Khó có “hậu quả” cho nhân vật ảnh selfie Hàn-Triều ở Olympic
Nhiều người lo ngại vận động viên Triều Tiên trong bức ảnh sẽ phải chịu hình phạt khi về nước
Bức ảnh “tự sướng” (selfie) của hai vận động viên thể dục dụng cụ Hàn Quốc và Triều Tiên tại Thế vận hội Rio 2016 đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong mấy ngày gần đây.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại vận động viên Triều Tiên trong bức ảnh là Hong Un Jong sẽ phải chịu hình phạt khi về nước vì đã thân mật với “kẻ thù”.
Hãng tin BBC cho rằng khó có chuyện Hong bị xử lý vì bức ảnh này.
BBC nói rằng Triều Tiên đã theo đuổi chính sách “ngoại giao thể thao” từ thập niên 1980. Đây là một cách hiệu quả để Triều Tiên, quốc gia bị cô lập về chính trị, tương tác với thế giới bên ngoài và thúc đẩy giao lưu văn hóa. Triều Tiên thậm chí đã từng đàm phán với Hàn Quốc về cử một đội tuyển chung Hàn-Triều tham dự các kỳ Olympic mùa hè 2000, 2004 và 2008, dù việc đàm phán này chưa bao giờ mang lại kết quả.
Đối với các vận động viên Triều Tiên, mỗi lần ra thi đấu ở nước ngoài là một cơ hội để họ đại diện cho đất nước trước thế giới, bất chấp áp lực lớn bởi kỳ vọng từ quê nhà.
Sau khi bức ảnh “tự sướng” giữa vận động viên Hong của Triều Tiên và vận động viên Lee Eun Ju của Hàn Quốc lan truyền với tốc độ chóng mặt, nhiều cư dân mạng lo ngại Hong có thể “lĩnh án lao động khổ sai”, thậm chí là “xử bắn” sau khi về nước.
Tuy nhiên, những người lo ngại điều này đã không hề biết Hong từng có một bức ảnh cũng nổi tiếng khác vào năm 2014, khi cô ôm vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles tại một cuộc thi đấu quốc tế. Và trên thực tế, bức ảnh chụp với vận động viên Mỹ không hề gây rắc rối nào đối với Hong.
Thể thao là một con đường ngắn giúp vươn lên tầng lớp tinh hoa ở Triều Tiên. Các vận động viên Triều Tiên thi đấu thành công ở nước ngoài nhận được sự chào đón nông nhiệt khi về nước và được Chính phủ tặng danh hiệu và phần thưởng.
Năm 2013, Triều Tiên tặng căn hộ chung cư cao cấp với đầy đủ nội thất cho các vận động viên xuất sắc.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên nói rằng “tất cả vận động viên Triều Tiên, với sự động viên và quan tâm của Đảng Lao động, cùng quyết tâm đạt kết quả thi đấu thành công hơn nữa tại các giải quốc tế”.
Những vận động viên thi đấu thành công đều được báo chí Triều Tiên đưa tin rầm rộ trên các ấn phẩm dành cho độc giả trong và ngoài nước. Nhiều bộ phim tài liệu đã được nước này sản xuất về các vận động viên xuất sắc.
Các vận động viên của Triều Tiên đều là đảng viên Đảng Lao động cầm quyền hoặc là binh sỹ phục vụ trong quân đội.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ưu tiên mạnh thể thao và ngoại giao thể thao.
Ông Kim Jong Un đã cho xây dựng và cải tạo nhiều sân thi đấu và cơ sở tập luyện cho các vận động viên, huy động một nguồn nhân lực và tài chính lớn cho hoạt động này. Ông cũng đã tổ chức nhiều buổi tiệc, đón tiếp, và gặp gỡ cá nhân với các vận động viên và đội tuyển thể thao của Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại vận động viên Triều Tiên trong bức ảnh là Hong Un Jong sẽ phải chịu hình phạt khi về nước vì đã thân mật với “kẻ thù”.
Hãng tin BBC cho rằng khó có chuyện Hong bị xử lý vì bức ảnh này.
BBC nói rằng Triều Tiên đã theo đuổi chính sách “ngoại giao thể thao” từ thập niên 1980. Đây là một cách hiệu quả để Triều Tiên, quốc gia bị cô lập về chính trị, tương tác với thế giới bên ngoài và thúc đẩy giao lưu văn hóa. Triều Tiên thậm chí đã từng đàm phán với Hàn Quốc về cử một đội tuyển chung Hàn-Triều tham dự các kỳ Olympic mùa hè 2000, 2004 và 2008, dù việc đàm phán này chưa bao giờ mang lại kết quả.
Đối với các vận động viên Triều Tiên, mỗi lần ra thi đấu ở nước ngoài là một cơ hội để họ đại diện cho đất nước trước thế giới, bất chấp áp lực lớn bởi kỳ vọng từ quê nhà.
Sau khi bức ảnh “tự sướng” giữa vận động viên Hong của Triều Tiên và vận động viên Lee Eun Ju của Hàn Quốc lan truyền với tốc độ chóng mặt, nhiều cư dân mạng lo ngại Hong có thể “lĩnh án lao động khổ sai”, thậm chí là “xử bắn” sau khi về nước.
Tuy nhiên, những người lo ngại điều này đã không hề biết Hong từng có một bức ảnh cũng nổi tiếng khác vào năm 2014, khi cô ôm vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles tại một cuộc thi đấu quốc tế. Và trên thực tế, bức ảnh chụp với vận động viên Mỹ không hề gây rắc rối nào đối với Hong.
Thể thao là một con đường ngắn giúp vươn lên tầng lớp tinh hoa ở Triều Tiên. Các vận động viên Triều Tiên thi đấu thành công ở nước ngoài nhận được sự chào đón nông nhiệt khi về nước và được Chính phủ tặng danh hiệu và phần thưởng.
Năm 2013, Triều Tiên tặng căn hộ chung cư cao cấp với đầy đủ nội thất cho các vận động viên xuất sắc.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên nói rằng “tất cả vận động viên Triều Tiên, với sự động viên và quan tâm của Đảng Lao động, cùng quyết tâm đạt kết quả thi đấu thành công hơn nữa tại các giải quốc tế”.
Những vận động viên thi đấu thành công đều được báo chí Triều Tiên đưa tin rầm rộ trên các ấn phẩm dành cho độc giả trong và ngoài nước. Nhiều bộ phim tài liệu đã được nước này sản xuất về các vận động viên xuất sắc.
Các vận động viên của Triều Tiên đều là đảng viên Đảng Lao động cầm quyền hoặc là binh sỹ phục vụ trong quân đội.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ưu tiên mạnh thể thao và ngoại giao thể thao.
Ông Kim Jong Un đã cho xây dựng và cải tạo nhiều sân thi đấu và cơ sở tập luyện cho các vận động viên, huy động một nguồn nhân lực và tài chính lớn cho hoạt động này. Ông cũng đã tổ chức nhiều buổi tiệc, đón tiếp, và gặp gỡ cá nhân với các vận động viên và đội tuyển thể thao của Triều Tiên.