Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh
IMF dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm ngoái và 2,4% năm 2006
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể sẽ tiếp tục giảm, do những khó khăn của kinh tế Mỹ và những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.
IMF dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm ngoái và 2,4% năm 2006.
Chính phủ Nhật Bản cũng vừa tuyên bố, kinh tế nước này đang suy thoái. Chính phủ vừa được cải tổ đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Báo động ở nhiều lĩnh vực
Lạm phát của Nhật Bản đang tăng cao do giá các nhu yếu phẩm tăng mạnh, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước giảm giá và tiêu thụ chậm. Dấu hiệu suy thoái được báo động ở nhiều lĩnh vực.
Sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản bắt đầu từ giữa năm 2002, đã đem lại lợi nhuận kỷ lục cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản, nhưng lại không khuyến khích được nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, bởi giá các mặt hàng tăng liên tục. Thời kỳ phát triển kinh tế dài nhất của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài trên 78 tháng, đã chấm dứt.
Xuất khẩu và đầu tư, hai “động lực” của nền kinh tế Nhật Bản từ 5 năm qua, cũng bị đình trệ, do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái. Theo nhà kinh tế Nobuyuki Saji, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc trở thành động lực của kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại trước nguy cơ hiện tượng bong bóng đầu cơ địa ốc ở Trung Quốc bị "nổ tung" sẽ tác động xấu tới kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một điểm lạc quan là đợt suy thoái kinh tế Nhật lần này sẽ không có quy mô rộng giống như cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Các cơ cấu tài chính của Nhật hiện đã vững chắc hơn, mà minh chứng là việc các ngân hàng của nước này hầu như không bị tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc với những rủi ro đến từ Mỹ.
Để đối phó các khó khăn kinh tế, chống lạm phát và khôi phục lòng tin của công chúng, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda vừa tiến hành cải tổ chính phủ. Trong cuộc cải tổ đầu tháng 8 vừa qua, ông Fukuda đã chỉ định nhiều nhân vật có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính vào các vị trí kinh tế then chốt.
Những biện pháp mới của chính phủ
Cựu Chánh văn phòng Nội các K. Yosano được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh phụ trách chính sách kinh tế và tài chính. Ông là người đã góp phần quan trọng cải cách hệ thống tài chính của đảng cầm quyền Dân chủ tự do (LDP). Chủ tịch Đại hội đồng LDP, Toshihiro Nikai, được tái bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; nguyên Tổng thư ký LDP, Bunmei Ibuki, làm Bộ trưởng Tài chính...
Ngay sau khi cải tổ chính phủ, ngày 4/8, Thủ tướng Fukuda đã chỉ thị ông Yosano soạn thảo các biện pháp kích thích kinh tế cả gói, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hạn chế tác động tiêu cực do giá dầu và hàng hóa tăng cao. Theo ông Yosano, kinh tế Nhật Bản đang đứng trước những khó khăn lớn, do đó chính phủ cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể.
Ông dự kiến sẽ đề xuất và trình Quốc hội dự luật ngân sách bổ sung để thực hiện các biện pháp kinh tế cả gói. Gói biện pháp này bao gồm các biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp, đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phổ biến công nghệ, thực hiện chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng cao...
Báo Yomiuri (Nhật Bản) cho rằng, cùng với việc thừa nhận đất nước đang bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế, nhiều khả năng Chính phủ Nhật Bản phải thảo luận vấn đề tăng thuế, trong đó có thuế tiêu dùng. Đây được coi là một điều “cấm kỵ” về mặt chính trị ở Nhật Bản. Trong khi, đảng đối lập Dân chủ Nhật Bản (DPJ)-lực lượng lớn nhất tại Thượng viện đã công khai cam kết giữ nguyên tỷ lệ thuế tiêu dùng, thì điều này sẽ khiến các cuộc tranh luận về vấn đề thuế tiêu dùng, ngân sách tại Quốc hội sẽ gay go và quyết liệt hơn.
Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của Chính phủ Nhật Bản là thực hiện cắt giảm chi tiêu lãng phí và mở đường cho việc tái cơ cấu tài chính, (trong đó có việc tăng thuế tiêu dùng) như thế nào? Thảo luận ngân sách tài khoá 2009 và cải cách thuế trong thời kỳ cuối năm 2008 chính là những “ bài toán” thử nghiệm khả năng hoạt động của Chính phủ vừa được cải tổ của Nhật Bản.
