Kinh tế Nhật lún sâu vào suy thoái
Chính phủ Nhật Bản vừa dự báo mức tăng trưởng kinh tế nước này chỉ là 0% trong năm 2009
Chính phủ Nhật Bản vừa dự báo mức tăng trưởng kinh tế nước này chỉ là 0% trong năm 2009.
Kinh tế Nhật Bản đang tiếp tục xuống dốc với việc sản lượng công nghiệp tháng 11 sụt giảm tới 8,1%, lợi nhuận của các công ty giảm mạnh trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,9%.
Thêm nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang trở nên tồi tệ hơn. Các báo cáo do Bộ Tài chính và Văn phòng Nội các Nhật Bản đã liên tiếp đưa ra những dự báo ảm đạm về kinh tế đất nước năm 2008 và 2009.
Dấu hiệu nghiêm trọng
Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 0,8% trong tài khóa 2008 (kết thúc vào tháng 3/09) và tăng trưởng GDP thực chỉ ở mức 0% trong tài khóa 2009. Đây là lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua, Nhật Bản đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế 0%.
Bản báo cáo của Chính phủ Nhật đánh giá rằng, khu vực kinh doanh đặc biệt chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính thế giới. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh một loạt chỉ số kinh doanh quan trọng như chỉ tiêu vốn, lợi nhuận, đầu tư nhà xưởng, quy mô sản xuất và điều kiện làm việc. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 11 vừa qua đã giảm tới 8,1% so với tháng trước đó, mức giảm nhiều nhất kể từ năm 1953 và cao hơn nhiều so với mức dự đoán 6,7%.
Xuất khẩu trong tháng 11 của Nhật đã giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu của tiêu dùng thế giới giảm. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của Nhật sang thị trường châu Á nói chung giảm 27%, mạnh nhất từ năm 1986 tới nay.
Xuất khẩu xe hơi của Nhật trong tháng 11 cũng giảm 32%, đẩy các “đại gia” xe hơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Sản lượng nội địa của ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản đã sụt giảm mạnh nhất trong vòng 41 năm qua. Doanh số toàn cầu của tập đoàn Toyota trong tháng 11 đã sụt giảm 21,8%, mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây; doanh số toàn cầu của hãng Nissan cũng đã giảm 19,8%.
Ngoài sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng, các nhà xuất khấu của Nhật còn chịu áp lực từ sự lên giá mạnh của đồng Yên. Từ đầu năm tới nay, đồng tiền này đã tăng giá 25% so với USD, do giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt rút vốn về nước vì e ngại khủng hoảng ở các thị trường bên ngoài.
Kích thích kinh tế
Hậu quả của việc khu vực kinh doanh suy thoái là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Bộ Nội vụ Nhật Bản ngày 26/12 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 3,9% (2,56 triệu người), nhiều hơn 0,2% so với tháng 10. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ còn tăng mạnh do từ nay đến tháng 3/2009 nhiều công ty có kế hoạch cắt hợp đồng với các đối tượng lao động thời vụ hoặc hợp đồng có thời hạn.
Đánh giá về tình hình kinh tế Nhật hiện nay, tại cuộc họp các bộ trưởng nội các vừa qua, Thủ tướng Taro Aso nhấn mạnh, kinh tế trong nước đang trải qua "những điều kiện khó khăn" và cam kết nhanh chóng thực hiện các gói kích thích kinh tế nhằm bảo đảm đời sống của người dân bằng cách soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai cho tài khóa 2008 và ngân sách tài khóa 2009.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Shoichi Nakagawa cho rằng nhu cầu của người dân sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong tài khóa 2009, giúp GDP thực tăng 0,6%. Mặc dù các chuyên gia khu vực tư nhân dự báo mức tăng trưởng âm trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/09, song ông Nakagawa vẫn hy vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ ở mức ổn định nhờ hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế, trong đó có chi ngân sách quốc gia 12.000 tỷ Yên (126 tỷ USD), tương đương khoảng 2% GDP.
Nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa hạ lãi suất cơ bản đồng Yên của nước này từ mức 0,3% về mức 0,1%. Đồng thời, BoJ đưa ra những biện pháp mới để bơm tiền vào hệ thống tài chính và đã tuyên bố kế hoạch tạm thời mua vào thương phiếu do các công ty phát hành và tăng lượng mua vào trái phiếu Chính phủ hàng tháng để hỗ trợ tính thanh khoản cho các doanh nghiệp. Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua vào khoảng 20.000 tỷ Yên (223 tỷ USD), trị giá cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ để giúp các ngân hàng có thêm tiền mặt.
Chánh văn phòng Nội các Takeo Kawamura cuối tuần qua cho biết, Chính phủ sẽ hối thúc Quốc hội thông qua khoản ngân sách cao kỷ lục 88,55 nghìn tỷ Yên (980 tỷ USD) cho tài khóa mới, bắt đầu từ tháng 4/2009, tăng 6,6% so với ngân sách tài khóa 2008, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đáng chú ý, Chính phủ Nhật cho biết sẽ thực thi các "biện pháp chưa từng thấy" để đối phó với tình trạng suy thoái được dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng vào năm tới.
