Khối ngoại bán ròng không ngớt tay, xả thêm hàng loạt cổ phiếu ngân hàng
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa hạ nhiệt bán ròng trong bối cảnh tỷ giá neo cao, nhóm nay xả ròng thêm 419.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 415.6 tỷ đồng.
![Ảnh minh họa.](https://media.vneconomy.vn/w800/images/upload/2023/08/21/nha-dau-tu.jpeg)
Áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng đã khiến chỉ số phải điều chỉnh vào phiên giao dịch hôm nay. Mặc dù mức giảm rất nhẹ không đáng kể 1,54 điểm lùi về vùng giá 1.266 nhưng đã khiến tâm lý nhà đầu tư ngay lập tức thận trọng, dòng tiền chững lại thanh khoản ba sàn hôm nay khớp lệnh chỉ đạt 12.600 tỷ đồng giảm mạnh so với phiên hôm qua.
Độ rộng cũng bị xấu đi 226 mã giảm trên 209 mã tăng. Nhóm ngân hàng sau những thông tin tích cực hôm qua về room tín dụng, hôm nay hàng loạt mã trả điểm, BID và MBB giảm trên 1%; các cổ phiếu còn lại giảm trung bình 0,70%. Nếu chỉ tính riêng nhóm này đã thổi bay 2 điểm của Vn-Index. Nhờ lực kéo lại từ các nhóm khác như bất động sản, vật liệu, chứng khoán, thực phẩm đồ uống, viễn thông nên chỉ số chỉ mất hơn 1 điểm.
Trong đó, nhóm nguyên vật liệu ghi nhận tăng ở cổ phiếu khoáng sản như MSR tăng 4,67%; KSV tăng 1,26%; HT1 tăng 2,03%. Nhóm thép ngược lại tiếp tục giảm trước những diến biến xấu về thuế quan. Bảo hiểm trở thành gương mặt đại diện của thị trường nhờ sức tăng mạnh ở hàng loạt cổ phiếu như BIC tăng 4,08%; VNR tăng 5,88%; MIG tăng 3,47%; BVH tăng 3,23%. Viễn thông có VGI tăng khá nhờ con số lợi nhuận bùng nổ trong quý 4 vừa qua.
Thị trường khó đánh trong ngắn hạn, dòng tiền luân chuyển liên tục giữa các nhóm vốn hóa lớn, vừa và nhỏ. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa hạ nhiệt bán ròng trong bối cảnh tỷ giá neo cao, nhóm nay xả ròng thêm 419.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 415.6 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Xây dựng và Vật liệu, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCG, VNM, VTP, MSN, KBC, FUEVFVND, VGC, PC1, FPT, BAF.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, HPG, VHM, HCM, VCB, STB, CTG, FRT, SSI.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 354.2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 359.0 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Dịch vụ tài chính. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, VCB, MWG, CTG, VCI, BID, HPG, HCM, NLG, FRT.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Xây dựng và Vật liệu, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: TCB, KBC, VCG, VIB, VTP, MSN, DCM, BVH, REE.
![Khối ngoại bán ròng không ngớt tay, xả thêm hàng loạt cổ phiếu ngân hàng - Ảnh 1](https://media.vneconomy.vn/w900/images/upload/2025/02/12/screen-shot-2025-02-12-at-18-17-58.png)
Tự doanh mua ròng 13.1 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 7.4 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 9/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm STB, MWG, LPB, OCB, FPT, VHM, VRE, SSI, VIB, TCB. Top bán ròng là nhóm Dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VCI, VCG, VIX, VNM, SSB, DPR, VTP, CTG, DPM, KDH.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 41.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 49.2 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Thực phẩm và đồ uống Top bán ròng có VNM, FPT, VHM, HDB, VCB, FUEVFVND, STB, DGC, NLG, DXG. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bán lẻ. Top mua ròng có TCB, MWG, VIB, REE, HPG, VSC, DCM, KBC, GMD, BVH.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.227,2 tỷ đồng, giảm -20,6% so với phiên liền trước và đóng góp 9,7% tổng giá trị giao dịch.
Đáng chú ý hôm nay nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (SHB, VPB, HDB, MBB), nhóm vốn hóa lớn (VIC, HPG, MWG) và SJS.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Xây dựng, Hóa chất, Thiết bị điện, Thiết bị và dịch vụ dầu khí trong khi giảm ở Ngân hàng, Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.