Khi không còn mùi sầu riêng...
Những người ghiền sầu riêng truyền thống dường như chẳng mặn mà lắm với loại sầu riêng không mùi mới "ra lò"
Từng múi, từng múi sầu riêng vàng óng, ngọt thơm, béo ngậy là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng với một số người khác, chỉ riêng thứ mùi đặc trưng của loại trái cây này thôi đã khiến họ phải sun mũi, lắc đầu.
Cũng chính do mùi hương khó ngửi mà sầu riêng đã bị cấm tại nhiều nơi công cộng như khách sạn, máy bay, tàu điện…
Nhưng mới đây, ông Songpol Somsri - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cây ăn quả cho biết ông đã cho ra đời thành công giống sầu riêng không mùi, được đặt tên là Chataburi 1.
Nhà khoa học người Thái Lan này đã thử nghiệm hàng trăm sự kết hợp lai trên 90 giống sầu riêng khác nhau, nhiều trong số đó là các giống trong tự nhiên. Cuối cùng, ông đã kết hợp lai thành công hai trong những giống sầu riêng phổ biến nhất tại Thái Lan, là Montong và Chanee để cho ra đời sầu riêng không mùi Chantaburi 1.
Tuy vụ sầu riêng không mùi năm nay vẫn chưa đến thời kỳ thu hoạch, nhưng theo những người đã nếm thử loại sầu riêng này vào mùa vụ năm ngoái thì nó hầu như không có mùi.
Với mùi hương dễ chịu như một quả chuối, loại sầu riêng đặc biệt này được “cha đẻ” của nó hy vọng sẽ làm hài lòng những người tiêu dùng trẻ Thái Lan, những người vốn cũng không thích loại sầu riêng có mùi quá nồng.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, ông Songpol hy vọng rằng sầu riêng Chataburi 1 sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường Âu - Mỹ, nơi mà người tiêu dùng không chuộng loại quả có mùi “bít tất mốc” này. Ông cũng dự định sẽ cung cấp khoảng 1 triệu hạt giống sầu riêng không mùi, đủ để trồng trên diện tích 6. 400 ha.
Nếu thành công, trái sầu riêng không mùi được dự tính có thể mang về cho Thái Lan nguồn lợi nhuận đáng kể, bởi chỉ riêng năm ngoái nước này đã xuất khẩu tới 50 triệu trái sầu riêng, thu về 3,2 tỷ Bath, tương đương với 90 triệu Đô la Mỹ.
Tuy nhiên, những người ghiền sầu riêng truyền thống dường như chẳng mặn mà lắm với loại sầu riêng không mùi mới này. Với họ, sầu riêng cũng giống như loại pho mát hảo hạng của Pháp, mùi càng nồng thì vị sẽ càng ngon. Họ phàn nàn rằng sầu riêng không mùi cũng giống như thứ cà chua vô vị, nhạt nhẽo nhưng khoác lên mình vẻ bề ngoài chín mọng, căng tròn được bày bán đầy rẫy trong các siêu thị.
Bob Halliday - một nhà văn chuyên viết về ẩm thực thì ví von rằng sầu riêng không mùi chẳng khác nào hoa hồng không gai, chẳng có linh hồn. Theo ông, ban đầu mùi của sầu riêng sẽ khiến người ăn cảm thấy khó chịu. Nhưng khi đã quen, người ta sẽ không thể cầm lòng trước sức hấp dẫn những múi sầu riêng vàng ươm, thơm ngọt và béo ngậy này.
Còn người dân ở Malaysia, Singapore và Indonesia thì đều vô cùng ngạc nhiên trước sự ra đời của sầu riêng không mùi, bởi tại các nước này, sầu riêng được định giá theo… mùi. Mùi càng nồng thì giá bán sẽ càng cao. Ông Chang Peik Seng - chủ một trang trại trồng sầu riêng ở Malaysia nói: “Đã là sầu riêng, ắt phải có mùi. Thậm chí, khách hàng sẽ chỉ trả một phần ba giá cho những trái sầu riêng “điếc” mùi”.
Để làm hài lòng khẩu vị truyền thống của người tiêu dùng Malaysia và Indonesia, ông Songpol đã phát triển một giống sầu riêng khác có tên là Chataburi 3. Chataburi 3 vẫn giữ mùi vị của sầu riêng truyền thống, nhưng điểm đặc biệt là nó sẽ chỉ bắt đầu có mùi... 3 ngày sau khi được hái. Do vậy, thực khách hoàn toàn có thể yên tâm mang chúng trên các phương tiện giao thông công cộng.
Không chỉ dừng lại ở hai giống sầu riêng không mùi Chataburi 1 và 3, ông Songpol còn đang nghiên cứu để lai tạo ra một giống sầu riêng không gai từ việc lai các giống sầu riêng có nguồn gốc từ miền Nam Philipine. Ông hy vọng rằng họ sẽ thu được hoa của loại sầu riêng không gai này trong khoảng 2 hoặc 3 năm tới.
Song bản thân cái tên sầu riêng (tên tiếng Anh là durin) bắt nguồn từ một từ trong tiếng Malay (từ “duri”) có nghĩa là gai. Vì vậy, nhiều người đang bắt đầu băn khoăn không biết sẽ gọi thứ quả không gai này là gì.
