Khởi động dự án khí đốt lớn nhất EU
Nếu so sánh hai dự án mà Nga đang xúc tiến thì dự án Nabucco vừa tốn kém vừa ít hiệu quả kinh tế
Sau gần 7 năm đàm phán khó khăn, dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nabucco của EU được Mỹ hậu thuẫn, chính thức khởi động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Các cuộc đàm phán về dự án Nabucco bắt đầu từ năm 2002. Theo ước tính, trong 20 năm tới, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ tăng 30% (khoảng 600 tỷ m3).
Giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga
Hiện tại, nguồn khí đốt của châu Âu một phần từ tự sản xuất, một phần nhập khẩu từ Algeria, nhưng phần lớn do Nga cung cấp. EU nhập khẩu 1/4 lượng khí đốt từ Nga và 80% trong số đó được vận chuyển qua Ukraine. Đây là yếu tố thiếu an toàn đối với an ninh năng lượng của châu Âu, do những trục trặc giữa Moscow và Kiev diễn ra nhiều năm qua ảnh hưởng tới việc vận chuyển khí đốt tới châu lục này.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện bốn nước EU, gồm Áo, Bulgaria, Hungary và Rumania đã ký thỏa thuận liên chính phủ về xây dựng tuyến đường ống này. Tuyến đường ống Nabucco dài khoảng 3.300 km, xuất phát từ vùng biển Caspian ở Trung Á, qua Thổ Nhĩ Kỳ, tới Bulgaria, Rumania, Hungary và kết thúc tại Áo, không qua Nga và Ukraine.
Nabucco dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2014 và đạt công suất tối đa vào năm 2020. Với chi phí xây dựng dự kiến khoảng 10,9 tỷ USD, do các hãng tư nhân đầu tư, trong đó có các tập đoàn năng lượng Mol Nyrt (Hungary), OMV (Áo), Transgaz (Romania), Botas (Thổ Nhĩ Kỳ), Bulgargaz (Bulgaria) và RWE (Đức).
Nhiều ngân hàng lớn của châu Âu, Mỹ và châu Á ủng hộ dự án, sẵn sàng cho vay tín dụng, trong đó Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) cho biết, có thể cho vay tới một phần tư chi phí dự án; Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu cho vay 1 tỷ Euro; EC góp khoảng 200 triệu Euro...
Nabucco được xem là kế hoạch cạnh tranh với hai dự án khổng lồ Nga đang xúc tiến nhằm mở rộng các tuyến cung khí đốt cho châu Âu. Dự án "Dòng chảy phương Nam", với sự hợp tác của tập đoàn dầu khí ENI của Italy, dài khoảng 900 km, chạy dưới lòng Biển Đen từ Nga đến Bulgaria. Dự án "Dòng chảy phương Bắc" cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức, qua biển Ban-tích.
Đối mặt nhiều thách thức
Ngay từ khi khởi thảo, dự án đã gặp không ít trở ngại, thậm chí bị coi là dự án trên giấy, do lo ngại kinh phí quá lớn. Đức là thành viên đóng góp nhiều nhất vào ngân sách EU, tỏ ra không mặn mà với kế hoạch này, mà ủng hộ dự án "Dòng chảy phương Bắc" của Nga.
Trước khi ký thỏa thuận tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước này cũng từng là yếu tố cản trở dự án khi đưa ra nhiều yêu sách, trong đó gắn vấn đề chính trị là việc nước này gia nhập EU và yêu cầu đảm bảo cung ứng khí đốt rẻ như một phần của thoả thuận. Tiêu thụ khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng trên gấp đôi trong 6 năm qua, khiến cho nước này trở nên dễ bị tổn thương trước việc tăng giá khí đốt.
Ba quốc gia khai thác khí đốt lớn nhất ở Trung Á là Tukmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan từng không ký tuyên bố chung thúc đẩy dự án Nabucco. Trong khi đó, lại thỏa thuận với Nga tham gia vận chuyển khí đốt. Đến nay, ở Trung Á mới có Azerbaijan cam kết tham gia dự án và sẽ là nhà cung cấp chính. Ngoài ra, Iraq, Ai Cập và Syria cũng đã khẳng định cấp khí đốt cho dự án. Châu Âu đang thuyết phục Nigeria hợp tác thực hiện dự án.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, nếu không có ba nước Tukmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan thì Azerbaijan sẽ không đủ khí đốt cho dự án Nabucco. Châu Âu hiện tiêu thụ 700 tỷ m3 khí đốt hằng năm. Dự án Nabucco nếu được thực hiện cũng chỉ đảm bảo được 5% nhu cầu này vì Azerbaijan chỉ có thể cung cấp 4 tỷ m3 khí đốt một năm cho Nabucco.
Hơn nữa, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đường ống Nabucco sẽ phải đi qua phần đất của người Kurds. Đây là điều rất nguy hiểm vì những đường ống dẫn dầu qua đây thường là đối tượng của các vụ khủng bố.
