Kinh tế 24h qua: Moody's lại “dọa”
Tổ chức Moody's hôm qua đã đưa mức xếp hạng trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha vào diện xem xét hạ 1-2 bậc
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hôm qua (21/12) đã đưa mức xếp hạng trái phiếu chính phủ ngắn hạn “Prime-1” và dài hạn “A1” của Bồ Đào Nha vào diện xem xét hạ từ 1 đến 2 bậc.
Theo Moody's, lý do tổ chức này có hành động như vậy là bởi những bất ổn về sức mạnh kinh tế dài hạn và lo ngại về khả năng tiếp cận đến các thị trường vốn với lãi suất ổn định của Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, Moody’s cũng lo ngại về tác động tiềm ẩn từ việc hỗ trợ hệ thống ngân hàng của chính phủ Bồ Đào Nha.
“Bồ Đào Nha không có nguy cơ vỡ nợ, nhưng có thể khó vay mượn trong trung hạn cũng như quan ngại về khả năng chịu đựng của nền kinh tế trước các biện pháp củng cố hệ thống tài chính đồng nghĩa với việc triển vọng tín nhiệm của nước này không còn phù hợp với mức xếp hạng A1”, Anthony Thomas, Phó chủ tịch và nhà phân tích hàng đầu về Bồ Đào Nha của Moody’s, nhận định.
Trong khi đó, bất chấp sức ép tăng mua trái phiếu chính phủ nhằm giúp châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giảm mạnh kế hoạch mua trái phiếu của Hy Lạp, Ireland, thậm chí cả Bồ Đào Nha, các nước có nguy phá sản do rơi vào khủng hoảng nợ.
Trong tuần tính đến ngày 17/12, ECB chỉ chi khoảng 603 triệu Euro (793 triệu USD) để mua trái phiếu chính phủ, giảm mạnh so với mức 2,667 tỷ Euro của tuần trước đó và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.
Chuyên gia kinh tế thuộc trung tâm tài chính Capital Economics tại London (Anh) Emilie Gay cho rằng thực tế này quả là "đáng buồn" vì theo dự tính, ECB sẽ mua lượng trái phiếu lớn hơn nhiều. Song đồng Euro đã giảm giá trong tuần qua, chỉ riêng ngày 20/12, tỷ giá giao dịch của đồng tiền chung này đã giảm 0,46%, xuống còn 1 Euro chỉ đổi được 1,3119 USD.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã gây sức ép đòi ECB đóng vai trò tích cực hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan sang các nước thành viên khác.
Chương trình mua trái phiếu của các nước rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu từ tháng 5/2010, thời điểm trước khi Hy Lạp nhận được gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chương trình trên đã giảm dần trong mùa hè qua và đặc biệt là trong hai tuần đầu tháng 12 này, sau khi gói cứu trợ trị giá 85 tỷ Euro dành cho Ireland vẫn không ngăn chặn được tình trạng rối loạn trên các thị trường trái phiếu chính phủ.
Một nguyên nhân khác khiến chương trình mua trái phiếu của ECB giảm là các nhà lãnh đạo EU, tại Hội nghị thượng đỉnh tuần trước, tuyên bố không tăng quỹ cứu trợ khủng hoảng trị giá 750 tỷ Euro hiện nay cũng như phát hành trái phiếu liên châu Âu.
Một số thành viên trong hội đồng điều hành của ECB phản đối kế hoạch mua trái phiếu chính phủ, cho rằng các nhà lãnh đạo phải tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay chứ không phải phụ thuộc vào chương trình mua trái phiếu của ECB.
Sự kém khởi sắc của hai thị trường chứng khoán Trung Quốc và Brazil đã làm giảm lợi nhuận của những nhà đầu tư đổ tiền với tốc độ kỷ lục vào các quỹ đầu tư thị trường mới nổi trong năm 2010. Từ đầu năm đến nay, thị trường Trung Quốc chỉ tăng 3,3% còn thị trường Brazil giảm 0,9%.
Từ đầu năm đến nay, chỉ số FTSE BRIC 50 của các doanh nghiệp hàng đầu 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc chỉ tăng 3%, bất chấp đà tăng mạnh đến 48% của thị trường Nga và 14,8% của thị trường Ấn Độ. Trong khi, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 11,6%, Nhật Bản 9,6%, Đức 5,1% và Anh 3,5%.
Ông Andrew Lapthorne, chiến lược gia toàn cầu của Société Générale nhận định: “Điều này chứng tỏ nhà đầu tư không nên nghe theo các nhà kinh tế. Tiền đã đổ vào các nước BRIC nhưng 2010 không phải là năm tốt nhất của các thị trường này”.
Ông cho biết thêm: “Nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt không phải là nơi đầu tư tốt nhất. Các nghiên cứu cho thấy không có sự tương quan, hay có thể là tương quan tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận từ thị trường chứng khoán bởi yếu tố tăng trưởng đã được chiết khấu ngay từ đầu”.
