Không xin từ nhiệm, vẫn có thể miễn nhiệm nhân sự cấp cao
Sau Đại hội Đảng 12, một số chức danh không tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nữa
2016 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng 12, nên việc kiện toàn nhân sự cấp cao tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 13 là để có động lực mới và khí thế mới, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của VnEconomy tại cuộc họp báo chiều 18/3.
Sau Đại hội Đảng 12, một số chức danh không tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nữa, mà đến tháng 7 Quốc hội khoá mới mới tiến hành phiên họp đầu tiên thì thời gian tương đối dài, ông Phúc giải thích.
Về nhân sự cụ thể, ông Phúc cho biết tại kỳ họp Đảng sẽ giới thiệu để Quốc hội quyết định.
Công tác cán bộ là của Đảng và danh sách chính thức vẫn phải chờ Trung ương trình ra Quốc hội, ông Phúc nói.
Đây là kiện toàn các chức danh vẫn thuộc khoá 13, còn kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá 14 vẫn sẽ tiến hành bầu và phê chuẩn các chức danh chủ chốt của Nhà nước khoá mới, ông cho biết thêm
Vẫn theo ông Phúc, thì đây không phải lần đầu tiên có tiền lệ này, mà ở kỳ họp thứ 9 của khoá 11 cũng đã kiện toàn các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ: đến nay, Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội đã có đơn từ nhiệm hay chưa, khi mà đến tháng 7 mới hết nhiệm kỳ, ông Phúc khẳng định nhiệm kỳ là 5 năm, nhưng theo luật, nếu các chức danh không có đơn từ nhiệm, thì cơ quan trình Quốc hội bầu các chức danh này có thể trình Quốc hội miễn nhiệm.
Cái đó được thực hiện đúng luật, ông Phúc nhấn mạnh.
Tại buổi họp báo, ông Lê Minh Thông, Phó tổng thư ký Quốc hội nhấn mạnh, đây là kỳ họp cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng với Quốc hội khoá 13.
Với khoảng 19 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành 10 ngày rưỡi (từ 31/3 đến 12/4) để xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước.
Ông Thông nêu rõ, có nội dung này là vì sau Đại hội Đảng 12, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư.
Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội 12, và thống nhất cao là sẽ kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội 12, và Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp này, ông Thông nói.
Sau Đại hội Đảng 12, một số chức danh không tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nữa, mà đến tháng 7 Quốc hội khoá mới mới tiến hành phiên họp đầu tiên thì thời gian tương đối dài, ông Phúc giải thích.
Về nhân sự cụ thể, ông Phúc cho biết tại kỳ họp Đảng sẽ giới thiệu để Quốc hội quyết định.
Công tác cán bộ là của Đảng và danh sách chính thức vẫn phải chờ Trung ương trình ra Quốc hội, ông Phúc nói.
Đây là kiện toàn các chức danh vẫn thuộc khoá 13, còn kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá 14 vẫn sẽ tiến hành bầu và phê chuẩn các chức danh chủ chốt của Nhà nước khoá mới, ông cho biết thêm
Vẫn theo ông Phúc, thì đây không phải lần đầu tiên có tiền lệ này, mà ở kỳ họp thứ 9 của khoá 11 cũng đã kiện toàn các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ: đến nay, Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội đã có đơn từ nhiệm hay chưa, khi mà đến tháng 7 mới hết nhiệm kỳ, ông Phúc khẳng định nhiệm kỳ là 5 năm, nhưng theo luật, nếu các chức danh không có đơn từ nhiệm, thì cơ quan trình Quốc hội bầu các chức danh này có thể trình Quốc hội miễn nhiệm.
Cái đó được thực hiện đúng luật, ông Phúc nhấn mạnh.
Tại buổi họp báo, ông Lê Minh Thông, Phó tổng thư ký Quốc hội nhấn mạnh, đây là kỳ họp cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng với Quốc hội khoá 13.
Với khoảng 19 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành 10 ngày rưỡi (từ 31/3 đến 12/4) để xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước.
Ông Thông nêu rõ, có nội dung này là vì sau Đại hội Đảng 12, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư.
Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội 12, và thống nhất cao là sẽ kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội 12, và Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp này, ông Thông nói.