Kiểm toán Nhà nước năm 2007 có gì mới?
Chương trình kiểm toán của năm nay sẽ trải ra nhiều lĩnh vực, đơn vị và nhiệm vụ vì thế cũng nặng hơn những năm trước đó
Chương trình kiểm toán của năm nay sẽ trải ra nhiều lĩnh vực, đơn vị và nhiệm vụ vì thế cũng nặng hơn những năm trước đó.
Đó là nội dung báo cáo trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007 do Kiểm toán Nhà nước tổ chức mới đây.
Theo báo cáo, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước, trong đó Kiểm toán nhà nước đã triển khai thực hiện 98 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, đồng thời triển khai bổ sung một số cuộc kiểm toán phát sinh theo các thoả thuận quốc tế và đề nghị của đại sứ quán nước ngoài, của Bộ Tài chính như Chương trình giao thông nông thôn tại hai tỉnh Lào Cai, Phú Thọ; Dự án tăng cường năng lực thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Dự án xây dựng trụ sở Bộ Tài chính...
Tính đến 31/12/2006, toàn ngành đã hoàn thành 103/104 cuộc kiểm toán, riêng cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2005 đang triển khai và dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 4/2007 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Năm 2006, Kiểm toán nhà nước cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2005 tại 24 tỉnh, thành phố, bộ, ngành, 13 tổng công ty và 6 dự án, chương trình mục tiêu quốc gia với số đơn vị trực thuộc là 339 đầu mối.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ đến hết tháng 12/2006, qua hoạt động kiểm toán đã phát hiện, xử lý về tài chính tổng số tiền hơn 11 nghìn tỷ đồng, trong đó, kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi và quản lý qua ngân sách và xử lý tài chính khác gần bảy nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý các khoản nợ đọng Ngân sách nhà nước (thu tiền sử dụng đất, thuế) tăng thêm hơn bốn nghìn tỷ đồng.
Tính riêng 59 báo cáo kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, giảm thu Ngân sách nhà nước, ghi thu - ghi chi, đưa vào quản lý qua ngân sách 5.027 tỷ đồng, vượt xa so với hơn 4.000 tỷ đồng của toàn bộ báo cáo kiểm toán năm 2005.
Theo Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ, năm 2007, hoạt động Kiểm toán nhà nước có định hướng chính là tăng cường hoạt động cả về diện và chiều sâu nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, kịp thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, tăng cường kỷ luật tài chính.
Theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, năm 2007, Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán 114 đầu mối kiểm toán, tăng 10% so với năm trước, đồng thời sẽ dành thời gian và nhân lực thoả đáng cho nhiệm vụ xem xét, trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán Ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách Trung ương năm 2008 theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước.
Về định hướng đối với kế hoạch kiểm toán năm 2007, đối với lĩnh vực Ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo kiểm toán hầu hết báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố chưa được kiểm toán trong năm 2006.
Cụ thể là sẽ tiến hành kiểm toán đối với 29 tỉnh, giảm 3 tỉnh so với năm trước nhưng có quy mô lớn hơn nhiều do có kiểm toán toàn diện ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của Tp.HCM là đơn vị có số thu hàng năm chiếm tới gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, sẽ kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2006 của 17 bộ, ngành và tập trung kiểm toán ngân sách khối giáo dục và đào tạo.
Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản, tăng cường kiểm toán các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA, Ngân hàng Thế giới (WB) và một số dự án trọng điểm phù hợp với năng lực hiện tại của các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành vào khu vực. Trong đó, tập trung và các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông.
Trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính- ngân hàng, tập trung kiểm toán các Tổng công ty Nhà nước mà sản phẩm vẫn do Nhà nước quy định về giá như Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam… để phù hợp với chủ trương của Chính phủ: "Kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ".
Bên cạnh đó, cũng sẽ tiến hành kiểm toán các doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm toán lần nào như Tổng công ty Cao su Việt Nam và những doanh nghiệp có khoảng cách kiểm toán từ lần trước đến 2007 lớn.
Đáng chú ý, năm 2007 này, ngoài việc kiểm toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách xã hội theo luật định, Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán đối với báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại để đánh giá chất lượng công tác tín dụng trước thềm hội nhập WTO.
Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2007, Kiểm toán nhà nước đã xác định cần triển khai đồng bộ 9 nhóm giải pháp, trong đó đảm bảo chặt chẽ các nguyên tắc cân đối về nhân lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ hàng năm, trong đó trọng tâm là phục vụ Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, giúp Quốc hội thực hiện chương trình giám sát năm 2007, giúp Chính phủ trong quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước.
