Kiểm soát chặt tín dụng không ảnh hưởng nhiều đến chứng khoán?
Việc kiểm soát chặt cho vay đầu tư chứng khoán được cho là sẽ không gây nhiều tác động
Sự quan tâm của nhà đầu tư chứng khoán những ngày gần đây tập trung vào những định hướng của Ngân hàng Nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ. Nổi bật vẫn là “thông điệp” tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản trong thời gian tới.
Trên thực tế, mối quan tâm trên được một số nhà môi giới nhận định là có đi cùng với lo ngại, và là một yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến xấu trên sàn đầu tuần này. Tuy nhiên, một số phân tích cho thấy nếu hoạt động cho vay đó bị “siết” lại, ảnh hưởng trực tiếp sẽ không quá lớn.
Thứ nhất, về định hướng tăng trưởng tín dụng nói chung, trong phản hồi về VnEconomy, một số ý kiến cho rằng cần hiểu đúng thực chất của định hướng “siết”, “thắt chặt” tín dụng trong thời gian tới.
“Có thể nhiều nhà đầu tư vẫn còn ám ảnh bởi chính sách thắt chặt trong năm 2008, được xem là một trong những điều chỉnh có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Nhưng nay, sự điều chỉnh có trong hoàn cảnh khác, mức độ khác. Ngân hàng Nhà nước chỉ định hướng giảm nguồn tín dụng phi sản xuất để tập trung cho các nhu cầu sản xuất và không siết mạnh chung như trong năm 2008”, một nhà đầu tư lập luận.
Thứ hai, liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, liên quan trực tiếp đến nguồn tiền vào sàn, cũng cần có những tính toán cụ thể để xác định khả năng của mức độ ảnh hưởng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong hoạt động cho vay này đã tăng 28,3% so với cuối năm 2008. Trên cơ sở số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) ước tính lượng tiền đã cho vay hiện ở khoảng 8.800 tỷ đồng.
BVSC cho rằng con số trên so với quy mô giao dịch của thị trường thời gian qua thì vai trò không quá lớn. Đáng chú ý là trong thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua, quy mô giao dịch của toàn thị trường (cả hai sàn HOSE và HNX) có những phiên đạt trên 4.000 tỷ đồng, thậm chí trên 5.000 tỷ đồng.
Con số trên cũng cho thấy lượng cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng hiện vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với giới hạn cho phép. Theo quy định hiện hành, các ngân hàng được cho vay loại này không quá 20% vốn điều lệ. Với quy mô vốn điều lệ của những ngân hàng cổ phần hàng đầu như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB…, dư địa cho vay vẫn còn rất lớn; đó là chưa kể những thành viên có mức vốn điều lệ “khủng” như Vietcombank, Vietinbank, BIDV. Tất nhiên, quy mô và hạn mức trên thực tế còn tùy thuộc và quan điểm, định hướng cho vay loại này ở mỗi thành viên.
Cũng liên quan đến con số khoảng 8.800 tỷ đồng nói trên, so với quy mô giao dịch của thị trường, việc rút ra nếu có cũng không ảnh hưởng quá lớn. Ngược lại, hoạt động cho vay này hiện nay và trong thời gian tới chưa phải đã đóng hoàn toàn, nhất là khi dư địa vẫn còn lớn, để có thể “bù đắp” trở lại.
Thứ ba, một phân tích mới đây của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đưa ra nhận định đáng chú ý: với lượng dư nợ thấp hiện nay (so với thời đỉnh điểm lên đến khoảng 60.000 tỷ đồng trong năm 2007, theo tính toán của VAFI phối hợp một số công ty chứng khoán) lại là tích cực khi xét đến một số khía cạnh mà thị trường vốn đã từng phải trả giá đắt trong quá khứ.
Cụ thể, dư nợ thấp đi cùng với lượng chứng khoán cầm cố thấp, giảm bớt áp lực giải chấp trong trường hợp xấu nếu xẩy ra. Điều này đã từng thể hiện ảnh hưởng rất lớn trong năm 2008, khi làn sóng giải chấp chứng khoán cầm cố đã góp phần đè nặng thị trường.
Mặt khác, dư nợ thấp cũng cho thấy một phần chủ động về nguồn vốn hiện nay của nhà đầu tư. Và theo VAFI, sự chủ động về vốn đi cùng với sự tự tin của họ. Phía sau sự tự tin đó cũng có thể “suy diễn” về tính ổn định và bền vững hơn của một phần nguồn vốn tham gia thị trường.
Ngoài ra, sau những kinh nghiệm trong năm 2007 và 2008, hầu hết các ngân hàng đều rất thận trọng khi cho vay loại này. Bên cạnh các điều kiện cho vay, có thể thấy hạn mức đã được điều chỉnh xuống khá thấp, chỉ khoảng từ 20% - 30% thị giá, dù giá chứng khoán đã giảm rất mạnh trước đó. Hạn mức thấp này cũng góp phần hạn chế bớt tình huống xấu có thể dẫn đến phải giải chấp nói trên.
Tất nhiên, việc giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói chung, kiểm soát chặt hơn tín dụng đầu tư chứng khoán nói riêng ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường. Về khía cạnh này, theo Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), trước hết là yếu tố bất ngờ ở nhiều nhà đầu tư sau những thuận lợi đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm.
