“Sẽ kiểm soát thu nhập của lãnh đạo”
Thanh tra Chính phủ sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn
Thời gian tới, ngoài kê khai tài sản, Thanh tra Chính phủ sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn theo Luật phòng, chống tham nhũng.
Thông tin được Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, tối 26/1.
Lãnh đạo phải kê khai lại tài sản
Theo người đứng đầu ngành thanh tra, phòng, chống tham nhũng là vấn đề rất được dư luận quan tâm. Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã vào cuộc để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng, tuy nhiên, hiệu quả chưa được như mong muốn.
Việc kê khai tài sản là giải pháp phòng ngừa quan trọng. Vì vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi đã có nhiều điểm mới trong việc kê khai và công khai tài sản.
Đáng chú ý, gần đây, Bộ Chính trị đã có chỉ thị giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tiến hành kê khai, công khai tài sản.
Theo đó, tất cả các bản kê khai trước đây được kê khai lại toàn bộ, nếu có tài sản tăng thêm phải giải trình. Sau khi kê khai phải được công khai tại nơi làm việc và công tác thường xuyên của đối tượng kê khai.
Thủ trưởng cơ quan, người quản lý trực tiếp cán bộ có trách nhiệm xác minh khi có dấu hiệu kê khai không trung thực, kê khai chậm. Cán bộ kê khai không trung thực, kê khai chậm và có những vi phạm khi kê khai sẽ bị xử lý nghiêm...
“Thời gian tới, ngoài kê khai tài sản, Thanh tra Chính phủ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng”, Tổng thanh tra cho hay.
Hơn 60 tỷ xây sân tenis, bể bơi EVN đã tính vào giá điện
Liên quan đến băn khoăn của người dân về sai phạm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, qua thanh tra tại EVN, cơ quan này đã phát hiện nhiều vấn đề vi phạm, nổi lên là vấn đề đầu tư 121.000 tỷ đồng ngoài công ty mẹ, trong đó 45.000 tỷ đồng là vốn điều lệ, đầu tư ngoài ngành hơn 2.000 tỷ đồng.
Tổng thanh tra cho rằng, mặc dù, pháp luật quy định các doanh nghiệp nhà nước có quyền đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, tuy nhiên việc đầu tư ngoài công ty mẹ của EVN đã dẫn đến nhiều hệ quả như làm phân tán nguồn vốn, đầu tư không tập trung vào ngành nghề chính; hệ số tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngoài công ty mẹ, ngoài ngành nghề chính thấp.
Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo EVN, Bộ Công Thương chấn chỉnh, tập trung thoái vốn để đầu tư vào ngành nghề chính.
Liên quan đến thông tin EVN đưa 600 tỷ đồng xây biệt thự, sân tennis, bể bơi... sau đó tính vào chi phí 6 dự án điện, khiến dư luận bức xúc, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, Thanh tra Chính phủ đã kết luận và làm rõ thông tin này. Sáu dự án của tập đoàn là nhà ở công nhân, nhà ở của chuyên gia, các công trình phúc lợi như sân tennis, bể bơi và các công trình thể thao khác, với tổng mức đầu tư chính xác là 595 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Tổng Thanh tra, trong 6 dự án đầu tư, chỉ 1 dự án trên 60 tỷ đồng được tính vào giá bán điện, còn lại 5 dự án đang trong quá trình xây dựng và đưa vào sử dụng.
Sau khi có kết luận của Thanh tra, Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và EVN rà soát, điều chỉnh lại các dự án đang xây dựng, làm rõ nội dung đầu tư nào được đưa vào giá thành sẽ tính vào giá điện, đầu tư nào không được đưa vào giá điện.
Thông tin được Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, tối 26/1.
Lãnh đạo phải kê khai lại tài sản
Theo người đứng đầu ngành thanh tra, phòng, chống tham nhũng là vấn đề rất được dư luận quan tâm. Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã vào cuộc để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng, tuy nhiên, hiệu quả chưa được như mong muốn.
Việc kê khai tài sản là giải pháp phòng ngừa quan trọng. Vì vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi đã có nhiều điểm mới trong việc kê khai và công khai tài sản.
Đáng chú ý, gần đây, Bộ Chính trị đã có chỉ thị giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tiến hành kê khai, công khai tài sản.
Theo đó, tất cả các bản kê khai trước đây được kê khai lại toàn bộ, nếu có tài sản tăng thêm phải giải trình. Sau khi kê khai phải được công khai tại nơi làm việc và công tác thường xuyên của đối tượng kê khai.
Thủ trưởng cơ quan, người quản lý trực tiếp cán bộ có trách nhiệm xác minh khi có dấu hiệu kê khai không trung thực, kê khai chậm. Cán bộ kê khai không trung thực, kê khai chậm và có những vi phạm khi kê khai sẽ bị xử lý nghiêm...
“Thời gian tới, ngoài kê khai tài sản, Thanh tra Chính phủ sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn theo Luật Phòng, chống tham nhũng”, Tổng thanh tra cho hay.
Hơn 60 tỷ xây sân tenis, bể bơi EVN đã tính vào giá điện
Liên quan đến băn khoăn của người dân về sai phạm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, qua thanh tra tại EVN, cơ quan này đã phát hiện nhiều vấn đề vi phạm, nổi lên là vấn đề đầu tư 121.000 tỷ đồng ngoài công ty mẹ, trong đó 45.000 tỷ đồng là vốn điều lệ, đầu tư ngoài ngành hơn 2.000 tỷ đồng.
Tổng thanh tra cho rằng, mặc dù, pháp luật quy định các doanh nghiệp nhà nước có quyền đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, tuy nhiên việc đầu tư ngoài công ty mẹ của EVN đã dẫn đến nhiều hệ quả như làm phân tán nguồn vốn, đầu tư không tập trung vào ngành nghề chính; hệ số tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngoài công ty mẹ, ngoài ngành nghề chính thấp.
Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo EVN, Bộ Công Thương chấn chỉnh, tập trung thoái vốn để đầu tư vào ngành nghề chính.
Liên quan đến thông tin EVN đưa 600 tỷ đồng xây biệt thự, sân tennis, bể bơi... sau đó tính vào chi phí 6 dự án điện, khiến dư luận bức xúc, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, Thanh tra Chính phủ đã kết luận và làm rõ thông tin này. Sáu dự án của tập đoàn là nhà ở công nhân, nhà ở của chuyên gia, các công trình phúc lợi như sân tennis, bể bơi và các công trình thể thao khác, với tổng mức đầu tư chính xác là 595 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Tổng Thanh tra, trong 6 dự án đầu tư, chỉ 1 dự án trên 60 tỷ đồng được tính vào giá bán điện, còn lại 5 dự án đang trong quá trình xây dựng và đưa vào sử dụng.
Sau khi có kết luận của Thanh tra, Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và EVN rà soát, điều chỉnh lại các dự án đang xây dựng, làm rõ nội dung đầu tư nào được đưa vào giá thành sẽ tính vào giá điện, đầu tư nào không được đưa vào giá điện.