Khối tài chính phục hồi, Phố Wall khởi sắc
Ngày 11/2, một đợt gom mua cổ phiếu tài chính với “giá hời” đã giúp Phố Wall khởi sắc trở lại
Ngày 11/2, một đợt gom mua cổ phiếu tài chính với “giá hời” đã giúp Phố Wall khởi sắc trở lại.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 4% xuống 39,9 tỷ USD từ mức 41,6 tỷ USD trong tháng 11/2008. Như vậy trong năm 2008, thâm hụt thương mại của nước này là 677,1 tỷ USD - đây là năm thứ hai liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống.
Chuyển qua thông tin quan trọng khác, ngay sau khi Thượng viện thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 838 tỷ USD, các nhà làm luật đã đạt được thỏa thuận với đại diện Nhà Trắng về gói kích thích kinh tế.
Lãnh đạo của Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid cho biết, điểm khác biệt giữa phiên bản kế hoạch kích thích kinh tế vừa được hai bên đi đến thống nhất so với hai phiên bản của Hạ viện và Thượng viện đã được hợp nhất và số tiền còn lại là 789 tỷ USD. Dự kiến, kế hoạch này sẽ được Tổng thống Obama ký thông qua trong ngày 12/2 hoặc chậm nhất là ngày 15/2.
Các chỉ số tăng từ 0,4-0,8%
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại với biên độ dưới 1%, nhờ sự phục hồi của cổ phiếu khối tài chính. Với phiên tăng điểm này, chỉ số Dow Jones đã tăng 6,6% so với thời ngày 21/10 trong khi chỉ số S&P 500 tăng 12,5%.
Điểm đáng chú ý là khối lượng giao dịch trong phiên này đã giảm 400 triệu cổ phiếu trên cả hai sàn Nasdaq và NYSE so với phiên trước đó.
Sau nhiều ngày bị bán tháo, đặc biệt là sau khi giảm hơn 10% trong ngày 11/2, cổ phiếu khối tài chính đã đủ hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư mua vào để kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Chỉ số S&P Tài chính đã tăng hơn 5%, riêng cổ phiếu khối ngân hàng đã tăng 6%, trong đó cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 6%, Citigroup tiến thêm 10,2% lên 3,69 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America tăng 9,2% lên 6,07 USD/cổ phiếu.
Đà tăng của thị trường bị níu kéo bởi sự trượt giảm của cổ phiếu khối công nghệ, trong đó cổ phiếu Research in Motion mất 14,5%, cổ phiếu Nvidia Corp hạ 8,15%...
Bên cạnh đó, giá dầu đã xuống dưới 37 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Exxon Mobil trượt 2,1%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/2: chỉ số Dow Jones tăng 50,65 điểm, tương đương 0,64%, chốt ở mức 7.939,53.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 5,77 điểm, tương đương 0,38%, chốt ở mức 1.530,5.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 6,58 điểm, tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 833,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,36 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,24 tỷ cổ phiếu, thị trường có 5 mã tăng điểm thì có 4 mã giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu phục hồi
Ngân hàng của Thụy Sỹ Credit Suisse vừa thông báo thua lỗ 6 tỷ francs (5,2 tỷ USD), đưa tổng mức lỗ của ngân hàng này lên 8,2 tỷ francs (7,1 tỷ USD). Ngân hàng này cũng cho biết, trong năm 2009, hoạt động kinh doanh của họ sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Chứng khoán châu Âu đã phục hồi trở lại nhưng biên độ tăng điểm chỉ ở dưới 0,6% ở trên cả ba thị trường.
Cổ phiếu khối công nghệ và dược phẩm là hai nhân tố đầu tàu đưa thị trường lên điểm trong khi cổ phiếu khối tài chính vẫn tiếp tục trong xu hướng đi xuống.
Trong ngày, cổ phiếu Lloyds giảm 7,9%, cổ phiếu BNP Paribas mất 2,1%, cổ phiếu Natixis trượt 7,5%, cổ phiếu Aegon hạ 4,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 21,18 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 4.234,26.
Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,23%, trong khi chỉ số DAX của Đức tiến thêm 0,54%.