Theo số liệu từ EPFR Global, nhà đầu tư đã đổ khoảng 92 tỷ USD vào các quỹ đầu tư chứng khoán thị trường mới nổi, trong khi rút khoảng 66 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư tại các nước phát triển.
Các nước BRIC đóng góp khoảng 50% trong chỉ số MSCI các thị trường mới nổi. Trong năm 2010, chỉ số này vẫn còn tăng 12,73% nhờ sự bứt phá rất mạnh của các thị trường nhỏ hơn như Argentina và Peru.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm qua quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ như mong đợi, với lãi suất từ 0 - 0,1%. Đồng thời, BOJ cũng duy trì các đánh giá về kinh tế khi cho rằng kinh tế Nhật đang cải thiện với mức độ vừa phải.
BOJ cho biết sẽ mua đều đặn các tài sản khác nhau và cung cấp nhiều quỹ dài hạn hơn thông qua quỹ mua tài sản trị giá 35 ngàn tỷ JPY (tương đương 418 tỷ USD) để đảm bảo hiệu quả của chương trình nới lỏng tiền tệ đối với nền kinh tế.
Cơ quan này đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng 10 thông qua cam kết giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% đến khi không còn giảm phát và thành lập các quỹ để mua các tài sản như trái phiếu Chính phủ và nợ doanh nghiệp.
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhận định ngành vận tải đường biển thế giới năm 2010 đã phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, những nhân tố rủi ro chủ yếu là đội tàu vận tải biển thế giới quá dư thừa tàu trong khi lượng hàng vận tải bằng đường biển vẫn suy giảm.
Vào đầu năm 2010, đội tàu vận tải hàng hóa đường biển thế giới đạt mức 1,276 tỷ triệu tấn phương tiện (DWT), tăng 84 triệu DWT so với năm 2009. Số tấn phương tiện tăng này bắt nguồn từ số tàu mới được chuyển giao đạt mức kỷ lục 117 triệu DWT so với 33 triệu DWT bị phá bỏ.
Trong khi đó, lượng hàng buôn bán thông qua đường biển trong năm 2009 chỉ đạt 7,84 tỷ tấn, giảm 4,5% so với năm 2008. UNCTAD nhấn mạnh vận tải đường biển là phương thức vận tải quan trọng nhất, chiếm tới 80% thị trường vận chuyển hàng hoá toàn cầu.
Ngành vận tải đường biển và trao đổi thương mại thông qua đường biển đều đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng tác động tích hợp giữa sự suy giảm về nhu cầu vận tải và số tàu dư thừa quá lớn đã tạo ra nhiều rủi ro cho ngành vận tải đường biển.
Theo Moody's, lý do tổ chức này có hành động như vậy là bởi những bất ổn về sức mạnh kinh tế dài hạn và lo ngại về khả năng tiếp cận đến các thị trường vốn với lãi suất ổn định của Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, Moody’s cũng lo ngại về tác động tiềm ẩn từ việc hỗ trợ hệ thống ngân hàng của chính phủ Bồ Đào Nha.
“Bồ Đào Nha không có nguy cơ vỡ nợ, nhưng có thể khó vay mượn trong trung hạn cũng như quan ngại về khả năng chịu đựng của nền kinh tế trước các biện pháp củng cố hệ thống tài chính đồng nghĩa với việc triển vọng tín nhiệm của nước này không còn phù hợp với mức xếp hạng A1”, Anthony Thomas, Phó chủ tịch và nhà phân tích hàng đầu về Bồ Đào Nha của Moody’s, nhận định.
Trong khi đó, bất chấp sức ép tăng mua trái phiếu chính phủ nhằm giúp châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giảm mạnh kế hoạch mua trái phiếu của Hy Lạp, Ireland, thậm chí cả Bồ Đào Nha, các nước có nguy phá sản do rơi vào khủng hoảng nợ.
Trong tuần tính đến ngày 17/12, ECB chỉ chi khoảng 603 triệu Euro (793 triệu USD) để mua trái phiếu chính phủ, giảm mạnh so với mức 2,667 tỷ Euro của tuần trước đó và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.
Chuyên gia kinh tế thuộc trung tâm tài chính Capital Economics tại London (Anh) Emilie Gay cho rằng thực tế này quả là "đáng buồn" vì theo dự tính, ECB sẽ mua lượng trái phiếu lớn hơn nhiều. Song đồng Euro đã giảm giá trong tuần qua, chỉ riêng ngày 20/12, tỷ giá giao dịch của đồng tiền chung này đã giảm 0,46%, xuống còn 1 Euro chỉ đổi được 1,3119 USD.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã gây sức ép đòi ECB đóng vai trò tích cực hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan sang các nước thành viên khác.
