Khơi vốn đầu tư từ Đông Âu
Thủ tướng và đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Đông Âu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Liên bang Nga, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Ba Lan từ ngày 9-15/9.
Chuyến thăm được ghi nhận là đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại và khơi dậy những luồng vốn đầu tư từ 3 thị trường lớn của Đông Âu vào Việt Nam.
Đề tài thương mại và đầu tư luôn chiếm vị trí quan trọng trong nghị trình làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn 60 doanh nhân tháp tùng. Đây cũng là một ưu tiên trong những cuộc thảo luận giữa Thủ tướng với các nhà lãnh đạo 3 nước.
Tại Ba Lan, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski, hai bên đều bày tỏ quyết tâm phấn đấu nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên trên 500 triệu USD trong một vài năm tới; tăng cường và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như đóng và sửa chữa tàu biển, năng lượng, chế biến nông sản, thực phẩm; đồng thời thiết lập quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn và các địa phương hai nước.
Thủ tướng Ba Lan cho biết Chính phủ Ba Lan luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, Ba Lan sẽ tiếp tục tài trợ tín dụng cho Việt Nam để phát triển ngành đóng tàu, đổi lại Việt Nam sẽ mua các thiết bị tàu thuỷ của Ba Lan. Hai nhà lãnh đạo thống nhất sớm bàn bạc việc mở đường bay trực tiếp giữa hai nước.
Hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký thông qua những nội dung đã thoả thuận của Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về việc cung cấp tín dụng ưu đãi trị giá hơn 16,47 triệu Euro cho xây dựng Trung tâm thí nghiệm trọng điểm quốc gia để thử mô hình tàu thuỷ tại Khu công nghệ Hoà Lạc.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Ba Lan - Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp Ba Lan đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực đóng tàu, khai khoáng, dược phẩm, sản xuất và chế biến nông sản; mở rộng việc hợp tác sang các lĩnh vực mới, nhiều tiềm năng như du lịch, xuất khẩu lao động, môi trường, thủy sản.
Thủ tướng cũng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ba Lan và cho biết Chính phủ hai nước đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, tìm kiếm đối tác. Tại diễn đàn, Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng về việc Chính phủ Ba Lan ưu đãi tín dụng 300 triệu USD cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
Tại Cộng hòa Czech, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Czech Mirek Topolanek đã tham dự Diễn đàn phát triển thương mại và đầu tư, quy tụ hơn 300 doanh nghiệp hai nước. Hai nhà lãnh đạo đều khẳng định, Chính phủ hai nước cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Czech và Việt Nam tìm kiếm, mở rộng hợp tác đầu tư.
Tại đây, doanh nghiệp hai nước đã ký kết 7 hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD, dự án lớn nhất là xây cụm nhà máy điện công suất 3.000 MW do Tổng công ty Điện lực Czech liên doanh với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng cụm nhà máy điện tại tỉnh Trà Vinh trị giá đầu tư 3 tỷ USD. Dự kiến nhà máy sẽ cung cấp khoảng 20% tổng sản lượng điện của cả nước.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Xuất khẩu Czech ký hợp đồng hợp tác xây dựng nhà máy bia trị giá 150 triệu USD. Ngân hàng thương mại Czech ký hợp đồng hợp tác 350 triệu USD để phát triển du lịch, xây dựng với Công ty Trường Thịnh.
Trước đó, trong chuyến thăm Liên bang Nga, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các doanh nghiệp Liên bang Nga đầu tư tại Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam luôn coi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Sự thành công của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam.
Một số thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế trong các lĩnh vực: viễn thông, tài chính, cơ khí, chế tạo máy, xây dựng, xuất nhập khẩu hàng hóa... cũng đã được ký kết, tổng trị giá gần 1 tỷ USD.
Chuyến thăm được ghi nhận là đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại và khơi dậy những luồng vốn đầu tư từ 3 thị trường lớn của Đông Âu vào Việt Nam.
Đề tài thương mại và đầu tư luôn chiếm vị trí quan trọng trong nghị trình làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn 60 doanh nhân tháp tùng. Đây cũng là một ưu tiên trong những cuộc thảo luận giữa Thủ tướng với các nhà lãnh đạo 3 nước.
Tại Ba Lan, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski, hai bên đều bày tỏ quyết tâm phấn đấu nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên trên 500 triệu USD trong một vài năm tới; tăng cường và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực như đóng và sửa chữa tàu biển, năng lượng, chế biến nông sản, thực phẩm; đồng thời thiết lập quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn và các địa phương hai nước.
Thủ tướng Ba Lan cho biết Chính phủ Ba Lan luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, Ba Lan sẽ tiếp tục tài trợ tín dụng cho Việt Nam để phát triển ngành đóng tàu, đổi lại Việt Nam sẽ mua các thiết bị tàu thuỷ của Ba Lan. Hai nhà lãnh đạo thống nhất sớm bàn bạc việc mở đường bay trực tiếp giữa hai nước.
Hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký thông qua những nội dung đã thoả thuận của Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về việc cung cấp tín dụng ưu đãi trị giá hơn 16,47 triệu Euro cho xây dựng Trung tâm thí nghiệm trọng điểm quốc gia để thử mô hình tàu thuỷ tại Khu công nghệ Hoà Lạc.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Ba Lan - Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp Ba Lan đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực đóng tàu, khai khoáng, dược phẩm, sản xuất và chế biến nông sản; mở rộng việc hợp tác sang các lĩnh vực mới, nhiều tiềm năng như du lịch, xuất khẩu lao động, môi trường, thủy sản.
Thủ tướng cũng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ba Lan và cho biết Chính phủ hai nước đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, tìm kiếm đối tác. Tại diễn đàn, Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng về việc Chính phủ Ba Lan ưu đãi tín dụng 300 triệu USD cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
Tại Cộng hòa Czech, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Czech Mirek Topolanek đã tham dự Diễn đàn phát triển thương mại và đầu tư, quy tụ hơn 300 doanh nghiệp hai nước. Hai nhà lãnh đạo đều khẳng định, Chính phủ hai nước cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Czech và Việt Nam tìm kiếm, mở rộng hợp tác đầu tư.
Tại đây, doanh nghiệp hai nước đã ký kết 7 hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD, dự án lớn nhất là xây cụm nhà máy điện công suất 3.000 MW do Tổng công ty Điện lực Czech liên doanh với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng cụm nhà máy điện tại tỉnh Trà Vinh trị giá đầu tư 3 tỷ USD. Dự kiến nhà máy sẽ cung cấp khoảng 20% tổng sản lượng điện của cả nước.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Xuất khẩu Czech ký hợp đồng hợp tác xây dựng nhà máy bia trị giá 150 triệu USD. Ngân hàng thương mại Czech ký hợp đồng hợp tác 350 triệu USD để phát triển du lịch, xây dựng với Công ty Trường Thịnh.
Trước đó, trong chuyến thăm Liên bang Nga, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các doanh nghiệp Liên bang Nga đầu tư tại Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam luôn coi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Sự thành công của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chính là thành công của Việt Nam.
Một số thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế trong các lĩnh vực: viễn thông, tài chính, cơ khí, chế tạo máy, xây dựng, xuất nhập khẩu hàng hóa... cũng đã được ký kết, tổng trị giá gần 1 tỷ USD.