Chứng khoán châu Á phập phồng theo Phố Wall
Một ngày trước, chứng khoán Mỹ đã đồng loạt giảm hơn 4%, bất chấp kế hoạch giải cứu khối tài chính, cũng như gói kích thích kinh tế trị giá 838 tỷ USD đã được Thượng viện thông qua.
Dưới tác động từ diễn biến thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á cũng giảm điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính. Nguyên nhân tác động tới thị trường xuất phát từ sự hoài nghi của giới đầu tư châu Á về kế hoạch rót 2.000 tỷ để cứu thị trường tài chính Mỹ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật) đã giảm 1,8%. Thị trường chứng khoán Nhật phiên này nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 11/2, cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 1/2009 đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước- mức giảm mạnh nhất trong vòng 13 năm qua. Trong khi đó, nhập khẩu đã giảm tới 43,1% so với tháng 1/2008.
Trong tháng, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu đã giảm 17,4%, sang Mỹ giảm 9,8%. Về cơ cấu mặt hàng, hàng điện tử giảm 21%, thép hạ 32,5% và đồ chơi giảm 14,7%, so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, thặng dư thương mại của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trong tháng 1 đạt 39,11 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 4,34 điểm, tương đương 0,19%, chốt ở mức 2.260,82.
Hàn Quốc phiên này tiếp tục mất điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính như KB Financial Group, Shinhan Bank. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI đã giảm 8,69 điểm, tương đương 0,72%, chốt ở mức 1.190,18.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 1,1%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 2,46%. Chỉ số BSE của Ấn Độ trượt 0,54%, chỉ số ASX của Australia hạ 0,31%.
Hôm thứ Tư, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 4% xuống 39,9 tỷ USD từ mức 41,6 tỷ USD trong tháng 11/2008. Như vậy trong năm 2008, thâm hụt thương mại của nước này là 677,1 tỷ USD - đây là năm thứ hai liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống.
Chuyển qua thông tin quan trọng khác, ngay sau khi Thượng viện thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 838 tỷ USD, các nhà làm luật đã đạt được thỏa thuận với đại diện Nhà Trắng về gói kích thích kinh tế.
Lãnh đạo của Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid cho biết, điểm khác biệt giữa phiên bản kế hoạch kích thích kinh tế vừa được hai bên đi đến thống nhất so với hai phiên bản của Hạ viện và Thượng viện đã được hợp nhất và số tiền còn lại là 789 tỷ USD. Dự kiến, kế hoạch này sẽ được Tổng thống Obama ký thông qua trong ngày 12/2 hoặc chậm nhất là ngày 15/2.
Các chỉ số tăng từ 0,4-0,8%
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại với biên độ dưới 1%, nhờ sự phục hồi của cổ phiếu khối tài chính. Với phiên tăng điểm này, chỉ số Dow Jones đã tăng 6,6% so với thời ngày 21/10 trong khi chỉ số S&P 500 tăng 12,5%.
Điểm đáng chú ý là khối lượng giao dịch trong phiên này đã giảm 400 triệu cổ phiếu trên cả hai sàn Nasdaq và NYSE so với phiên trước đó.
Sau nhiều ngày bị bán tháo, đặc biệt là sau khi giảm hơn 10% trong ngày 11/2, cổ phiếu khối tài chính đã đủ hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư mua vào để kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Chỉ số S&P Tài chính đã tăng hơn 5%, riêng cổ phiếu khối ngân hàng đã tăng 6%, trong đó cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 6%, Citigroup tiến thêm 10,2% lên 3,69 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America tăng 9,2% lên 6,07 USD/cổ phiếu.
Đà tăng của thị trường bị níu kéo bởi sự trượt giảm của cổ phiếu khối công nghệ, trong đó cổ phiếu Research in Motion mất 14,5%, cổ phiếu Nvidia Corp hạ 8,15%...
Bên cạnh đó, giá dầu đã xuống dưới 37 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Exxon Mobil trượt 2,1%.
