“Kinh tế toàn cầu sẽ gây thất vọng trong 2016”
Theo Tổng giám đốc IMF, "tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ gây thất vọng và không đồng đều trong năm 2016”
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ “gây thất vọng” trong năm tới - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định trong một bài báo viết cho tờ Handelsblatt của Đức số ra ngày 30/12.
Theo hãng tin Reuters, trong bài viết này, người đứng đầu IMF nói rằng triển vọng lãi suất tăng cao hơn ở Mỹ và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ làm gia tăng mức độ bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và rủi ro lớn hơn về suy giảm tăng trưởng khắp thế giới.
Ngoài ra, thương mại toàn cầu đã giảm tốc đáng kể và sự sụt giá của nguyên vật liệu thô đang gây thách thức cho những nền kinh tế có độ phụ thuộc cao vào những lĩnh vực này. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính ở nhiều quốc ra đang lộ ra nhiều điểm yếu và rủi ro tài chính gia tăng ở các thị trường mới nổi - bà Lagarde nói thêm.
“Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ gây thất vọng và không đồng đều trong năm 2016”, bà Lagarde nói.
Bên cạnh đó, những yếu tố như năng suất thấp, dân số lão hóa và tác động còn sót lại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng góp phần hãm phanh tăng trưởng.
Theo bà Lagarde, việc Mỹ bình thường hóa chính sách tiền tệ và Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng là những thay đổi “cần thiết và lành mạnh”, nhưng cần phải được thực hiện một cách hiệu quả và êm ái nhất có thể.
Tháng này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã lần đầu tiên tăng lãi suất sau gần 1 thập kỷ và phát tín hiệu rõ ràng về dự định bắt đầu một chu kỳ thắt chặt “dần dần”.
Động thái này của FED có thể gây ảnh hưởng lan tỏa, trong đó triển vọng lãi suất tăng đến nay đã dẫn tới lãi suất vay vốn gia tăng đối với một số nhà vay nợ, bao gồm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển - bà Lagarde nhận định.
Tổng giám đốc IMF nói thêm rằng, dù các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển hiện nay nói chung đã chuẩn bị sẵn sàng hơn so với trước kia cho việc lãi suất tăng, nhưng bà vẫn lo ngại về khả năng hấp thụ cú sốc của các nền kinh tế này.
“Hầu hết các nền kinh tế phát triển ngoại trừ Mỹ và có thể cả Anh sẽ tiếp tục cần tới chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng tất cả các nền kinh tế trong nhóm này cần tính đến nhân tố ảnh hưởng lan tỏa trong quá trình ra quyết định”, bà Lagarde nói.
Người đứng đầu IMF cảnh báo lãi suất Mỹ gia tăng và đồng USD mạnh lên có thể dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, và điều đó có thể ảnh hưởng tới các ngân hàng và chính phủ.
Theo hãng tin Reuters, trong bài viết này, người đứng đầu IMF nói rằng triển vọng lãi suất tăng cao hơn ở Mỹ và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ làm gia tăng mức độ bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và rủi ro lớn hơn về suy giảm tăng trưởng khắp thế giới.
Ngoài ra, thương mại toàn cầu đã giảm tốc đáng kể và sự sụt giá của nguyên vật liệu thô đang gây thách thức cho những nền kinh tế có độ phụ thuộc cao vào những lĩnh vực này. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính ở nhiều quốc ra đang lộ ra nhiều điểm yếu và rủi ro tài chính gia tăng ở các thị trường mới nổi - bà Lagarde nói thêm.
“Tất cả những điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ gây thất vọng và không đồng đều trong năm 2016”, bà Lagarde nói.
Bên cạnh đó, những yếu tố như năng suất thấp, dân số lão hóa và tác động còn sót lại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng góp phần hãm phanh tăng trưởng.
Theo bà Lagarde, việc Mỹ bình thường hóa chính sách tiền tệ và Trung Quốc dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên tiêu dùng là những thay đổi “cần thiết và lành mạnh”, nhưng cần phải được thực hiện một cách hiệu quả và êm ái nhất có thể.
Tháng này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã lần đầu tiên tăng lãi suất sau gần 1 thập kỷ và phát tín hiệu rõ ràng về dự định bắt đầu một chu kỳ thắt chặt “dần dần”.
Động thái này của FED có thể gây ảnh hưởng lan tỏa, trong đó triển vọng lãi suất tăng đến nay đã dẫn tới lãi suất vay vốn gia tăng đối với một số nhà vay nợ, bao gồm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển - bà Lagarde nhận định.
Tổng giám đốc IMF nói thêm rằng, dù các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển hiện nay nói chung đã chuẩn bị sẵn sàng hơn so với trước kia cho việc lãi suất tăng, nhưng bà vẫn lo ngại về khả năng hấp thụ cú sốc của các nền kinh tế này.
“Hầu hết các nền kinh tế phát triển ngoại trừ Mỹ và có thể cả Anh sẽ tiếp tục cần tới chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng tất cả các nền kinh tế trong nhóm này cần tính đến nhân tố ảnh hưởng lan tỏa trong quá trình ra quyết định”, bà Lagarde nói.
Người đứng đầu IMF cảnh báo lãi suất Mỹ gia tăng và đồng USD mạnh lên có thể dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, và điều đó có thể ảnh hưởng tới các ngân hàng và chính phủ.