Kinh tế 24h qua: Thận trọng với vàng
Những lý do khiến giá vàng tăng mạnh trong 2010 cũng là nguyên nhân sẽ đẩy giá kim loại quý này lên cao trong năm nay
Những lý do khiến giá vàng tăng mạnh trong 2010 cũng là nguyên nhân sẽ đẩy giá kim loại quý này lên cao trong năm nay. Ngoài ra, giá vàng trung bình 2012 dự kiến tăng 18% so với năm 2010. Đó là kết quả khảo sát đối với 65 nhà phân tích do hãng tin Reuters thực hiện mới đây.
Theo cuộc thăm dò, trong năm 2011,để giá vàng đạt mức cao kỷ lục phải nhờ lãi suất thấp, USD suy yếu và lo lắng kéo dài về sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn. Năm 2012, giá vàng có thể có mức trung bình khá cao, ở khoảng 1.450 USD/ounce, tăng 18% so với năm 2010.
Thông tin này được đưa ra trên cơ sở những dữ liệu dự báo của năm ngoái là 1.430,95 USD/ounce và vượt xa mức dự báo trung bình cuối tháng 7/2010 ở mức 1.228 USD/ounce.
Cuộc khảo sát còn cho thấy, các nhà phân tích mong đợi giá vàng sẽ tăng trong năm nay, từ 1.400 USD/ounce trong quý đầu tiên và 1.432 USD/ounce trong lần thứ hai, tiếp theo sẽ là mức 1.477 USD/ounce và 1.520 USD/ounce trong ba tháng cuối của năm.
Theo nguồn tin Tân Hoa Xã ngày 6/2, sản lượng vàng năm 2010 của Trung Quốc tăng hơn 8% so với năm 2009, lên mức cao kỷ lục hơn 340 tấn. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới sau khi vượt qua Nam Phi trong năm 2007.
Các tỉnh sản xuất vàng nhiều nhất của Trung Quốc trong năm qua là Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tây, Vân Nam và Phúc Kiến. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Trung Quốc xem vàng là một công cụ nhằm phòng ngừa các rủi ro tài chính.
Dầu thô quốc tế bất ngờ giảm mạnh trong phiên giao dịch New York đêm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tuột 1,55 USD/thùng xuống 87,48 USD/thùng sau khi chạm mức thấp trong ngày tại 87,18 USD/thùng. Dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 cũng giảm 58 cent xuống 99,25 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch châu Á cùng ngày, giá dầu đã tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùng, do nhà đầu tư lo ngại khủng hoảng ở Ai Cập sẽ lan rộng sang Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng tới nguồn cung dầu mỏ. Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 tăng lên 100,64 USD/thùng, gần bằng mức cao kỷ lục trong hơn hai năm qua.
Trước đó, các chuyên gia đã nhận định rằng do những bất ổn tại khu vực này, giá dầu sẽ tăng mạnh lên trên 110 USD/thùng, thậm chí xa hơn là 200 USD/thùng nếu kênh đào Suez bị đóng cửa.
Giới phân tích cho rằng khó có thể dự đoán được tình hình trên chính trường Ai Cập, trong khi không loại bỏ nguy cơ bất ổn lan rộng ra khu vực. Vì vậy, những lo ngại gia tăng về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ là có cơ sở.
Tuy nhiên, chính quyền Iran, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cho rằng không cần thiết phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp của OPEC, kể cả trong trường hợp giá dầu vượt lên mức 120 USD/thùng.
Ai Cập kiểm soát kênh đào Suez và đường ống dấn dầu Suez-Địa Trung Hải, nơi trung chuyển tới hơn 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Năm 2009, hơn 34.000 tàu thuyền đã đi qua kênh đào Suez, trong đó có hơn 2.700 tàu chở dầu, chuyên chở khoảng 29 triệu tấn dầu tới mọi miền thế giới.
Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, hôm qua, lãnh đạo ba nước Đức, Pháp và Ba Lan đã có cuộc gặp cấp cao diễn ra tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, để hội đàm về các vấn đề liên quan đến quá trình liên kết châu Âu, chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU) cũng như những nhiệm vụ-mục đích chủ yếu của Ba Lan trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU từ ngày 1/7 tới.
Mặc dù ba quốc gia này hầu như không hoạt động cấp thượng đỉnh mà chỉ giới hạn ở các cuộc gặp cấp ngoại trưởng trong nhiều năm qua, nhưng Warsaw mong muốn và coi trọng việc nối lại tiếp xúc cấp cao nhằm góp phần hình thành quan điểm chung trong khuôn khổ EU, đặc biệt trong bối cảnh Ba Lan sẽ tiếp nhận chức Chủ tịch EU từ Hungary vào đầu tháng 7 tới.
Mặc dù chưa tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng Ba Lan vẫn muốn có ảnh hưởng trong quá trình thảo luận về đồng tiền chung của châu lục và xác định vị trí trọng yếu của nó đối với EU.
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 7/2 thông báo dự trữ ngoại hối của nước này giảm 0,3% trong tháng 1/2011. Lãi suất ngày càng cao tại Mỹ và châu Âu đã làm giảm giá trị của lượng trái phiếu do Chính phủ Nhật Bản nắm giữ. Theo đó, dự trữ ngoại hối đứng ở mức 1.090 tỷ USD, giảm 3,21 tỷ USD so với tháng trước.