Biểu đồ diễn biến ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 11/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 11/2: chỉ số Dow Jones tăng 50,65 điểm, tương đương 0,64%, chốt ở mức 7.939,53.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 5,77 điểm, tương đương 0,38%, chốt ở mức 1.530,5.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 6,58 điểm, tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 833,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,36 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,24 tỷ cổ phiếu, thị trường có 5 mã tăng điểm thì có 4 mã giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu phục hồi
Ngân hàng của Thụy Sỹ Credit Suisse vừa thông báo thua lỗ 6 tỷ francs (5,2 tỷ USD), đưa tổng mức lỗ của ngân hàng này lên 8,2 tỷ francs (7,1 tỷ USD). Ngân hàng này cũng cho biết, trong năm 2009, hoạt động kinh doanh của họ sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Chứng khoán châu Âu đã phục hồi trở lại nhưng biên độ tăng điểm chỉ ở dưới 0,6% ở trên cả ba thị trường.
Cổ phiếu khối công nghệ và dược phẩm là hai nhân tố đầu tàu đưa thị trường lên điểm trong khi cổ phiếu khối tài chính vẫn tiếp tục trong xu hướng đi xuống.
Trong ngày, cổ phiếu Lloyds giảm 7,9%, cổ phiếu BNP Paribas mất 2,1%, cổ phiếu Natixis trượt 7,5%, cổ phiếu Aegon hạ 4,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 21,18 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 4.234,26.
Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,23%, trong khi chỉ số DAX của Đức tiến thêm 0,54%.
Chứng khoán châu Á phập phồng theo Phố Wall
Một ngày trước, chứng khoán Mỹ đã đồng loạt giảm hơn 4%, bất chấp kế hoạch giải cứu khối tài chính, cũng như gói kích thích kinh tế trị giá 838 tỷ USD đã được Thượng viện thông qua.
Dưới tác động từ diễn biến thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á cũng giảm điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính. Nguyên nhân tác động tới thị trường xuất phát từ sự hoài nghi của giới đầu tư châu Á về kế hoạch rót 2.000 tỷ để cứu thị trường tài chính Mỹ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật) đã giảm 1,8%. Thị trường chứng khoán Nhật phiên này nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 11/2, cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng 1/2009 đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước- mức giảm mạnh nhất trong vòng 13 năm qua. Trong khi đó, nhập khẩu đã giảm tới 43,1% so với tháng 1/2008.
Trong tháng, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu đã giảm 17,4%, sang Mỹ giảm 9,8%. Về cơ cấu mặt hàng, hàng điện tử giảm 21%, thép hạ 32,5% và đồ chơi giảm 14,7%, so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, thặng dư thương mại của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trong tháng 1 đạt 39,11 tỷ USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 4,34 điểm, tương đương 0,19%, chốt ở mức 2.260,82.
Hàn Quốc phiên này tiếp tục mất điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu khối tài chính như KB Financial Group, Shinhan Bank. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI đã giảm 8,69 điểm, tương đương 0,72%, chốt ở mức 1.190,18.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 1,1%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 2,46%. Chỉ số BSE của Ấn Độ trượt 0,54%, chỉ số ASX của Australia hạ 0,31%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.888,88 | 7.939,53 | 50,65 | 0,64 |
Nasdaq | 1.524,73 | 1.530,50 | 5,77 | 0,38 | |
S&P 500 | 827,16 | 833,74 | 6,58 | 0,80 | |
Anh | FTSE 100 | 4.213,08 | 4.234,26 | 21,18 | 0,50 |
Đức | DAX | 4.505,54 | 4.530,09 | 24,55 | 0,54 |
Pháp | CAC 40 | 3.020,75 | 3.027,72 | 6,97 | 0,23 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.526,10 | 4.575,95 | 49,85 | 1,10 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.945,94 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.880,64 | 13.539,21 | 341,43 | 2,46 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.198,87 | 1.190,18 | 8,69 | 0,72 |
Singapore | Straits Times | 1.700,34 | 1.720,26 | 16,97 | 1,00 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.265,16 |
2.260,82 |
4,34 | 0,19 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.590,60 | 9.595,58 | 51,89 | 0,54 |
Australia | ASX | 3.428,60 | 3.418,10 | 10,50 | 0,31 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |