18:16 06/04/2023

Không được cấp phép lưu hành xe quá tải trọng, VATA “lo” nhiều doanh nghiệp vận tải bị phạt hợp đồng

Anh Nhi

Việc không được cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn từ giữa tháng 3/2023 đến nay khiến vận tải các loại hàng siêu trường, siêu trọng gặp khó, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phạt hợp đồng…

Nhu cầu vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng rất đa dạng và có khối lượng khá lớn.
Nhu cầu vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng rất đa dạng và có khối lượng khá lớn.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị tiếp tục cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng và tổ hợp xe xe quá khổ chở ô tô để giúp các doanh nghiệp vận tải hoạt động ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Theo VATA, việc không được cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn từ giữa tháng 3/2023 đến nay, nếu không được giải quyết sớm sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tiến độ đầu tư xây dựng các công trình, ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư. Đặc biệt, việc này sẽ khiến các  doanh nghiệp vận tải có nguy cơ bị phạt theo hợp đồng kinh tế do không thực hiện được hợp đồng vận tải đã ký kết trước đó.

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng rất đa dạng và có khối lượng khá lớn. Từ nhiều năm nay, việc vận chuyển ô tô và xe máy từ nơi sản xuất lắp ráp hay các cảng biển tới các đại lý đều bằng phương tiện ô tô chuyên dùng. Do đó, việc cấp giấy phép lưu hành xe để vận chuyển các loại hàng nói trên là tất yếu vì dù có vận chuyển qua các phương thức vận tải khác thì vận chuyển bằng đường bộ từ nơi sản xuất, cửa khẩu, cảng đến điểm đến cuối cùng.

Để đáp ứng nhu cầu nói trên, hàng trăm công ty chuyên vận tải các loại hàng siêu trường, siêu trọng  đã đầu tư hàng nghìn phương tiện chuyên dùng như sơmi rơ- moóc có nhiều trục, có nhiều module để ghép nối với nhau phù hợp với cấu kiện hàng và không gây quá tái lên mặt dường và cầu...

Đối với vận chuyển ô tô, xe máy cũng có hàng chục doanh nghiệp với hàng trăm xe chuyên dùng. Các phương tiện này được nhập khẩu vào Việt Nam theo tiêu chuẩn hoặc thông lệ quốc tế hoặc được sản xuất lắp ráp tại Việt Nam, được kiểm định theo quy định và đã hoạt động trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng có thể chờ bằng ô tô thường và không phải cấp giấy phép lưu hành.

“Điều này là không phù hợp vì như vậy chi phí sẽ tăng rất cao, tăng tiêu thụ nhiên liệu, tăng ô nhiễm môi trường vì ô tô thông thường chi chờ 1 + 2 xe còn phương tiện đang sử dụng chở được 6 xe”, VATA cho biết.

Ngoài ra, theo VATA, quản lý hoạt động vận tải hàng siêu trường, siêu trọng được quy định tại Điều 76 Luật Giao thông đường bộ 2008, Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 7/9/2015 và Văn bản số 8146/ TCDBVN-ATGT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư 46.

Qua đó, việc vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải ô tô - xe máy bằng ô tô chuyên dụng đã di vào ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải. Quá trình thực hiện cũng không thấy phát sinh vấn để gì nguy cơ đối với công trình giao thông và an toàn giao thông.

Tùy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, Cục Đường bộ Việt Nam có một số công văn hướng dẫn về cấp giấy phép lưu hành vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng như. Theo đó, có một số nội dung không phù hợp với Thông tư số 46/2015 và Công văn hướng dẫn số 8146/TCĐBVN-ATGT gây nên lúng túng, bị động trong viiệc xem xét cấp giấy phép lưu hành xe.

Cục Đường bộ Việt Nam đã đưa dữ liệu về tình trạng cầu đường lên cổng thổng tin điện tử nhưng còn thiếu và rất khó tìm. Do đó, rất khó khăn cho vìệc tra cứu. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ làm công tác cấp giấy phép lưu hành xe cũng biến động nhiều, có một số mới bổ sung luân chuyên chưa được tập huấn nghiệp vụ nên rất lúng túng, chưa đủ tự tin trong quá trình xem xét cấp giấy phép lưu hành xe.

Do vậy, VATA kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và chỉ đạo tiếp tục cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng và tổ hợp xe xe quá khổ chở ô tô để giúp các doanh nghiệp vận tải hoạt động ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

“Trường hợp thay đổi ảnh hưởng đến phạm vi rộng phải có sơ kết đánh giá và đưa ra lội trình để giúp các doanh nghiệp vận tải hoạt động ổn định và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tiến độ xây dựng các công trình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…”, VATA nêu quan điểm.