Kinh tế Nhật Bản đang tiếp tục xuống dốc với việc sản lượng công nghiệp tháng 11 sụt giảm tới 8,1%, lợi nhuận của các công ty giảm mạnh trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,9%.
Thêm nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang trở nên tồi tệ hơn. Các báo cáo do Bộ Tài chính và Văn phòng Nội các Nhật Bản đã liên tiếp đưa ra những dự báo ảm đạm về kinh tế đất nước năm 2008 và 2009.
Dấu hiệu nghiêm trọng
Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 0,8% trong tài khóa 2008 (kết thúc vào tháng 3/09) và tăng trưởng GDP thực chỉ ở mức 0% trong tài khóa 2009. Đây là lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua, Nhật Bản đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế 0%.
Bản báo cáo của Chính phủ Nhật đánh giá rằng, khu vực kinh doanh đặc biệt chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính thế giới. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mạnh một loạt chỉ số kinh doanh quan trọng như chỉ tiêu vốn, lợi nhuận, đầu tư nhà xưởng, quy mô sản xuất và điều kiện làm việc. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 11 vừa qua đã giảm tới 8,1% so với tháng trước đó, mức giảm nhiều nhất kể từ năm 1953 và cao hơn nhiều so với mức dự đoán 6,7%.
Xuất khẩu trong tháng 11 của Nhật đã giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu của tiêu dùng thế giới giảm. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của Nhật sang thị trường châu Á nói chung giảm 27%, mạnh nhất từ năm 1986 tới nay.
Xuất khẩu xe hơi của Nhật trong tháng 11 cũng giảm 32%, đẩy các “đại gia” xe hơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Sản lượng nội địa của ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản đã sụt giảm mạnh nhất trong vòng 41 năm qua. Doanh số toàn cầu của tập đoàn Toyota trong tháng 11 đã sụt giảm 21,8%, mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây; doanh số toàn cầu của hãng Nissan cũng đã giảm 19,8%.
Ngoài sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng, các nhà xuất khấu của Nhật còn chịu áp lực từ sự lên giá mạnh của đồng Yên. Từ đầu năm tới nay, đồng tiền này đã tăng giá 25% so với USD, do giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt rút vốn về nước vì e ngại khủng hoảng ở các thị trường bên ngoài.
Kích thích kinh tế
Hậu quả của việc khu vực kinh doanh suy thoái là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Bộ Nội vụ Nhật Bản ngày 26/12 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 3,9% (2,56 triệu người), nhiều hơn 0,2% so với tháng 10. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ còn tăng mạnh do từ nay đến tháng 3/2009 nhiều công ty có kế hoạch cắt hợp đồng với các đối tượng lao động thời vụ hoặc hợp đồng có thời hạn.
Đánh giá về tình hình kinh tế Nhật hiện nay, tại cuộc họp các bộ trưởng nội các vừa qua, Thủ tướng Taro Aso nhấn mạnh, kinh tế trong nước đang trải qua "những điều kiện khó khăn" và cam kết nhanh chóng thực hiện các gói kích thích kinh tế nhằm bảo đảm đời sống của người dân bằng cách soạn thảo dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai cho tài khóa 2008 và ngân sách tài khóa 2009.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Shoichi Nakagawa cho rằng nhu cầu của người dân sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong tài khóa 2009, giúp GDP thực tăng 0,6%. Mặc dù các chuyên gia khu vực tư nhân dự báo mức tăng trưởng âm trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/09, song ông Nakagawa vẫn hy vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ ở mức ổn định nhờ hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế, trong đó có chi ngân sách quốc gia 12.000 tỷ Yên (126 tỷ USD), tương đương khoảng 2% GDP.
Nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa hạ lãi suất cơ bản đồng Yên của nước này từ mức 0,3% về mức 0,1%. Đồng thời, BoJ đưa ra những biện pháp mới để bơm tiền vào hệ thống tài chính và đã tuyên bố kế hoạch tạm thời mua vào thương phiếu do các công ty phát hành và tăng lượng mua vào trái phiếu Chính phủ hàng tháng để hỗ trợ tính thanh khoản cho các doanh nghiệp. Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua vào khoảng 20.000 tỷ Yên (223 tỷ USD), trị giá cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ để giúp các ngân hàng có thêm tiền mặt.
Chánh văn phòng Nội các Takeo Kawamura cuối tuần qua cho biết, Chính phủ sẽ hối thúc Quốc hội thông qua khoản ngân sách cao kỷ lục 88,55 nghìn tỷ Yên (980 tỷ USD) cho tài khóa mới, bắt đầu từ tháng 4/2009, tăng 6,6% so với ngân sách tài khóa 2008, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đáng chú ý, Chính phủ Nhật cho biết sẽ thực thi các "biện pháp chưa từng thấy" để đối phó với tình trạng suy thoái được dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng vào năm tới.