IMF dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản chỉ tăng 1,5% năm nay so với 2,1% năm ngoái và 2,4% năm 2006.
Chính phủ Nhật Bản cũng vừa tuyên bố, kinh tế nước này đang suy thoái. Chính phủ vừa được cải tổ đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Báo động ở nhiều lĩnh vực
Lạm phát của Nhật Bản đang tăng cao do giá các nhu yếu phẩm tăng mạnh, trong khi nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước giảm giá và tiêu thụ chậm. Dấu hiệu suy thoái được báo động ở nhiều lĩnh vực.
Sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản bắt đầu từ giữa năm 2002, đã đem lại lợi nhuận kỷ lục cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản, nhưng lại không khuyến khích được nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, bởi giá các mặt hàng tăng liên tục. Thời kỳ phát triển kinh tế dài nhất của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài trên 78 tháng, đã chấm dứt.
Xuất khẩu và đầu tư, hai “động lực” của nền kinh tế Nhật Bản từ 5 năm qua, cũng bị đình trệ, do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái. Theo nhà kinh tế Nobuyuki Saji, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc trở thành động lực của kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại trước nguy cơ hiện tượng bong bóng đầu cơ địa ốc ở Trung Quốc bị "nổ tung" sẽ tác động xấu tới kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một điểm lạc quan là đợt suy thoái kinh tế Nhật lần này sẽ không có quy mô rộng giống như cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Các cơ cấu tài chính của Nhật hiện đã vững chắc hơn, mà minh chứng là việc các ngân hàng của nước này hầu như không bị tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc với những rủi ro đến từ Mỹ.
Để đối phó các khó khăn kinh tế, chống lạm phát và khôi phục lòng tin của công chúng, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda vừa tiến hành cải tổ chính phủ. Trong cuộc cải tổ đầu tháng 8 vừa qua, ông Fukuda đã chỉ định nhiều nhân vật có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính vào các vị trí kinh tế then chốt.
Những biện pháp mới của chính phủ
Cựu Chánh văn phòng Nội các K. Yosano được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh phụ trách chính sách kinh tế và tài chính. Ông là người đã góp phần quan trọng cải cách hệ thống tài chính của đảng cầm quyền Dân chủ tự do (LDP). Chủ tịch Đại hội đồng LDP, Toshihiro Nikai, được tái bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; nguyên Tổng thư ký LDP, Bunmei Ibuki, làm Bộ trưởng Tài chính...
Ngay sau khi cải tổ chính phủ, ngày 4/8, Thủ tướng Fukuda đã chỉ thị ông Yosano soạn thảo các biện pháp kích thích kinh tế cả gói, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hạn chế tác động tiêu cực do giá dầu và hàng hóa tăng cao. Theo ông Yosano, kinh tế Nhật Bản đang đứng trước những khó khăn lớn, do đó chính phủ cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể.
Ông dự kiến sẽ đề xuất và trình Quốc hội dự luật ngân sách bổ sung để thực hiện các biện pháp kinh tế cả gói. Gói biện pháp này bao gồm các biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp, đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng và phổ biến công nghệ, thực hiện chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng cao...
Báo Yomiuri (Nhật Bản) cho rằng, cùng với việc thừa nhận đất nước đang bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế, nhiều khả năng Chính phủ Nhật Bản phải thảo luận vấn đề tăng thuế, trong đó có thuế tiêu dùng. Đây được coi là một điều “cấm kỵ” về mặt chính trị ở Nhật Bản. Trong khi, đảng đối lập Dân chủ Nhật Bản (DPJ)-lực lượng lớn nhất tại Thượng viện đã công khai cam kết giữ nguyên tỷ lệ thuế tiêu dùng, thì điều này sẽ khiến các cuộc tranh luận về vấn đề thuế tiêu dùng, ngân sách tại Quốc hội sẽ gay go và quyết liệt hơn.
Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của Chính phủ Nhật Bản là thực hiện cắt giảm chi tiêu lãng phí và mở đường cho việc tái cơ cấu tài chính, (trong đó có việc tăng thuế tiêu dùng) như thế nào? Thảo luận ngân sách tài khoá 2009 và cải cách thuế trong thời kỳ cuối năm 2008 chính là những “ bài toán” thử nghiệm khả năng hoạt động của Chính phủ vừa được cải tổ của Nhật Bản.