Nhưng về dài hạn, HSC cho rằng đây là những điều chỉnh được ủng hộ vì mục đích của nó; khi Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới sự chủ động hơn trong khả năng trở lại của lạm phát.
Trên thực tế, mối quan tâm trên được một số nhà môi giới nhận định là có đi cùng với lo ngại, và là một yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến xấu trên sàn đầu tuần này. Tuy nhiên, một số phân tích cho thấy nếu hoạt động cho vay đó bị “siết” lại, ảnh hưởng trực tiếp sẽ không quá lớn.
Thứ nhất, về định hướng tăng trưởng tín dụng nói chung, trong phản hồi về VnEconomy, một số ý kiến cho rằng cần hiểu đúng thực chất của định hướng “siết”, “thắt chặt” tín dụng trong thời gian tới.
“Có thể nhiều nhà đầu tư vẫn còn ám ảnh bởi chính sách thắt chặt trong năm 2008, được xem là một trong những điều chỉnh có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Nhưng nay, sự điều chỉnh có trong hoàn cảnh khác, mức độ khác. Ngân hàng Nhà nước chỉ định hướng giảm nguồn tín dụng phi sản xuất để tập trung cho các nhu cầu sản xuất và không siết mạnh chung như trong năm 2008”, một nhà đầu tư lập luận.
Thứ hai, liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, liên quan trực tiếp đến nguồn tiền vào sàn, cũng cần có những tính toán cụ thể để xác định khả năng của mức độ ảnh hưởng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong hoạt động cho vay này đã tăng 28,3% so với cuối năm 2008. Trên cơ sở số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) ước tính lượng tiền đã cho vay hiện ở khoảng 8.800 tỷ đồng.
BVSC cho rằng con số trên so với quy mô giao dịch của thị trường thời gian qua thì vai trò không quá lớn. Đáng chú ý là trong thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua, quy mô giao dịch của toàn thị trường (cả hai sàn HOSE và HNX) có những phiên đạt trên 4.000 tỷ đồng, thậm chí trên 5.000 tỷ đồng.
Con số trên cũng cho thấy lượng cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng hiện vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với giới hạn cho phép. Theo quy định hiện hành, các ngân hàng được cho vay loại này không quá 20% vốn điều lệ. Với quy mô vốn điều lệ của những ngân hàng cổ phần hàng đầu như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB…, dư địa cho vay vẫn còn rất lớn; đó là chưa kể những thành viên có mức vốn điều lệ “khủng” như Vietcombank, Vietinbank, BIDV. Tất nhiên, quy mô và hạn mức trên thực tế còn tùy thuộc và quan điểm, định hướng cho vay loại này ở mỗi thành viên.
Cũng liên quan đến con số khoảng 8.800 tỷ đồng nói trên, so với quy mô giao dịch của thị trường, việc rút ra nếu có cũng không ảnh hưởng quá lớn. Ngược lại, hoạt động cho vay này hiện nay và trong thời gian tới chưa phải đã đóng hoàn toàn, nhất là khi dư địa vẫn còn lớn, để có thể “bù đắp” trở lại.
Thứ ba, một phân tích mới đây của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đưa ra nhận định đáng chú ý: với lượng dư nợ thấp hiện nay (so với thời đỉnh điểm lên đến khoảng 60.000 tỷ đồng trong năm 2007, theo tính toán của VAFI phối hợp một số công ty chứng khoán) lại là tích cực khi xét đến một số khía cạnh mà thị trường vốn đã từng phải trả giá đắt trong quá khứ.
Cụ thể, dư nợ thấp đi cùng với lượng chứng khoán cầm cố thấp, giảm bớt áp lực giải chấp trong trường hợp xấu nếu xẩy ra. Điều này đã từng thể hiện ảnh hưởng rất lớn trong năm 2008, khi làn sóng giải chấp chứng khoán cầm cố đã góp phần đè nặng thị trường.
Mặt khác, dư nợ thấp cũng cho thấy một phần chủ động về nguồn vốn hiện nay của nhà đầu tư. Và theo VAFI, sự chủ động về vốn đi cùng với sự tự tin của họ. Phía sau sự tự tin đó cũng có thể “suy diễn” về tính ổn định và bền vững hơn của một phần nguồn vốn tham gia thị trường.
Ngoài ra, sau những kinh nghiệm trong năm 2007 và 2008, hầu hết các ngân hàng đều rất thận trọng khi cho vay loại này. Bên cạnh các điều kiện cho vay, có thể thấy hạn mức đã được điều chỉnh xuống khá thấp, chỉ khoảng từ 20% - 30% thị giá, dù giá chứng khoán đã giảm rất mạnh trước đó. Hạn mức thấp này cũng góp phần hạn chế bớt tình huống xấu có thể dẫn đến phải giải chấp nói trên.
Tất nhiên, việc giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói chung, kiểm soát chặt hơn tín dụng đầu tư chứng khoán nói riêng ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường. Về khía cạnh này, theo Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), trước hết là yếu tố bất ngờ ở nhiều nhà đầu tư sau những thuận lợi đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm.
Nhưng về dài hạn, HSC cho rằng đây là những điều chỉnh được ủng hộ vì mục đích của nó; khi Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới sự chủ động hơn trong khả năng trở lại của lạm phát.