“Khủng hoảng Ukraine không phải chiến tranh lạnh mới”
Phản ứng trước bài phát biểu của Tổng thống Obama, thị trường chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm điểm
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua (26/3) phát biểu rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine “không phải là một cuộc chiến tranh lạnh mới mà chúng tôi đang bước vào”.
Tin từ AP cho biết, người đứng đầu Nhà Trắng cũng nói thêm rằng, Nga không được đối xử với các quốc gia láng giềng như những gì mà Moscow đã làm ở Ukraine.
Các tuyên bố nói trên được ông Obama đưa ra trong một bài phát biểu ở Brussels trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu về cuộc khủng hoàng Ukraine. Theo Tổng thống Mỹ, bất kỳ nỗ lực tuyên truyền nào của Chính phủ Nga cũng không thể biến những gì mà Nga đã làm sai trở thành đúng trong con mắt của thế giới.
Đến nay, Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu cùng nhiều quốc gia khác vẫn nhất mực không công nhận việc Crimea gia nhập Nga, coi đây là một hành động bất hợp pháp. Ông Obama nói rằng, Nga đang thách thức những sự thật mà mới chỉ vài tuần trước còn là điều hiển nhiên: các đường biên giới không thể được vẽ lại bằng vũ lực, luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, và người dân có quyền tự quyết định tương lai của mình.
Các nhà lãnh đạo phương Tây hôm qua tiếp tục đưa ra những cảnh báo đối với Nga nhằm gây sức ép buộc Moscow phải xuống thang trong vấn đề Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, châu Âu sẽ tiến tới có “sự đáp trả cứng rắn” nếu căng thẳng ở Ukraine leo thang, cho dù EU vẫn muốn tránh phải áp dụng những lệnh trừng phạt kinh tế rộng rãi hơn.
“Nga phải biết rằng, nếu một số hiệp ước quốc tế còn bị vi phạm thêm, thì lúc đó chúng tôi sẽ sẵn sàng”, bà Merkel phát biểu ở Berlin.
Trong khi đó, Ukraine đang chờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tung cho một gói cứu trợ để vực dậy nền kinh tế trong tình trạng suy sụp. Một phát ngôn viên của Thủ tướng Ukraine Arseniy Atsenyuk cho biết, một thỏa thuận sơ bộ giữa Kiev với IMF dự kiến sẽ được ký trong ngày hôm nay. Ukraine hy vọng sẽ được IMF cho vay 15-20 tỷ USD.
Theo giới phân tích, vấn đề thời gian đang rất quan trọng đối với gói cứu trợ của IMF dành cho Ukraine. Có ý kiến cho rằng, nếu tiền cứu trợ của IMF không được giải ngân trong tháng tới, sự hợp tác của tổ chức này sẽ không cứu được Ukraine khỏi bờ vực phá sản cấp quốc gia và khủng hoảng chính trị leo thang.
Tại Crimea, quân Nga tiếp tục tăng cường kiểm soát bán đảo này. Cùng với đó, quân Nga tiếp tục tập trung dọc biên giới với Ukraine, một động thái mà phương Tây cho là chuẩn bị tiến vào các vùng đất khác của Ukraine.
Phát biểu hôm qua, Tổng thống Obama nói rằng, tình hình ở Ukraine không thể có một câu trả lời dễ dàng hay một giải pháp quân sự nào. Tuy vậy, ông Obama nói rằng, mọi thành viên của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) “phải bước lên và chia sẻ gánh nặng” đối với sự phòng vệ tập thể của liên minh, cũng như vai trò duy trì an ninh quốc tế.
Phản ứng trước bài phát biểu của Tổng thống Obama, thị trường chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm điểm, xóa sạch thành quả tăng trước đó, do các nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể leo thang. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 giảm 0,7%, sau khi tiến sát ngưỡng cao kỷ lục thiết lập hôm 7/3.
Tin từ AP cho biết, người đứng đầu Nhà Trắng cũng nói thêm rằng, Nga không được đối xử với các quốc gia láng giềng như những gì mà Moscow đã làm ở Ukraine.
Các tuyên bố nói trên được ông Obama đưa ra trong một bài phát biểu ở Brussels trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu về cuộc khủng hoàng Ukraine. Theo Tổng thống Mỹ, bất kỳ nỗ lực tuyên truyền nào của Chính phủ Nga cũng không thể biến những gì mà Nga đã làm sai trở thành đúng trong con mắt của thế giới.
Đến nay, Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu cùng nhiều quốc gia khác vẫn nhất mực không công nhận việc Crimea gia nhập Nga, coi đây là một hành động bất hợp pháp. Ông Obama nói rằng, Nga đang thách thức những sự thật mà mới chỉ vài tuần trước còn là điều hiển nhiên: các đường biên giới không thể được vẽ lại bằng vũ lực, luật pháp quốc tế phải được tôn trọng, và người dân có quyền tự quyết định tương lai của mình.
Các nhà lãnh đạo phương Tây hôm qua tiếp tục đưa ra những cảnh báo đối với Nga nhằm gây sức ép buộc Moscow phải xuống thang trong vấn đề Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, châu Âu sẽ tiến tới có “sự đáp trả cứng rắn” nếu căng thẳng ở Ukraine leo thang, cho dù EU vẫn muốn tránh phải áp dụng những lệnh trừng phạt kinh tế rộng rãi hơn.
“Nga phải biết rằng, nếu một số hiệp ước quốc tế còn bị vi phạm thêm, thì lúc đó chúng tôi sẽ sẵn sàng”, bà Merkel phát biểu ở Berlin.
Trong khi đó, Ukraine đang chờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tung cho một gói cứu trợ để vực dậy nền kinh tế trong tình trạng suy sụp. Một phát ngôn viên của Thủ tướng Ukraine Arseniy Atsenyuk cho biết, một thỏa thuận sơ bộ giữa Kiev với IMF dự kiến sẽ được ký trong ngày hôm nay. Ukraine hy vọng sẽ được IMF cho vay 15-20 tỷ USD.
Theo giới phân tích, vấn đề thời gian đang rất quan trọng đối với gói cứu trợ của IMF dành cho Ukraine. Có ý kiến cho rằng, nếu tiền cứu trợ của IMF không được giải ngân trong tháng tới, sự hợp tác của tổ chức này sẽ không cứu được Ukraine khỏi bờ vực phá sản cấp quốc gia và khủng hoảng chính trị leo thang.
Tại Crimea, quân Nga tiếp tục tăng cường kiểm soát bán đảo này. Cùng với đó, quân Nga tiếp tục tập trung dọc biên giới với Ukraine, một động thái mà phương Tây cho là chuẩn bị tiến vào các vùng đất khác của Ukraine.
Phát biểu hôm qua, Tổng thống Obama nói rằng, tình hình ở Ukraine không thể có một câu trả lời dễ dàng hay một giải pháp quân sự nào. Tuy vậy, ông Obama nói rằng, mọi thành viên của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) “phải bước lên và chia sẻ gánh nặng” đối với sự phòng vệ tập thể của liên minh, cũng như vai trò duy trì an ninh quốc tế.
Phản ứng trước bài phát biểu của Tổng thống Obama, thị trường chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm điểm, xóa sạch thành quả tăng trước đó, do các nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể leo thang. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 giảm 0,7%, sau khi tiến sát ngưỡng cao kỷ lục thiết lập hôm 7/3.