Mặt khác, dự phòng nhân lực và quỹ thời gian thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Quốc hội và Chính phủ yêu cầu, phối hợp tốt và khắc phục sự trùng dẫm với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Tài chính.
Đó là nội dung báo cáo trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007 do Kiểm toán Nhà nước tổ chức mới đây.
Theo báo cáo, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước, trong đó Kiểm toán nhà nước đã triển khai thực hiện 98 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, đồng thời triển khai bổ sung một số cuộc kiểm toán phát sinh theo các thoả thuận quốc tế và đề nghị của đại sứ quán nước ngoài, của Bộ Tài chính như Chương trình giao thông nông thôn tại hai tỉnh Lào Cai, Phú Thọ; Dự án tăng cường năng lực thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Dự án xây dựng trụ sở Bộ Tài chính...
Tính đến 31/12/2006, toàn ngành đã hoàn thành 103/104 cuộc kiểm toán, riêng cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2005 đang triển khai và dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 4/2007 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Năm 2006, Kiểm toán nhà nước cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2005 tại 24 tỉnh, thành phố, bộ, ngành, 13 tổng công ty và 6 dự án, chương trình mục tiêu quốc gia với số đơn vị trực thuộc là 339 đầu mối.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ đến hết tháng 12/2006, qua hoạt động kiểm toán đã phát hiện, xử lý về tài chính tổng số tiền hơn 11 nghìn tỷ đồng, trong đó, kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi và quản lý qua ngân sách và xử lý tài chính khác gần bảy nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý các khoản nợ đọng Ngân sách nhà nước (thu tiền sử dụng đất, thuế) tăng thêm hơn bốn nghìn tỷ đồng.
Tính riêng 59 báo cáo kiểm toán đã phát hành, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, giảm thu Ngân sách nhà nước, ghi thu - ghi chi, đưa vào quản lý qua ngân sách 5.027 tỷ đồng, vượt xa so với hơn 4.000 tỷ đồng của toàn bộ báo cáo kiểm toán năm 2005.
Theo Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ, năm 2007, hoạt động Kiểm toán nhà nước có định hướng chính là tăng cường hoạt động cả về diện và chiều sâu nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, kịp thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, tăng cường kỷ luật tài chính.
Theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, năm 2007, Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán 114 đầu mối kiểm toán, tăng 10% so với năm trước, đồng thời sẽ dành thời gian và nhân lực thoả đáng cho nhiệm vụ xem xét, trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán Ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách Trung ương năm 2008 theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước.
Về định hướng đối với kế hoạch kiểm toán năm 2007, đối với lĩnh vực Ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo kiểm toán hầu hết báo cáo quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố chưa được kiểm toán trong năm 2006.
Cụ thể là sẽ tiến hành kiểm toán đối với 29 tỉnh, giảm 3 tỉnh so với năm trước nhưng có quy mô lớn hơn nhiều do có kiểm toán toàn diện ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của Tp.HCM là đơn vị có số thu hàng năm chiếm tới gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, sẽ kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2006 của 17 bộ, ngành và tập trung kiểm toán ngân sách khối giáo dục và đào tạo.
Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản, tăng cường kiểm toán các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA, Ngân hàng Thế giới (WB) và một số dự án trọng điểm phù hợp với năng lực hiện tại của các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành vào khu vực. Trong đó, tập trung và các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông.
Trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính- ngân hàng, tập trung kiểm toán các Tổng công ty Nhà nước mà sản phẩm vẫn do Nhà nước quy định về giá như Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam… để phù hợp với chủ trương của Chính phủ: "Kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ".
Bên cạnh đó, cũng sẽ tiến hành kiểm toán các doanh nghiệp chưa tiến hành kiểm toán lần nào như Tổng công ty Cao su Việt Nam và những doanh nghiệp có khoảng cách kiểm toán từ lần trước đến 2007 lớn.
Đáng chú ý, năm 2007 này, ngoài việc kiểm toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách xã hội theo luật định, Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán đối với báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại để đánh giá chất lượng công tác tín dụng trước thềm hội nhập WTO.
Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2007, Kiểm toán nhà nước đã xác định cần triển khai đồng bộ 9 nhóm giải pháp, trong đó đảm bảo chặt chẽ các nguyên tắc cân đối về nhân lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ hàng năm, trong đó trọng tâm là phục vụ Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, giúp Quốc hội thực hiện chương trình giám sát năm 2007, giúp Chính phủ trong quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước.
Mặt khác, dự phòng nhân lực và quỹ thời gian thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Quốc hội và Chính phủ yêu cầu, phối hợp tốt và khắc phục sự trùng dẫm với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Tài chính.