Không có kế hoạch kinh doanh, liệu có ổn?
Kế hoạch là công việc đoán trước của con người về tương lai, ứng phó với sự không chắc chắn và đưa ra các giả thuyết
Tháng Giêng rồi, trên tờ Wall Street Journal đã đăng một bài viết gây khá nhiều tranh luận: “Liệu các công ty mới khởi nghiệp có thật sự cần một kế hoạch kinh doanh bài bản?”.
Bài báo trích dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp vẫn thất bại mặc dầu có bản kế hoạch kinh doanh không chê vào đâu được, cũng như cho thấy nhiều doanh nghiệp khởi sự thành công mà chẳng cần kế hoạch kinh doanh gì cả. Bài báo cho rằng quan trọng nhất vẫn là chủ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh chứ không phải là bản kế hoạch kinh doanh.
Tim Berry, Giám đốc Công ty Phần mềm Palo Alto, cho rằng những nhận xét trên không có gì mới. Các kế hoạch kinh doanh quả thật đã được đánh giá quá cao và sử dụng sai mục đích, trong khi đó quá trình hoạch định kinh doanh mới thật sự là quan trọng.
Tất cả mọi doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp mới, đều cần biết hoạch định. Cách đây chừng 60 năm, ông Dwight D. Eishenhower từng nói: “Kế hoạch là vô dụng, chỉ hoạch định mới quan trọng”.
Kế hoạch là công việc đoán trước của con người về tương lai, ứng phó với sự không chắc chắn và đưa ra các giả thuyết. Quá trình hoạch định là tuyệt đối cần thiết đối với một cá nhân. Quá trình hoạch định của một doanh nhân khởi sự kinh doanh nên bắt đầu bằng một kế hoạch và tiếp tục cũng với một kế hoạch cùng với sự đối chiếu thực hiện, theo dõi quá trình triển khai và sửa sai chấn chỉnh nếu cần.
Quá trình hoạch định quan trọng cũng giống như tay cầm vô lăng để lái xe vậy; lúc nào cũng cần xoay chuyển sao cho xe chạy đúng luồng đường. Hoạch định chính là kiểm soát định mệnh của bạn. Thiết lập các mục đích kinh doanh và vạch ra các bước cần thiết để đạt mục đích.
Trong khi kế hoạch của bạn có thể sai, làm sao bạn biết sự việc đang đi trật đường nếu không có trước một bản kế hoạch. Bạn không thể vạch một đường mà không có điểm khởi đầu, điểm kết thúc.
Để có kết quả tốt nhất, công việc hoạch định nên chắc chắn và cụ thể. Đối với mỗi bước trong kế hoạch, hãy xác định rõ ngày tháng, hạn cuối và phân công trách nhiệm rõ ràng. Bạn không thể theo dõi sự tiến bộ và làm cho công ty của bạn hoạt động một cách hiệu quả nếu kế hoạch của bạn không rõ ràng và chỉ được làm một cách đại khái.
Trong thời gian triển khai, mặc dầu đã tính toán cẩn thận, kế hoạch có thể mất tác dụng. Tất cả điều bạn cần làm là tập trung theo thứ tự ưu tiên, chú trọng vào các điểm mạnh của bạn và dựa vào năng lực cốt lõi, sự định vị và sự khác biệt.
Công tác hoạch định trong đời thường có chức năng như một sơ đồ dạng chuỗi. Khi bạn khởi sự doanh nghịêp bạn cần bản kế hoạch kinh doanh. Nhà đầu tư, dù ai đó nói rằng mình không cần kế hoạch kinh doanh, cũng cần biết chiến lược của bạn, các điểm tập trung, ưu tiên, cam kết, ngày tháng và hạn chót.
Dù hình thức gì, nội dung bản kế hoạch cũng cần những điểm như thế. Nếu bạn không làm kế hoạch cho ai bên ngoài, bạn chí ít cũng cần các gạch đầu dòng cho chính mình. Ngắn gọn và viết trên cả bao thư cũng chẳng sao; không ai đánh giá giá trị bản kế hoạch kinh doanh bằng trọng lượng hay số trang.
