Kinh tế, tâm điểm tranh cử Tổng thống Mỹ
Theo cuộc khảo sát gần đây của Viện Gallup, có tới 78% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về nền kinh tế quốc gia
Theo cuộc khảo sát gần đây của Viện Gallup, có tới 78% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về nền kinh tế quốc gia. Mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ là các chính sách kinh tế-xã hội. Vì thế, ứng cử viên da màu, của Đảng Dân chủ, Barack Obama đang chuyển trọng tâm tranh cử sang kinh tế.
Báo chí Mỹ cho rằng, kinh tế đã trở thành vũ khí chính trị đặc biệt lợi hại của ông Obama, trong bối cảnh cuộc chiến Iraq không còn là vấn đề được cử tri quan tâm nhất. Obama có lợi thế hơn ứng cử viên McCain của Đảng Cộng hoà trong các vấn đề kinh tế.
Vận động tranh cử tập trung vào kinh tế
Tuyên bố trước các cử tri khi khởi động 2 tuần vận động tranh cử chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế, ông Obama vừa hứa hẹn “một chính sách kinh tế hoàn toàn khác với chủ trương của Bush /McCain. Ba ưu tiên ngắn hạn đầy tham vọng của ông gồm: chương trình kích thích kinh tế mới trị giá 50 tỷ USD, hầu hết được chi cho việc kéo dài thời gian bảo hiểm thất nghiệp từ mức giới hạn hiện nay là 26 tuần và trợ giúp những chính quyền bang gặp khó khăn; chi 10 tỷ USD cho nỗ lực ngăn chặn quyết liệt hơn các vụ tịch biên nhà; giảm thuế cho những người Mỹ có thu nhập dưới 150.000 USD/năm, tăng thuế đối với những cá nhân kiếm được hơn 150.000 USD/năm.
Trong khi đó, McCain phản công rằng kế hoạch kinh tế của ông Obama đồng nghĩa với việc tăng thuế và càng khiến người Mỹ ít cơ hội kiếm được việc làm hơn, sẽ làm tăng gánh nặng thuế cũng như chi phí hoạt động của các Cty nhỏ. Ông McCain chủ trương sẽ duy trì các chương trình cắt giảm thuế của năm 2001 và 2003, đồng thời giảm thuế doanh nghiệp. Ông McCain cũng chỉ trích việc ông Obama cam kết đàm phán lại Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ với Canada và Mexico...
Đáp lại, Thượng nghị sĩ Obama phê phán những phát biểu của đối thủ McCain là sai lầm. Ông nhấn mạnh rằng muốn tiến hành những khoản giảm thuế có lợi cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, vốn là xương sống của nền kinh tế Mỹ. Kế hoạch thuế thu nhập của ông sẽ giảm thuế cho 95% số công nhân Mỹ và chấm dứt chương trình giảm thuế của Tổng thống Bush dành cho những người giàu nhất, có thu nhập hàng năm hơn 250 nghìn USD, chỉ chiếm 5% dân số Mỹ.
Ông cũng buộc tội chính quyền Bush gây ra những khó khăn kinh tế và khẳng định ông McCain sẽ thúc đẩy những chính sách tương tự.
Cử tri Mỹ đang nghiêng về ông Obama
Một trong những vấn đề kinh tế được cử tri Mỹ quan tâm nhất hiện nay là chính sách về giá nhiên liệu. McCain ủng hộ việc có một thời kỳ tránh đánh thuế xăng trong mùa hè và kêu gọi ngừng mua dầu dự trữ để giảm giá nhiên liệu. Trong khi Obama phản đối kế hoạch này và đề xuất đầu tư 150 tỷ USD cho thời gian 10 năm tới để thúc đẩy chương trình năng lượng thay thế và bảo vệ môi trường.
Về việc trợ giúp những người Mỹ bị tịch biên nhà do vay tiền mua nhà mà không trả được nợ, ông Obama và ông McCain có quan điểm giống nhau, khi cùng ủng hộ ý tưởng Cơ quan Nhà đất Liên bang (FHA) hỗ trợ các khoản vay mà các tổ chức cho vay đã giảm xuống mức hợp lý hơn cho người vay. Tuy nhiên, hai người đã đưa ra thêm những giải pháp khác nhau cho vấn đề này.
Theo nhận định của tạp chí "Time", nếu cuộc bầu cử năm nay biến thành một cuộc trưng cầu dân ý về hoạt động của nền kinh tế Mỹ, ông Obama sẽ thắng. Theo cuộc khảo sát gần đây nhất của Gallup, Obama đang dẫn ông McCain về tỷ lệ cử tri ủng hộ trên toàn quốc với khoảng cách là 48% - 41%. Đây là lần đầu tiên Obama dẫn điểm đối thủ tới 7%, kể từ tháng 3, khi Gallup bắt đầu khảo sát vị thế của ông so với ông McCain.
Cuộc thăm dò do CNN và Công ty Nghiên cứu quan điểm (ORC) vừa tiến hành cũng cho thấy 50% tổng số cử tri tin rằng ông Obama sẽ chèo lái nền kinh tế Mỹ tốt hơn, so với 44% đối với ông McCain. Tuy nhiên, 54% cử tri tin rằng ông McCain là ứng viên có khả năng tốt nhất giải quyết các vấn đề đối ngoại, so với 43% của ông Obama.
