11:53 28/10/2014

Kiểm soát thu nhập quan chức: Cần nghị quyết Quốc hội

Nguyên Thảo

Đề nghị ban hành nghị quyết của Quốc hội về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Chính phủ đã giao cơ quan chức năng dự thảo văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội.
Chính phủ đã giao cơ quan chức năng dự thảo văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội.
Thủ tướng đã có đã có chỉ đạo Bộ Tư pháp đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết của Quốc hội về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.

Thông tin này được Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết tại báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.

Hoàn thiện thể chế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng luôn là yêu cầu được Quốc hội đặt ra với ngành thanh tra.

Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 giữa năm nay, ông Hào thông tin, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.

Và Chính phủ đã giao cơ quan chức năng dự thảo văn bản pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội.

Đến kỳ họp này thì Thanh tra Chính phủ đã trình Thủ tướng Đề án nói trên. Thủ tướng đã có chỉ đạo Bộ Tư pháp đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này, báo cáo nêu rõ.

Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú và những vấn đề liên quan đến kê khai tài sản công chức, lãnh đạo khi đã nghỉ hưu… cũng nằm trong nội dung kiến nghị của cử tri ngành thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Theo báo cáo, hiện nay, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú pháp luật hiện hành chưa quy định vì có thể gây khó khăn cho người kê khai tài sản, thu nhập trong việc tự bảo vệ tài sản hợp pháp, chính đáng của mình. Do đó, việc công khai rộng rãi phải được tiến hành từng bước, bảo đảm tính khả thi và sẽ được nghiên cứu thể chế hóa khi sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng.

 Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo vụ, cục chức năng nghiên cứu, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập tiến tới kiểm soát được tài sản, thu nhập của các đối tượng phải kê khai tài sản thu nhập khi đã nghỉ hưu, ông Hào cho hay.

Vẫn liên quan đến phòng chống tham nhũng, báo cáo viết, ngày 18/9/2014 Thanh tra Chính phủ đã có Thông tư quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Trong 9 tháng đầu năm qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 13 vụ, 27 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 3.689 triệu đồng, đã thu 1.949 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 40 tập thể, 30 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 3 vụ, 10 đối tượng, báo cáo cho biết.

Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật trong năm 2015 sửa đổi Luật Thanh tra và sửa toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và bảo đảm cho ngành thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Trong thời gian tới Thanh tra Chính phủn cũng "hứa" sẽ tiếp tục triển khai các yêu cầu nhiệm vụ được thể hiện tại nghị quyết của Quốc hội, ra nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.