Nhà văn Halliday thì lại có cái nhìn xa hơn “Một trái sầu riêng không gai, không mùi ư? Tôi đang nghĩ đến một trái dưa hấu hơn là một trái sầu riêng”.
(Theo IHT)
Cũng chính do mùi hương khó ngửi mà sầu riêng đã bị cấm tại nhiều nơi công cộng như khách sạn, máy bay, tàu điện…
Nhưng mới đây, ông Songpol Somsri - một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cây ăn quả cho biết ông đã cho ra đời thành công giống sầu riêng không mùi, được đặt tên là Chataburi 1.
Nhà khoa học người Thái Lan này đã thử nghiệm hàng trăm sự kết hợp lai trên 90 giống sầu riêng khác nhau, nhiều trong số đó là các giống trong tự nhiên. Cuối cùng, ông đã kết hợp lai thành công hai trong những giống sầu riêng phổ biến nhất tại Thái Lan, là Montong và Chanee để cho ra đời sầu riêng không mùi Chantaburi 1.
Tuy vụ sầu riêng không mùi năm nay vẫn chưa đến thời kỳ thu hoạch, nhưng theo những người đã nếm thử loại sầu riêng này vào mùa vụ năm ngoái thì nó hầu như không có mùi.
Với mùi hương dễ chịu như một quả chuối, loại sầu riêng đặc biệt này được “cha đẻ” của nó hy vọng sẽ làm hài lòng những người tiêu dùng trẻ Thái Lan, những người vốn cũng không thích loại sầu riêng có mùi quá nồng.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, ông Songpol hy vọng rằng sầu riêng Chataburi 1 sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường Âu - Mỹ, nơi mà người tiêu dùng không chuộng loại quả có mùi “bít tất mốc” này. Ông cũng dự định sẽ cung cấp khoảng 1 triệu hạt giống sầu riêng không mùi, đủ để trồng trên diện tích 6. 400 ha.
Nếu thành công, trái sầu riêng không mùi được dự tính có thể mang về cho Thái Lan nguồn lợi nhuận đáng kể, bởi chỉ riêng năm ngoái nước này đã xuất khẩu tới 50 triệu trái sầu riêng, thu về 3,2 tỷ Bath, tương đương với 90 triệu Đô la Mỹ.
Tuy nhiên, những người ghiền sầu riêng truyền thống dường như chẳng mặn mà lắm với loại sầu riêng không mùi mới này. Với họ, sầu riêng cũng giống như loại pho mát hảo hạng của Pháp, mùi càng nồng thì vị sẽ càng ngon. Họ phàn nàn rằng sầu riêng không mùi cũng giống như thứ cà chua vô vị, nhạt nhẽo nhưng khoác lên mình vẻ bề ngoài chín mọng, căng tròn được bày bán đầy rẫy trong các siêu thị.
Bob Halliday - một nhà văn chuyên viết về ẩm thực thì ví von rằng sầu riêng không mùi chẳng khác nào hoa hồng không gai, chẳng có linh hồn. Theo ông, ban đầu mùi của sầu riêng sẽ khiến người ăn cảm thấy khó chịu. Nhưng khi đã quen, người ta sẽ không thể cầm lòng trước sức hấp dẫn những múi sầu riêng vàng ươm, thơm ngọt và béo ngậy này.
Còn người dân ở Malaysia, Singapore và Indonesia thì đều vô cùng ngạc nhiên trước sự ra đời của sầu riêng không mùi, bởi tại các nước này, sầu riêng được định giá theo… mùi. Mùi càng nồng thì giá bán sẽ càng cao. Ông Chang Peik Seng - chủ một trang trại trồng sầu riêng ở Malaysia nói: “Đã là sầu riêng, ắt phải có mùi. Thậm chí, khách hàng sẽ chỉ trả một phần ba giá cho những trái sầu riêng “điếc” mùi”.
Để làm hài lòng khẩu vị truyền thống của người tiêu dùng Malaysia và Indonesia, ông Songpol đã phát triển một giống sầu riêng khác có tên là Chataburi 3. Chataburi 3 vẫn giữ mùi vị của sầu riêng truyền thống, nhưng điểm đặc biệt là nó sẽ chỉ bắt đầu có mùi... 3 ngày sau khi được hái. Do vậy, thực khách hoàn toàn có thể yên tâm mang chúng trên các phương tiện giao thông công cộng.
Không chỉ dừng lại ở hai giống sầu riêng không mùi Chataburi 1 và 3, ông Songpol còn đang nghiên cứu để lai tạo ra một giống sầu riêng không gai từ việc lai các giống sầu riêng có nguồn gốc từ miền Nam Philipine. Ông hy vọng rằng họ sẽ thu được hoa của loại sầu riêng không gai này trong khoảng 2 hoặc 3 năm tới.
Song bản thân cái tên sầu riêng (tên tiếng Anh là durin) bắt nguồn từ một từ trong tiếng Malay (từ “duri”) có nghĩa là gai. Vì vậy, nhiều người đang bắt đầu băn khoăn không biết sẽ gọi thứ quả không gai này là gì.
Nhà văn Halliday thì lại có cái nhìn xa hơn “Một trái sầu riêng không gai, không mùi ư? Tôi đang nghĩ đến một trái dưa hấu hơn là một trái sầu riêng”.
(Theo IHT)