Khởi động dự án cảng biển nước sâu Nam Du
Tập đoàn Tân Tạo vừa ký với Công ty Royal Haskoning Việt Nam hợp đồng tư vấn kỹ thuật cho dự án cảng biển nước sâu Nam Du
Sáng 10/7, Tập đoàn Tân Tạo đã ký với Công ty Royal Haskoning Việt Nam hợp đồng tư vấn kỹ thuật cho dự án cảng biển nước sâu Nam Du, thuộc quần đảo Nam Du (Kiên Giang).
Cảng Nam Du cách Trung tâm Điện lực Kiên Lương khoảng 60 km, là một trong những hạng mục quan trọng phục vụ việc nhập khẩu than cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương công suất 4.400-5.200 MW, cũng do Tập đoàn Tân Tạo là chủ đầu tư.
Với hợp đồng này, dự án cảng biển nước sâu Nam Du đã chính thức được khởi động giai đoạn 1, kéo dài tới năm 2013, nhằm xây dựng một cảng biển trung chuyển có công suất 12 triệu tấn than/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm; đủ khả năng tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT.
Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2014-2020, sẽ nâng công suất cảng lên 50 triệu tấn than/năm và 12 triệu tấn hàng hóa/năm; tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 150-200 nghìn DWT. Tổng trị giá đầu tư cho cả hai giai đoạn ước tính khoảng 800 triệu USD.
Theo hợp đồng vừa ký kết, Royal Haskoning Việt Nam sẽ giúp chủ đầu tư xây dựng hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho dự án này; tối ưu hoá quy hoạch, quản lý và giám sát quá trình xây dựng cho đến khi cảng Nam Du đi vào vận hành ổn định.
Theo Tân Tạo, với việc hình thành một cảng biển trung chuyển lớn tại Nam Du, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khu vực đồng bằng sông Cửu Long như gạo, thuỷ sản sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển khi không phải quá cảnh tại cảng Sài Gòn và Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện trong khu vực như Phú Quốc, Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu… sẽ chủ động hơn về nguồn than nhập khẩu.
Cảng Nam Du cách Trung tâm Điện lực Kiên Lương khoảng 60 km, là một trong những hạng mục quan trọng phục vụ việc nhập khẩu than cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương công suất 4.400-5.200 MW, cũng do Tập đoàn Tân Tạo là chủ đầu tư.
Với hợp đồng này, dự án cảng biển nước sâu Nam Du đã chính thức được khởi động giai đoạn 1, kéo dài tới năm 2013, nhằm xây dựng một cảng biển trung chuyển có công suất 12 triệu tấn than/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm; đủ khả năng tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT.
Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2014-2020, sẽ nâng công suất cảng lên 50 triệu tấn than/năm và 12 triệu tấn hàng hóa/năm; tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 150-200 nghìn DWT. Tổng trị giá đầu tư cho cả hai giai đoạn ước tính khoảng 800 triệu USD.
Theo hợp đồng vừa ký kết, Royal Haskoning Việt Nam sẽ giúp chủ đầu tư xây dựng hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho dự án này; tối ưu hoá quy hoạch, quản lý và giám sát quá trình xây dựng cho đến khi cảng Nam Du đi vào vận hành ổn định.
Theo Tân Tạo, với việc hình thành một cảng biển trung chuyển lớn tại Nam Du, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khu vực đồng bằng sông Cửu Long như gạo, thuỷ sản sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển khi không phải quá cảnh tại cảng Sài Gòn và Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện trong khu vực như Phú Quốc, Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu… sẽ chủ động hơn về nguồn than nhập khẩu.