Nếu so sánh hai dự án mà Nga đang xúc tiến là dự án Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Nam đều có ưu điểm là không đi qua nước trung gian, thì dự án Nabucco vừa tốn kém vừa ít hiệu quả kinh tế.
Các cuộc đàm phán về dự án Nabucco bắt đầu từ năm 2002. Theo ước tính, trong 20 năm tới, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ tăng 30% (khoảng 600 tỷ m3).
Giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga
Hiện tại, nguồn khí đốt của châu Âu một phần từ tự sản xuất, một phần nhập khẩu từ Algeria, nhưng phần lớn do Nga cung cấp. EU nhập khẩu 1/4 lượng khí đốt từ Nga và 80% trong số đó được vận chuyển qua Ukraine. Đây là yếu tố thiếu an toàn đối với an ninh năng lượng của châu Âu, do những trục trặc giữa Moscow và Kiev diễn ra nhiều năm qua ảnh hưởng tới việc vận chuyển khí đốt tới châu lục này.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện bốn nước EU, gồm Áo, Bulgaria, Hungary và Rumania đã ký thỏa thuận liên chính phủ về xây dựng tuyến đường ống này. Tuyến đường ống Nabucco dài khoảng 3.300 km, xuất phát từ vùng biển Caspian ở Trung Á, qua Thổ Nhĩ Kỳ, tới Bulgaria, Rumania, Hungary và kết thúc tại Áo, không qua Nga và Ukraine.
Nabucco dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2014 và đạt công suất tối đa vào năm 2020. Với chi phí xây dựng dự kiến khoảng 10,9 tỷ USD, do các hãng tư nhân đầu tư, trong đó có các tập đoàn năng lượng Mol Nyrt (Hungary), OMV (Áo), Transgaz (Romania), Botas (Thổ Nhĩ Kỳ), Bulgargaz (Bulgaria) và RWE (Đức).
Nhiều ngân hàng lớn của châu Âu, Mỹ và châu Á ủng hộ dự án, sẵn sàng cho vay tín dụng, trong đó Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) cho biết, có thể cho vay tới một phần tư chi phí dự án; Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu cho vay 1 tỷ Euro; EC góp khoảng 200 triệu Euro...
Nabucco được xem là kế hoạch cạnh tranh với hai dự án khổng lồ Nga đang xúc tiến nhằm mở rộng các tuyến cung khí đốt cho châu Âu. Dự án "Dòng chảy phương Nam", với sự hợp tác của tập đoàn dầu khí ENI của Italy, dài khoảng 900 km, chạy dưới lòng Biển Đen từ Nga đến Bulgaria. Dự án "Dòng chảy phương Bắc" cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức, qua biển Ban-tích.
Đối mặt nhiều thách thức
Ngay từ khi khởi thảo, dự án đã gặp không ít trở ngại, thậm chí bị coi là dự án trên giấy, do lo ngại kinh phí quá lớn. Đức là thành viên đóng góp nhiều nhất vào ngân sách EU, tỏ ra không mặn mà với kế hoạch này, mà ủng hộ dự án "Dòng chảy phương Bắc" của Nga.
Trước khi ký thỏa thuận tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước này cũng từng là yếu tố cản trở dự án khi đưa ra nhiều yêu sách, trong đó gắn vấn đề chính trị là việc nước này gia nhập EU và yêu cầu đảm bảo cung ứng khí đốt rẻ như một phần của thoả thuận. Tiêu thụ khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng trên gấp đôi trong 6 năm qua, khiến cho nước này trở nên dễ bị tổn thương trước việc tăng giá khí đốt.
Ba quốc gia khai thác khí đốt lớn nhất ở Trung Á là Tukmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan từng không ký tuyên bố chung thúc đẩy dự án Nabucco. Trong khi đó, lại thỏa thuận với Nga tham gia vận chuyển khí đốt. Đến nay, ở Trung Á mới có Azerbaijan cam kết tham gia dự án và sẽ là nhà cung cấp chính. Ngoài ra, Iraq, Ai Cập và Syria cũng đã khẳng định cấp khí đốt cho dự án. Châu Âu đang thuyết phục Nigeria hợp tác thực hiện dự án.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, nếu không có ba nước Tukmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan thì Azerbaijan sẽ không đủ khí đốt cho dự án Nabucco. Châu Âu hiện tiêu thụ 700 tỷ m3 khí đốt hằng năm. Dự án Nabucco nếu được thực hiện cũng chỉ đảm bảo được 5% nhu cầu này vì Azerbaijan chỉ có thể cung cấp 4 tỷ m3 khí đốt một năm cho Nabucco.
Hơn nữa, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đường ống Nabucco sẽ phải đi qua phần đất của người Kurds. Đây là điều rất nguy hiểm vì những đường ống dẫn dầu qua đây thường là đối tượng của các vụ khủng bố.
Nếu so sánh hai dự án mà Nga đang xúc tiến là dự án Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Nam đều có ưu điểm là không đi qua nước trung gian, thì dự án Nabucco vừa tốn kém vừa ít hiệu quả kinh tế.