Các khoản vay tới Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), rút từ nguồn dự trữ ngoại hối, tăng thêm 3,9 tỷ USD. Trong khi các khoản vay tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng thêm 1,64 tỷ USD, bao gồm cả khoản phân bổ cho Ireland.
Theo cuộc thăm dò, trong năm 2011,để giá vàng đạt mức cao kỷ lục phải nhờ lãi suất thấp, USD suy yếu và lo lắng kéo dài về sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn. Năm 2012, giá vàng có thể có mức trung bình khá cao, ở khoảng 1.450 USD/ounce, tăng 18% so với năm 2010.
Thông tin này được đưa ra trên cơ sở những dữ liệu dự báo của năm ngoái là 1.430,95 USD/ounce và vượt xa mức dự báo trung bình cuối tháng 7/2010 ở mức 1.228 USD/ounce.
Cuộc khảo sát còn cho thấy, các nhà phân tích mong đợi giá vàng sẽ tăng trong năm nay, từ 1.400 USD/ounce trong quý đầu tiên và 1.432 USD/ounce trong lần thứ hai, tiếp theo sẽ là mức 1.477 USD/ounce và 1.520 USD/ounce trong ba tháng cuối của năm.
Theo nguồn tin Tân Hoa Xã ngày 6/2, sản lượng vàng năm 2010 của Trung Quốc tăng hơn 8% so với năm 2009, lên mức cao kỷ lục hơn 340 tấn. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới sau khi vượt qua Nam Phi trong năm 2007.
Các tỉnh sản xuất vàng nhiều nhất của Trung Quốc trong năm qua là Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tây, Vân Nam và Phúc Kiến. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Trung Quốc xem vàng là một công cụ nhằm phòng ngừa các rủi ro tài chính.
Dầu thô quốc tế bất ngờ giảm mạnh trong phiên giao dịch New York đêm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tuột 1,55 USD/thùng xuống 87,48 USD/thùng sau khi chạm mức thấp trong ngày tại 87,18 USD/thùng. Dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 cũng giảm 58 cent xuống 99,25 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch châu Á cùng ngày, giá dầu đã tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùng, do nhà đầu tư lo ngại khủng hoảng ở Ai Cập sẽ lan rộng sang Trung Đông và Bắc Phi, ảnh hưởng tới nguồn cung dầu mỏ. Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 tăng lên 100,64 USD/thùng, gần bằng mức cao kỷ lục trong hơn hai năm qua.
Trước đó, các chuyên gia đã nhận định rằng do những bất ổn tại khu vực này, giá dầu sẽ tăng mạnh lên trên 110 USD/thùng, thậm chí xa hơn là 200 USD/thùng nếu kênh đào Suez bị đóng cửa.
Giới phân tích cho rằng khó có thể dự đoán được tình hình trên chính trường Ai Cập, trong khi không loại bỏ nguy cơ bất ổn lan rộng ra khu vực. Vì vậy, những lo ngại gia tăng về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ là có cơ sở.
Tuy nhiên, chính quyền Iran, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cho rằng không cần thiết phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp của OPEC, kể cả trong trường hợp giá dầu vượt lên mức 120 USD/thùng.
Ai Cập kiểm soát kênh đào Suez và đường ống dấn dầu Suez-Địa Trung Hải, nơi trung chuyển tới hơn 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Năm 2009, hơn 34.000 tàu thuyền đã đi qua kênh đào Suez, trong đó có hơn 2.700 tàu chở dầu, chuyên chở khoảng 29 triệu tấn dầu tới mọi miền thế giới.
Lần đầu tiên trong vòng 5 năm, hôm qua, lãnh đạo ba nước Đức, Pháp và Ba Lan đã có cuộc gặp cấp cao diễn ra tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, để hội đàm về các vấn đề liên quan đến quá trình liên kết châu Âu, chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU) cũng như những nhiệm vụ-mục đích chủ yếu của Ba Lan trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU từ ngày 1/7 tới.
Mặc dù ba quốc gia này hầu như không hoạt động cấp thượng đỉnh mà chỉ giới hạn ở các cuộc gặp cấp ngoại trưởng trong nhiều năm qua, nhưng Warsaw mong muốn và coi trọng việc nối lại tiếp xúc cấp cao nhằm góp phần hình thành quan điểm chung trong khuôn khổ EU, đặc biệt trong bối cảnh Ba Lan sẽ tiếp nhận chức Chủ tịch EU từ Hungary vào đầu tháng 7 tới.
Mặc dù chưa tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng Ba Lan vẫn muốn có ảnh hưởng trong quá trình thảo luận về đồng tiền chung của châu lục và xác định vị trí trọng yếu của nó đối với EU.
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 7/2 thông báo dự trữ ngoại hối của nước này giảm 0,3% trong tháng 1/2011. Lãi suất ngày càng cao tại Mỹ và châu Âu đã làm giảm giá trị của lượng trái phiếu do Chính phủ Nhật Bản nắm giữ. Theo đó, dự trữ ngoại hối đứng ở mức 1.090 tỷ USD, giảm 3,21 tỷ USD so với tháng trước.
Các khoản vay tới Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), rút từ nguồn dự trữ ngoại hối, tăng thêm 3,9 tỷ USD. Trong khi các khoản vay tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng thêm 1,64 tỷ USD, bao gồm cả khoản phân bổ cho Ireland.