“Cuộc chiến” khí đốt Nga - Ukraine: Có lối thoát, chưa có lối ra
Nga và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu từ Nga
Nga và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu từ Nga, thông qua đường ống dẫn đi qua Ukraine. Thỏa thuận này được ký vào ngày 12/1.
Theo đó, Nga và Ukraine sẽ áp dụng cơ chế giám sát quốc tế đối với đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Ukraine tới châu Âu. Đồng thời, theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông José Manuel Barroso, Nga đã cam kết sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt trở lại cho châu Âu từ sáng ngày thứ Ba (13/1) này theo giờ địa phương nếu không có trở ngại lớn nào xảy ra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phải mất khoảng 3 ngày để toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt này trở lại trạng thái bình thường như trước đây.
Thỏa thuận nói trên đạt được sau khi Ukraine, Nga và Liên minh châu Âu (EU) thông qua một thỏa thuận về việc sử dụng các giám sát viên cho đường ống dẫn khí từ Nga qua Ukraine vào cuối tuần trước. Đây được xem là điều kiện tiên quyết mà phía Nga yêu cầu phải đạt được để họ nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu sau khi ngừng hoàn toàn hoạt động này vào thứ Ba tuần trước.
Trước đó, Nga cho rằng, hao hụt trong lượng khí đốt mà họ xuất khẩu sang châu Âu là do Ukraine "đánh cắp", còn Ukraine khẳng định là họ vô can trong chuyện này.
Công ty khí đốt NAK Naftogaz Ukrainy của Ukraine cho hay, hôm qua, các giám sát viên khí đốt từ Áo, Hungary, Italy, Pháp và Cộng hòa Czech đã tới các trạm bơm ở biên giới giữa hai nước để bắt đầu nhiệm vụ.
Thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga và Ukraine giúp nối lại nguồn khí đốt từ Nga tới châu Âu, nhưng lại chưa thể giải quyết triệt để được tranh chấp giữa Nga và Ukraine quanh vấn đề khí đốt. Nga vẫn tiếp tục yêu cầu Ukraine phải tăng mạnh giá khí đốt mà nước này mua của Nga.
Tranh chấp quanh các vấn đề giá khí đốt, nợ tiền mua khí đốt, và hao hụt khí đốt giữa Nga và Ukraine đã khiến cả châu Âu chịu “tai bay vạ gió”, khi giữa mùa đông băng giá, hàng triệu người ở khoảng 20 quốc gia của châu lục này rơi vào cảnh thiếu nghiêm trọng hoặc hoàn toàn không có khí đốt để sử dụng cho việc sưởi ấm.
Giá khí đốt tại Anh, thị trường khí đốt lớn nhất của châu Âu đã giảm 10% trong ngày hôm qua sau khi tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cam kết sẽ nối lại hoạt động cung cấp khí cho châu Âu một khi các giám sát viên độc lập hoạt động tại các trạm bơm khí đốt. Tuần trước, giá khí đốt tại Anh đã tăng 24% sau khi Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Khoảng 80% khí đốt xuất khẩu của Gazprom sang châu Âu được trung chuyển qua đường ống đi qua lãnh thổ Ukraine. Theo Phó thủ tướng Nga Igor Sechin, vụ tranh chấp khí đốt năm nay đã khiến Gazprom thiệt hại mất 800 triệu USD.
(Theo New York Times, Bloomberg)
Theo đó, Nga và Ukraine sẽ áp dụng cơ chế giám sát quốc tế đối với đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Ukraine tới châu Âu. Đồng thời, theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông José Manuel Barroso, Nga đã cam kết sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt trở lại cho châu Âu từ sáng ngày thứ Ba (13/1) này theo giờ địa phương nếu không có trở ngại lớn nào xảy ra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phải mất khoảng 3 ngày để toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt này trở lại trạng thái bình thường như trước đây.
Thỏa thuận nói trên đạt được sau khi Ukraine, Nga và Liên minh châu Âu (EU) thông qua một thỏa thuận về việc sử dụng các giám sát viên cho đường ống dẫn khí từ Nga qua Ukraine vào cuối tuần trước. Đây được xem là điều kiện tiên quyết mà phía Nga yêu cầu phải đạt được để họ nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu sau khi ngừng hoàn toàn hoạt động này vào thứ Ba tuần trước.
Trước đó, Nga cho rằng, hao hụt trong lượng khí đốt mà họ xuất khẩu sang châu Âu là do Ukraine "đánh cắp", còn Ukraine khẳng định là họ vô can trong chuyện này.
Công ty khí đốt NAK Naftogaz Ukrainy của Ukraine cho hay, hôm qua, các giám sát viên khí đốt từ Áo, Hungary, Italy, Pháp và Cộng hòa Czech đã tới các trạm bơm ở biên giới giữa hai nước để bắt đầu nhiệm vụ.
Thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga và Ukraine giúp nối lại nguồn khí đốt từ Nga tới châu Âu, nhưng lại chưa thể giải quyết triệt để được tranh chấp giữa Nga và Ukraine quanh vấn đề khí đốt. Nga vẫn tiếp tục yêu cầu Ukraine phải tăng mạnh giá khí đốt mà nước này mua của Nga.
Tranh chấp quanh các vấn đề giá khí đốt, nợ tiền mua khí đốt, và hao hụt khí đốt giữa Nga và Ukraine đã khiến cả châu Âu chịu “tai bay vạ gió”, khi giữa mùa đông băng giá, hàng triệu người ở khoảng 20 quốc gia của châu lục này rơi vào cảnh thiếu nghiêm trọng hoặc hoàn toàn không có khí đốt để sử dụng cho việc sưởi ấm.
Giá khí đốt tại Anh, thị trường khí đốt lớn nhất của châu Âu đã giảm 10% trong ngày hôm qua sau khi tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cam kết sẽ nối lại hoạt động cung cấp khí cho châu Âu một khi các giám sát viên độc lập hoạt động tại các trạm bơm khí đốt. Tuần trước, giá khí đốt tại Anh đã tăng 24% sau khi Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Khoảng 80% khí đốt xuất khẩu của Gazprom sang châu Âu được trung chuyển qua đường ống đi qua lãnh thổ Ukraine. Theo Phó thủ tướng Nga Igor Sechin, vụ tranh chấp khí đốt năm nay đã khiến Gazprom thiệt hại mất 800 triệu USD.
(Theo New York Times, Bloomberg)