Kinh tế 24h qua: Thế giới vẫn “khát” vàng
Nhu cầu vàng ở châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ còn tiếp tục trong năm 2011, chuyên gia Hội đồng Vàng Thế giới nhận định
Năm 2011, nhu cầu vàng có thể sẽ tăng mạnh. Tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục "cơn khát" mặt hàng đầu tư chiến lược này, Eily Ong, phụ trách nghiên cứu đầu tư của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhận định.
Nhu cầu vàng ở Trung Quốc được kích thích bởi mức tăng thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong năm 2010, hai nước trên đã chiếm tới 51% nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi của thế giới.
Theo chuyên gia Eily Ong, động lực chính cho đầu tư vàng tăng mạnh ở Trung Quốc là những lo ngại về lạm phát, tình trạng yếu kém của các loại hình đầu tư khác cũng như tâm lý chờ đợi giá vàng sẽ còn lên cao.
Kenix Lai, một nhà phân tích về vàng tại Hong Kong, dự báo Trung Quốc sẽ đóng góp đáng kể vào nhu cầu vàng của thế giới trong năm nay. Sức mua của người Trung Quốc đang tăng và họ sẽ hướng về vàng, trang sức nhiều hơn.
Chuyên gia này cho rằng, với thị trường chứng khoán ảm đạm còn địa ốc đang bị kiềm chế bởi nhiều biện pháp thắt chặt từ chính phủ, giới đầu tư Trung Quốc sẽ coi vàng là một lựa chọn an toàn.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn tăng tỷ lệ vàng trong dự trữ tài sản quốc gia. Năm 2010, dự trữ vàng của Trung Quốc là 1.054 tấn và con số này đang tăng dần lên.
Còn về Ấn Độ, theo một quan chức WGC, nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn Độ vẫn còn tích cực sau khi nhập khẩu vàng tăng gần 30% trong quý 4/2010, bất chấp việc chính phủ có thể tăng thuế nhập khẩu đối với kim loại quý này trong cuộc họp cuối tháng.
“Năm mới khởi đầu khả quan, tình hình tháng 1 tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ tăng mạnh, triển vọng khá tích cực”, Ajay Mitra, Giám đốc điều hành WGC phụ trách khu vực Trung Đông và Ấn Độ cho biết.
Quý 4/2010, nhập khẩu vàng ròng của Ấn Độ tăng gần 30%. “Nhu cầu vàng trong quý 4 của Ấn Độ tăng mạnh so với các quốc gia châu Á khác và các nước phương Tây, đặc biệt là của các quỹ đầu tư ETF”, ông Mitra nói.
Năm 2010, Ấn Độ chiếm 25% trong tổng nhu cầu vàng của toàn thế giới. Ấn Độ hiện là quốc gia tiêu thụ vàng trang sức lớn nhất thế giới khi chiếm 20% thị phần toàn cầu.
Tiếp tục chủ đề khủng hoảng lương thực toàn cầu, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Bộ Thương mại Mỹ, nhiệt độ năm 2010 tương đương với nhiệt độ năm 2005, năm nóng kỷ lục và năm 2010 cũng là năm ẩm ướt kỷ lục nhất.
Ông Kevin Trenberth, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia tại Boulder thuộc bang Colorado (Mỹ) nhận định: "Thời tiết khắc nghiệt có thể gây nên cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu".
Diện tích trồng ngũ cốc ở các khu vực bị thu hẹp cũng góp phần đẩy giá lương thực lên cao. Trong khi, việc biến đổi lương thực thành nhiên liệu có khả năng sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều nước.
Nếu giá dầu lửa toàn cầu tiếp tục tăng, giá lương thực sẽ còn cao hơn nữa, bởi dầu lửa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây lương thực và tác động của nó đối với giá phân bón.
Một yếu tố khác là dân số gia tăng. Từ năm 2000, dân số thế giới tăng hơn 800 triệu người và tiếp tục tăng mỗi năm hơn 80 triệu người. Cũng như thu nhập của thế giới, tăng trưởng dân số toàn cầu không đồng đều.
Hiện nhiều quốc gia không đủ tiền mua lương thực hoặc không đủ đất để sản xuất lương thực. Tầng lớp người nghèo ở các thành phố lớn sẽ gặp khó khăn nhất nếu giá lương thực vẫn cao, do phải chi phí nhiều cho việc ăn uống.
Hôm qua, tình hình chính trị bất ổn tiếp tục leo thang tại Libya. Một số thành phố, như Benghazi và Sirte, đã rơi vào tay người biểu tình phản đối Tổng thống Moamer Kadhafi, sau khi các đơn vị quân đội đào ngũ.
Tin tức từ thủ đô Tripoli cho thấy, tình hình ở đây ngày càng hỗn loạn. Máy bay chiến đấu và trực thăng của Libya đã nã đạn vào những người biểu tình. Hải quân cũng đã nã pháo vào thành phố, khiến Tripoli rung chuyển.
Theo các tổ chức nhân đạo quốc tế, thiệt hại nhân mạng tính đến ngày 20/2 đã lên đến 233 người. Các nhà ngoại giao Libya từ chức hàng loạt và kêu gọi ủng hộ cuộc nổi dậy. Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên án vụ trấn áp đẫm máu của Libya.