Trong khi kinh tế đang trở thành tâm điểm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008, thì tuần trước, Chủ tịch FED Bernanke, nói rằng, khả năng xảy ra một sự suy sụp trầm trọng về kinh tế đã bị loại bỏ trong tháng vừa qua. Tổ chức "Blue Chip Economic Indicators" cho biết, hiện số lượng các chuyên gia bớt lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đã tăng lên.
Báo chí Mỹ cho rằng, kinh tế đã trở thành vũ khí chính trị đặc biệt lợi hại của ông Obama, trong bối cảnh cuộc chiến Iraq không còn là vấn đề được cử tri quan tâm nhất. Obama có lợi thế hơn ứng cử viên McCain của Đảng Cộng hoà trong các vấn đề kinh tế.
Vận động tranh cử tập trung vào kinh tế
Tuyên bố trước các cử tri khi khởi động 2 tuần vận động tranh cử chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế, ông Obama vừa hứa hẹn “một chính sách kinh tế hoàn toàn khác với chủ trương của Bush /McCain. Ba ưu tiên ngắn hạn đầy tham vọng của ông gồm: chương trình kích thích kinh tế mới trị giá 50 tỷ USD, hầu hết được chi cho việc kéo dài thời gian bảo hiểm thất nghiệp từ mức giới hạn hiện nay là 26 tuần và trợ giúp những chính quyền bang gặp khó khăn; chi 10 tỷ USD cho nỗ lực ngăn chặn quyết liệt hơn các vụ tịch biên nhà; giảm thuế cho những người Mỹ có thu nhập dưới 150.000 USD/năm, tăng thuế đối với những cá nhân kiếm được hơn 150.000 USD/năm.
Trong khi đó, McCain phản công rằng kế hoạch kinh tế của ông Obama đồng nghĩa với việc tăng thuế và càng khiến người Mỹ ít cơ hội kiếm được việc làm hơn, sẽ làm tăng gánh nặng thuế cũng như chi phí hoạt động của các Cty nhỏ. Ông McCain chủ trương sẽ duy trì các chương trình cắt giảm thuế của năm 2001 và 2003, đồng thời giảm thuế doanh nghiệp. Ông McCain cũng chỉ trích việc ông Obama cam kết đàm phán lại Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ với Canada và Mexico...
Đáp lại, Thượng nghị sĩ Obama phê phán những phát biểu của đối thủ McCain là sai lầm. Ông nhấn mạnh rằng muốn tiến hành những khoản giảm thuế có lợi cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, vốn là xương sống của nền kinh tế Mỹ. Kế hoạch thuế thu nhập của ông sẽ giảm thuế cho 95% số công nhân Mỹ và chấm dứt chương trình giảm thuế của Tổng thống Bush dành cho những người giàu nhất, có thu nhập hàng năm hơn 250 nghìn USD, chỉ chiếm 5% dân số Mỹ.
Ông cũng buộc tội chính quyền Bush gây ra những khó khăn kinh tế và khẳng định ông McCain sẽ thúc đẩy những chính sách tương tự.
Cử tri Mỹ đang nghiêng về ông Obama
Một trong những vấn đề kinh tế được cử tri Mỹ quan tâm nhất hiện nay là chính sách về giá nhiên liệu. McCain ủng hộ việc có một thời kỳ tránh đánh thuế xăng trong mùa hè và kêu gọi ngừng mua dầu dự trữ để giảm giá nhiên liệu. Trong khi Obama phản đối kế hoạch này và đề xuất đầu tư 150 tỷ USD cho thời gian 10 năm tới để thúc đẩy chương trình năng lượng thay thế và bảo vệ môi trường.
Về việc trợ giúp những người Mỹ bị tịch biên nhà do vay tiền mua nhà mà không trả được nợ, ông Obama và ông McCain có quan điểm giống nhau, khi cùng ủng hộ ý tưởng Cơ quan Nhà đất Liên bang (FHA) hỗ trợ các khoản vay mà các tổ chức cho vay đã giảm xuống mức hợp lý hơn cho người vay. Tuy nhiên, hai người đã đưa ra thêm những giải pháp khác nhau cho vấn đề này.
Theo nhận định của tạp chí "Time", nếu cuộc bầu cử năm nay biến thành một cuộc trưng cầu dân ý về hoạt động của nền kinh tế Mỹ, ông Obama sẽ thắng. Theo cuộc khảo sát gần đây nhất của Gallup, Obama đang dẫn ông McCain về tỷ lệ cử tri ủng hộ trên toàn quốc với khoảng cách là 48% - 41%. Đây là lần đầu tiên Obama dẫn điểm đối thủ tới 7%, kể từ tháng 3, khi Gallup bắt đầu khảo sát vị thế của ông so với ông McCain.
Cuộc thăm dò do CNN và Công ty Nghiên cứu quan điểm (ORC) vừa tiến hành cũng cho thấy 50% tổng số cử tri tin rằng ông Obama sẽ chèo lái nền kinh tế Mỹ tốt hơn, so với 44% đối với ông McCain. Tuy nhiên, 54% cử tri tin rằng ông McCain là ứng viên có khả năng tốt nhất giải quyết các vấn đề đối ngoại, so với 43% của ông Obama.
Trong khi kinh tế đang trở thành tâm điểm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008, thì tuần trước, Chủ tịch FED Bernanke, nói rằng, khả năng xảy ra một sự suy sụp trầm trọng về kinh tế đã bị loại bỏ trong tháng vừa qua. Tổ chức "Blue Chip Economic Indicators" cho biết, hiện số lượng các chuyên gia bớt lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đã tăng lên.