại được vận chuyển ổn định đến châu Âu.
Trong khi Nga, Ukraine không bên nào chịu nhượng bộ, các khách hàng châu Âu tiếp tục gánh chịu thiệt hại nặng do thiếu năng lượng.
Nga lại kiện Ukraine lên tòa án quốc tế
Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga cho biết, theo thỏa thuận, khối lượng khí đốt Nga dự kiến cấp cho châu Âu đợt đầu qua lãnh thổ Ukraine sau khi Nga mở van bơm nối lại nguồn cung khí đốt là 76,6 triệu m3/ngày.
Lượng khí đốt kể trên được dành cho các nước Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Moldova và Hy Lạp. Dự kiến, 22,2 triệu m3 nữa được dành cho Slovakia.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi thực hiện thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, Nga đã cáo buộc Ukraine không thực hiện cam kết khi vẫn chưa mở khóa van các đường ống dẫn khí tới châu Âu. Theo Gazprom, các giám sát viên quốc tế theo dõi đường đi của lượng khí đốt tới châu Âu đã khẳng định Kiev đang chặn dòng khí của Nga đi qua Ukraine.
Trong khi đó, Ukraine một mặt nói rằng khối lượng khí đốt ở mức 76,6 triệu m3/ngày mà Nga đề xuất trung chuyển qua nước này không thể tạo ra đủ khí áp trong hệ thống đường ống dẫn khí vốn đã không nhận được khí đốt từ Nga trong suốt một tuần qua. Đồng thời, phía Ukraine cho rằng, việc họ chặn dòng khí đốt đến châu Âu là do các điều kiện mà phía Nga đã áp đặt là ''không thể chấp nhận được''.
Ngày 14/1, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin thông báo Nga đã nộp đơn lên Toà án Trọng tài quốc tế để kiện Ukraine do không thực hiện cam kết vận tải quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu, khiến Tập đoàn Gazprom thiệt hại 1,2 tỷ USD tính đến thời điểm này và uy tín của Nga với tư cách là nhà cung cấp khí đốt, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong khi đó, phát biểu chiều 14/1, Tổng thống Ukraine, Yushchenko đang ở thăm Ba Lan, khẳng định Ukraine đã trả hết nợ mua khí đốt của Nga trong năm 2008 và không chấp nhận ký hợp đồng mới mua khí đốt với giá 450 USD/1 nghìn m3.
Ngoài ra, Ukraine cũng đòi thay đổi cước phí vận tải quá cảnh khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này. Tổng thống Ukraine cho biết ông đã đề nghị EC thành lập một ủy ban điều tra cuộc xung đột khí đốt với Nga và tìm biện pháp giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng này.
Trong khi cuộc chiến khí đốt Nga và Ukraine vẫn đang ở thế giằng co và chưa có lối thoát, thì “nạn nhân” của họ - các nước châu Âu - đang hứng chịu hậu quả nghiêm trọng do thiếu nguồn cung năng lượng.
Người dân tại những nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga như Romania, Bulgaria, Slovakia... không chỉ phải vật lộn để trải qua mùa đông lạnh giá do thiếu nhiên liệu sưởi ấm, mà còn chịu những thiệt hại lớn về kinh tế. Rất nhiều nhà máy và trường học tại các nước châu Âu đã phải đóng cửa trong tuần thứ hai liên tiếp.
Khẩn cấp tìm lối thoát
Slovakia, nước phụ thuộc tới 98% nhu cầu khí đốt vào Nga, đã phải tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về năng lượng".
Tại Romania, các trung tâm nhiệt điện đã phải chuyển sang sử dụng dầu mazut. Serbia và Bosnia, những nước phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga, đã phải nhờ nguồn cung năng lượng từ Đức.
Các nhà máy, xí nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng đã buộc phải hoạt động theo chế độ phân phối năng lượng. Tại Hungary, việc đi lại bằng ô tô ở thủ đô Budapest đã được thực hiện luân phiên nhằm đối phó với sự gia tăng ô nhiễm môi trường do việc sử dụng trở lại dầu mazut để sưởi ấm.
Trong bối cảnh đó, việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng khí đốt Nga-Ukraine đã trở nên ngày càng cấp bách. Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông Hans-Gert Pottering, đã ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về những diễn biến mới trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine.
Ông kêu gọi hai bên thực hiện ngay thỏa thuận đã được ký kết. Các chuyên gia kỹ thuật của EU sẽ đến các cơ sở khí đốt của cả Ukraine và Nga để giám sát nhằm đảm bảo khí đốt không bị thất thoát trên đường vận chuyển đến châu Âu. EU muốn được đảm bảo rằng cả Nga và Ukraine đều là những đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp năng lượng.
Tổng thống Nga Medvedev ngày 14/1 cũng đã đề nghị tổ chức cuộc gặp cấp cao các nước trung chuyển và tiêu thụ khí đốt vào ngày 17/1 tại Moscow. Ông Medvedev cũng đã trực tiếp mời Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Baros) và Chủ tịch đương nhiệm EU, Thủ tướng Czech, ông Mirek Topolanek, tham dự.
Trong khi đó, phía Ukraine đề xuất tổ chức cuộc gặp nói trên tại một quốc gia trung lập. Nhưng sau đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Putin đêm 14/1, Thủ tướng Ukraine, Yulia Tymoshenko cũng đã nhất trí tiến hành cuộc đàm phán với Nga vào ngày 17/1 tới tại Moscow.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh các bên vẫn đang ở thế giằng co và không chịu nhượng bộ như hiện nay, khó có thể dự báo rằng khi nào thì khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine lại được vận chuyển ổn định đến châu Âu.