Chương trình mua trái phiếu của các nước rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu từ tháng 5/2010, thời điểm trước khi Hy Lạp nhận được gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chương trình trên đã giảm dần trong mùa hè qua và đặc biệt là trong hai tuần đầu tháng 12 này, sau khi gói cứu trợ trị giá 85 tỷ Euro dành cho Ireland vẫn không ngăn chặn được tình trạng rối loạn trên các thị trường trái phiếu chính phủ.
Một nguyên nhân khác khiến chương trình mua trái phiếu của ECB giảm là các nhà lãnh đạo EU, tại Hội nghị thượng đỉnh tuần trước, tuyên bố không tăng quỹ cứu trợ khủng hoảng trị giá 750 tỷ Euro hiện nay cũng như phát hành trái phiếu liên châu Âu.
Một số thành viên trong hội đồng điều hành của ECB phản đối kế hoạch mua trái phiếu chính phủ, cho rằng các nhà lãnh đạo phải tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay chứ không phải phụ thuộc vào chương trình mua trái phiếu của ECB.
Sự kém khởi sắc của hai thị trường chứng khoán Trung Quốc và Brazil đã làm giảm lợi nhuận của những nhà đầu tư đổ tiền với tốc độ kỷ lục vào các quỹ đầu tư thị trường mới nổi trong năm 2010. Từ đầu năm đến nay, thị trường Trung Quốc chỉ tăng 3,3% còn thị trường Brazil giảm 0,9%.
Từ đầu năm đến nay, chỉ số FTSE BRIC 50 của các doanh nghiệp hàng đầu 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc chỉ tăng 3%, bất chấp đà tăng mạnh đến 48% của thị trường Nga và 14,8% của thị trường Ấn Độ. Trong khi, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 11,6%, Nhật Bản 9,6%, Đức 5,1% và Anh 3,5%.
Ông Andrew Lapthorne, chiến lược gia toàn cầu của Société Générale nhận định: “Điều này chứng tỏ nhà đầu tư không nên nghe theo các nhà kinh tế. Tiền đã đổ vào các nước BRIC nhưng 2010 không phải là năm tốt nhất của các thị trường này”.
Ông cho biết thêm: “Nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt không phải là nơi đầu tư tốt nhất. Các nghiên cứu cho thấy không có sự tương quan, hay có thể là tương quan tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận từ thị trường chứng khoán bởi yếu tố tăng trưởng đã được chiết khấu ngay từ đầu”.
Theo số liệu từ EPFR Global, nhà đầu tư đã đổ khoảng 92 tỷ USD vào các quỹ đầu tư chứng khoán thị trường mới nổi, trong khi rút khoảng 66 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư tại các nước phát triển.
Các nước BRIC đóng góp khoảng 50% trong chỉ số MSCI các thị trường mới nổi. Trong năm 2010, chỉ số này vẫn còn tăng 12,73% nhờ sự bứt phá rất mạnh của các thị trường nhỏ hơn như Argentina và Peru.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm qua quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ như mong đợi, với lãi suất từ 0 - 0,1%. Đồng thời, BOJ cũng duy trì các đánh giá về kinh tế khi cho rằng kinh tế Nhật đang cải thiện với mức độ vừa phải.
BOJ cho biết sẽ mua đều đặn các tài sản khác nhau và cung cấp nhiều quỹ dài hạn hơn thông qua quỹ mua tài sản trị giá 35 ngàn tỷ JPY (tương đương 418 tỷ USD) để đảm bảo hiệu quả của chương trình nới lỏng tiền tệ đối với nền kinh tế.
Cơ quan này đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng 10 thông qua cam kết giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% đến khi không còn giảm phát và thành lập các quỹ để mua các tài sản như trái phiếu Chính phủ và nợ doanh nghiệp.
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhận định ngành vận tải đường biển thế giới năm 2010 đã phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, những nhân tố rủi ro chủ yếu là đội tàu vận tải biển thế giới quá dư thừa tàu trong khi lượng hàng vận tải bằng đường biển vẫn suy giảm.
Vào đầu năm 2010, đội tàu vận tải hàng hóa đường biển thế giới đạt mức 1,276 tỷ triệu tấn phương tiện (DWT), tăng 84 triệu DWT so với năm 2009. Số tấn phương tiện tăng này bắt nguồn từ số tàu mới được chuyển giao đạt mức kỷ lục 117 triệu DWT so với 33 triệu DWT bị phá bỏ.
Trong khi đó, lượng hàng buôn bán thông qua đường biển trong năm 2009 chỉ đạt 7,84 tỷ tấn, giảm 4,5% so với năm 2008. UNCTAD nhấn mạnh vận tải đường biển là phương thức vận tải quan trọng nhất, chiếm tới 80% thị trường vận chuyển hàng hoá toàn cầu.
Ngành vận tải đường biển và trao đổi thương mại thông qua đường biển đều đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng tác động tích hợp giữa sự suy giảm về nhu cầu vận tải và số tàu dư thừa quá lớn đã tạo ra nhiều rủi ro cho ngành vận tải đường biển.