Nếu bạn viết đủ trên bao thư, hãy cứ viết. Nếu bạn biết lập bản trình chiếu PowerPoint, hãy cứ lập. Mặc dù bạn không cần một bản kế hoạch kinh doanh bài bản, nhưng chí ít bạn cũng nên tiến hành các bước của quá trình hoạch định. Sẽ thật nguy hiểm nếu làm ăn mà không cần một bản kế hoạch.
Bài báo trích dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp vẫn thất bại mặc dầu có bản kế hoạch kinh doanh không chê vào đâu được, cũng như cho thấy nhiều doanh nghiệp khởi sự thành công mà chẳng cần kế hoạch kinh doanh gì cả. Bài báo cho rằng quan trọng nhất vẫn là chủ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh chứ không phải là bản kế hoạch kinh doanh.
Tim Berry, Giám đốc Công ty Phần mềm Palo Alto, cho rằng những nhận xét trên không có gì mới. Các kế hoạch kinh doanh quả thật đã được đánh giá quá cao và sử dụng sai mục đích, trong khi đó quá trình hoạch định kinh doanh mới thật sự là quan trọng.
Tất cả mọi doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp mới, đều cần biết hoạch định. Cách đây chừng 60 năm, ông Dwight D. Eishenhower từng nói: “Kế hoạch là vô dụng, chỉ hoạch định mới quan trọng”.
Kế hoạch là công việc đoán trước của con người về tương lai, ứng phó với sự không chắc chắn và đưa ra các giả thuyết. Quá trình hoạch định là tuyệt đối cần thiết đối với một cá nhân. Quá trình hoạch định của một doanh nhân khởi sự kinh doanh nên bắt đầu bằng một kế hoạch và tiếp tục cũng với một kế hoạch cùng với sự đối chiếu thực hiện, theo dõi quá trình triển khai và sửa sai chấn chỉnh nếu cần.
Quá trình hoạch định quan trọng cũng giống như tay cầm vô lăng để lái xe vậy; lúc nào cũng cần xoay chuyển sao cho xe chạy đúng luồng đường. Hoạch định chính là kiểm soát định mệnh của bạn. Thiết lập các mục đích kinh doanh và vạch ra các bước cần thiết để đạt mục đích.
Trong khi kế hoạch của bạn có thể sai, làm sao bạn biết sự việc đang đi trật đường nếu không có trước một bản kế hoạch. Bạn không thể vạch một đường mà không có điểm khởi đầu, điểm kết thúc.
Để có kết quả tốt nhất, công việc hoạch định nên chắc chắn và cụ thể. Đối với mỗi bước trong kế hoạch, hãy xác định rõ ngày tháng, hạn cuối và phân công trách nhiệm rõ ràng. Bạn không thể theo dõi sự tiến bộ và làm cho công ty của bạn hoạt động một cách hiệu quả nếu kế hoạch của bạn không rõ ràng và chỉ được làm một cách đại khái.
Trong thời gian triển khai, mặc dầu đã tính toán cẩn thận, kế hoạch có thể mất tác dụng. Tất cả điều bạn cần làm là tập trung theo thứ tự ưu tiên, chú trọng vào các điểm mạnh của bạn và dựa vào năng lực cốt lõi, sự định vị và sự khác biệt.
Công tác hoạch định trong đời thường có chức năng như một sơ đồ dạng chuỗi. Khi bạn khởi sự doanh nghịêp bạn cần bản kế hoạch kinh doanh. Nhà đầu tư, dù ai đó nói rằng mình không cần kế hoạch kinh doanh, cũng cần biết chiến lược của bạn, các điểm tập trung, ưu tiên, cam kết, ngày tháng và hạn chót.
Dù hình thức gì, nội dung bản kế hoạch cũng cần những điểm như thế. Nếu bạn không làm kế hoạch cho ai bên ngoài, bạn chí ít cũng cần các gạch đầu dòng cho chính mình. Ngắn gọn và viết trên cả bao thư cũng chẳng sao; không ai đánh giá giá trị bản kế hoạch kinh doanh bằng trọng lượng hay số trang.
Nếu bạn viết đủ trên bao thư, hãy cứ viết. Nếu bạn biết lập bản trình chiếu PowerPoint, hãy cứ lập. Mặc dù bạn không cần một bản kế hoạch kinh doanh bài bản, nhưng chí ít bạn cũng nên tiến hành các bước của quá trình hoạch định. Sẽ thật nguy hiểm nếu làm ăn mà không cần một bản kế hoạch.