Căng thẳng tại Libya là nguyên nhân chính khiến các thị trường chứng khoán Âu - Á hôm qua giảm điểm, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu chốt lời, trong khi giá vàng tăng mạnh, vượt qua mốc 1.400 USD/ounce, dầu Brent Biển Bắc lên trên 108 USD/thùng.
Nhu cầu vàng ở Trung Quốc được kích thích bởi mức tăng thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong năm 2010, hai nước trên đã chiếm tới 51% nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi của thế giới.
Theo chuyên gia Eily Ong, động lực chính cho đầu tư vàng tăng mạnh ở Trung Quốc là những lo ngại về lạm phát, tình trạng yếu kém của các loại hình đầu tư khác cũng như tâm lý chờ đợi giá vàng sẽ còn lên cao.
Kenix Lai, một nhà phân tích về vàng tại Hong Kong, dự báo Trung Quốc sẽ đóng góp đáng kể vào nhu cầu vàng của thế giới trong năm nay. Sức mua của người Trung Quốc đang tăng và họ sẽ hướng về vàng, trang sức nhiều hơn.
Chuyên gia này cho rằng, với thị trường chứng khoán ảm đạm còn địa ốc đang bị kiềm chế bởi nhiều biện pháp thắt chặt từ chính phủ, giới đầu tư Trung Quốc sẽ coi vàng là một lựa chọn an toàn.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn tăng tỷ lệ vàng trong dự trữ tài sản quốc gia. Năm 2010, dự trữ vàng của Trung Quốc là 1.054 tấn và con số này đang tăng dần lên.
Còn về Ấn Độ, theo một quan chức WGC, nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn Độ vẫn còn tích cực sau khi nhập khẩu vàng tăng gần 30% trong quý 4/2010, bất chấp việc chính phủ có thể tăng thuế nhập khẩu đối với kim loại quý này trong cuộc họp cuối tháng.
“Năm mới khởi đầu khả quan, tình hình tháng 1 tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ tăng mạnh, triển vọng khá tích cực”, Ajay Mitra, Giám đốc điều hành WGC phụ trách khu vực Trung Đông và Ấn Độ cho biết.
Quý 4/2010, nhập khẩu vàng ròng của Ấn Độ tăng gần 30%. “Nhu cầu vàng trong quý 4 của Ấn Độ tăng mạnh so với các quốc gia châu Á khác và các nước phương Tây, đặc biệt là của các quỹ đầu tư ETF”, ông Mitra nói.
Năm 2010, Ấn Độ chiếm 25% trong tổng nhu cầu vàng của toàn thế giới. Ấn Độ hiện là quốc gia tiêu thụ vàng trang sức lớn nhất thế giới khi chiếm 20% thị phần toàn cầu.
Tiếp tục chủ đề khủng hoảng lương thực toàn cầu, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Bộ Thương mại Mỹ, nhiệt độ năm 2010 tương đương với nhiệt độ năm 2005, năm nóng kỷ lục và năm 2010 cũng là năm ẩm ướt kỷ lục nhất.
Ông Kevin Trenberth, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia tại Boulder thuộc bang Colorado (Mỹ) nhận định: "Thời tiết khắc nghiệt có thể gây nên cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu".
Diện tích trồng ngũ cốc ở các khu vực bị thu hẹp cũng góp phần đẩy giá lương thực lên cao. Trong khi, việc biến đổi lương thực thành nhiên liệu có khả năng sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều nước.
Nếu giá dầu lửa toàn cầu tiếp tục tăng, giá lương thực sẽ còn cao hơn nữa, bởi dầu lửa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây lương thực và tác động của nó đối với giá phân bón.
Một yếu tố khác là dân số gia tăng. Từ năm 2000, dân số thế giới tăng hơn 800 triệu người và tiếp tục tăng mỗi năm hơn 80 triệu người. Cũng như thu nhập của thế giới, tăng trưởng dân số toàn cầu không đồng đều.
Hiện nhiều quốc gia không đủ tiền mua lương thực hoặc không đủ đất để sản xuất lương thực. Tầng lớp người nghèo ở các thành phố lớn sẽ gặp khó khăn nhất nếu giá lương thực vẫn cao, do phải chi phí nhiều cho việc ăn uống.
Hôm qua, tình hình chính trị bất ổn tiếp tục leo thang tại Libya. Một số thành phố, như Benghazi và Sirte, đã rơi vào tay người biểu tình phản đối Tổng thống Moamer Kadhafi, sau khi các đơn vị quân đội đào ngũ.
Tin tức từ thủ đô Tripoli cho thấy, tình hình ở đây ngày càng hỗn loạn. Máy bay chiến đấu và trực thăng của Libya đã nã đạn vào những người biểu tình. Hải quân cũng đã nã pháo vào thành phố, khiến Tripoli rung chuyển.
Theo các tổ chức nhân đạo quốc tế, thiệt hại nhân mạng tính đến ngày 20/2 đã lên đến 233 người. Các nhà ngoại giao Libya từ chức hàng loạt và kêu gọi ủng hộ cuộc nổi dậy. Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên án vụ trấn áp đẫm máu của Libya.
Căng thẳng tại Libya là nguyên nhân chính khiến các thị trường chứng khoán Âu - Á hôm qua giảm điểm, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu chốt lời, trong khi giá vàng tăng mạnh, vượt qua mốc 1.400 USD/ounce, dầu Brent Biển Bắc lên trên 108 USD/thùng.