22:28 28/06/2022

Không có SAB, FPT, BVH, NTP, BMI trong danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC

Hà Anh

Trong danh sách thoái vốn 2022, SCIC đã bán vốn thành công tại 17 doanh nghiệp - trong đó, có 28% vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (mã AGM-HOSE), 49% vốn Tổng công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (mã HEJ-UPCoM), 51% vốn tại CTCP Khoáng sản Tuyên Quang; 51% vốn tại CTCP Quản lý đường thuỷ nội địa số 14; 16% tại CTCP In Khoa học Kỹ thuật (mã IKH-UPCoM)...

Tính đến ngày 31/12/2021, SCIC đã thực hiện công bố thông tin bán vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó đấu giá thành công tại 6 doanh nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/2021, SCIC đã thực hiện công bố thông tin bán vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó đấu giá thành công tại 6 doanh nghiệp.

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố danh sách thoái vốn năm 2022.

Theo đó, trong danh sách thoái vốn của SCIC có 101 doanh nghiệp - trong đó có những cái tên “hot” trên thị trường chứng khoán như Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP-UPCoM), Nhiệt điện Hải Phòng (mã HTP-HNX), Nhựa Bình Minh (mã BMP-HOSE ), Nhựa Việt Nam (mã VNP-UPCoM ), Tổng công ty Licogi (mã LIC-UPCoM ), Seaprodex (mã SEA-UPCoM )…

Trước đó, vào tháng 5/2021, SCIC đã công bố danh sách 88 doanh nghiệp dự kiến sẽ triển khai bán vốn, trong số này có 31 doanh nghiệp đã có mã cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính đã có văn bản số 11910/BTC-TCDN gửi SCIC đề nghị tập trung triển khai thoái vốn tại ba doanh nghiệp là: Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH-HOSE), Tổng CTCP Bảo Minh (mã BMI-HOSE) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP-HOSE). Hiện tỷ lệ sở hữu của SCIC tại 3 cổ phiếu này lần lượt là 3,26%; 50,70% và 37,11% với tổng vốn Nhà Nước là hơn 1.121 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong danh sách thoái vốn năm 2022 không có mặt các doanh nghiệp như: Sabeco, Nhựa Tiền Phong, FPT, Bảo Việt, Vinatex, Tập đoàn Bảo Việt…

Trong danh sách thoái vốn 2022, SCIC đã bán vốn thành công tại 17 doanh nghiệp - trong đó, có 28% vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (mã AGM-HOSE), 49% vốn Tổng công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (mã HEJ-UPCoM), 51% vốn tại CTCP Khoáng sản Tuyên Quang; 51% vốn tại CTCP Quản lý đường thuỷ nội địa số 14; 16% tại CTCP In Khoa học Kỹ thuật (mã IKH-UPCoM)...

Mới đây, SCIC tiếp tục triển khai thoái vốn tại Địa ốc Vĩnh Long, Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Tổng công ty Thăng Long, Vật liệu xây dựng Bến Tre - trong đó, phiên đấu giá cổ phiếu Tổng công ty Thăng Long không thành do không có nhà đầu tư quan tâm.

Được biết, kết thúc năm 2021, SCIC ghi nhận doanh thu đạt 7.213 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế ước đạt 9.602 tỷ đồng, bằng 291% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt 8.563 tỷ đồng, bằng 259% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước gần 9.577 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2021, SCIC đã thực hiện công bố thông tin bán vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó đấu giá thành công tại 6 doanh nghiệp. Doanh thu bán vốn năm 2021 đạt 1.390 tỷ đồng trên giá vốn 457 tỷ đồng, đạt chênh lệch bán vốn 933 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu và chênh lệch bán vốn tương ứng đạt 169% và 297% so với kế hoạch. Ngoài ra, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang và Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam đã bán thành công trong tháng 12/2021, doanh thu đạt hơn 362 tỷ đồng, nhà đầu tư hoàn tất nộp tiền đầu tháng 1/2022.

Không có SAB, FPT, BVH, NTP, BMI trong danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC - Ảnh 1
Không có SAB, FPT, BVH, NTP, BMI trong danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC - Ảnh 2
Không có SAB, FPT, BVH, NTP, BMI trong danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC - Ảnh 3
Không có SAB, FPT, BVH, NTP, BMI trong danh sách thoái vốn năm 2022 của SCIC - Ảnh 4
Danh sách 101 doanh nghiệp bán vốn của SCIC năm 2022.
Danh sách 101 doanh nghiệp bán vốn của SCIC năm 2022.