Kinh tế toàn cầu vẫn tranh tối tranh sáng
Bầu không khí trên các thị trường hàng hóa như vàng, dầu, chứng khoán tiếp tục căng thẳng
Bầu không khí trên các thị trường hàng hóa như vàng, dầu, chứng khoán tiếp tục căng thẳng, bởi những mối nguy như nợ công châu Âu, kinh tế Mỹ vẫn thi thoảng được xoa dịu bằng những lời hứa suông. Nhà đầu tư có vẻ đã quá ngán ngẩm với điều này và sự thăng giảm của thị trường đang lệ thuộc phần lớn vào các yếu tố kỹ thuật.
Hôm qua, phát biểu trước Ủy ban kinh tế liên hợp của Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo rằng, việc các nhà lập pháp Mỹ chống lại những quyết định ngân sách có thể làm chậm đà hồi phục. Theo ông, FED chuẩn bị có thêm hành động để thúc đẩy kinh tế hồi phục mạnh mẽ hơn, song song với việc ổn định thị trường giá cả.
Ông Bernanke cho rằng, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng việc làm yếu làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, các nhà lập pháp không nên cắt giảm chi tiêu quá nhanh trong ngắn hạn ngay cả khi họ gặp khó khăn trong việc cắt giảm thâm hụt trong dài hạn. Việc thắt chặt hầu bao của Chính phủ Mỹ có thể kéo lùi đáng kể nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo Chủ tịch FED, tình hình tài chính châu Âu đang chứa đựng những bất ổn, liên tục đe dọa tăng trưởng kinh tế Mỹ, làm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mất niềm tin. Thêm vào đó, sự đi xuống của thị trường nhà đất cũng như các biện pháp thắt chặt tín dụng đã khiến tăng trưởng bị chặn đứng. Ông cho biết không thấy nhiều triển vọng thị trường lao động sẽ sớm được cải thiện.
Cùng ngày, Pháp và Bỉ cũng vào cuộc "giải cứu" ngân hàng Dexia liên doanh giữa 2 nước sau khi Moody's cảnh báo ngân hàng này có thể trở thành định chế tài chính lớn đầu tiên ở châu Âu bị phá sản kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công. Theo đó, hai chính phủ quyết định phối hợp với ngân hàng trung ương 2 nước này thực hiện các bước đi cần thiết, bảo vệ các khách hàng và chủ nợ của Dexia.
Trong đó, Paris và Brussels sẽ bảo lãnh cho bất kỳ nguồn tài chính nào mà Dexia huy động được. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp cho biết kế hoạch giải cứu tương đương số tiền bảo lãnh vỡ nợ trị giá 6,4 tỷ Euro mà Dexia nhận được hồi năm 2008. Bộ trưởng Bộ Tài chính Bỉ cũng xác nhận một trong những sự lựa chọn là thành lập "ngân hàng nợ khó đòi" để tiếp nhận những khoản nợ rủi ro nhất của Dexia.
Thông báo sau cuộc họp khẩn cấp kéo dài 6 tiếng ngày 3/10 của Ban lãnh đạo Dexia cho biết, khủng hoảng nợ công diễn biến xấu đi và những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng buộc Dexia phải thúc đẩy kế hoạch cơ cấu lại, công bố tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, quy mô danh mục các tài sản không thuộc tầm chiến lược đang gây trở ngại cho kế hoạch này.
Người đứng đầu liên đoàn khu vực tài chính của Bỉ Jean-Michel Cappoen cho biết theo thông tin mà liên đoàn này nhận được sau cuộc họp của Ban lãnh đạo Dexia, toàn bộ ngân hàng này sẽ được rao bán. Ngay sau khi có tin Dexia có nguy cơ phá sản, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá hơn 37% đầu phiên giao dịch cùng ngày, sau đó chỉ giảm 20%.
Tuy nhiên, những thông tin đáng chú ý trên mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố, mà chưa có hành động nào cụ thể được thực hiện, trong khi nhà đầu tư đã quá chán ngán với những lời hứa suông. Bởi vậy, các thị trường hàng hóa phiên giao dịch đêm qua chủ yếu diễn biến theo các yếu tố kỹ thuật, thay vì chịu ảnh hưởng từ các động thái kinh tế.
Cụ thể, tại Mỹ, lực cầu bắt đáy những cổ phiếu rớt giá thảm hại trong các phiên trước đã giúp khối lượng giao dịch bùng nổ với hơn 13 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên toàn thị trường, đồng thời nâng các chỉ số chính hồi phục mạnh. Trong đó, Dow Jones tăng 1,44%, lên 10.808,71 điểm. Chỉ số S&P tăng 2,25%, lên 1.123,95 điểm và Nasdaq Composite tiến 2,95%, lên 2.404,82 điểm.
Trong khi đó, động thái hạ bậc tín nhiệm Italy của Moody's lại là một hành động thực tế và dự kiến sẽ phản ánh trực tiếp lên giá trị giao dịch của các thị trường hàng hóa. Đây là lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ qua, tổ chức định mức tín nhiệm này hạ bậc tín dụng của Italy, do lo ngại chính phủ nước này sẽ phải vật lộn để cắt giảm khoản nợ công lớn thứ hai tại Khu vực đồng Euro.
Cụ thể, Moody’s hạ 3 bậc xếp hạng tín nhiệm của Italy từ Aa2 xuống A2 với triển vọng tiêu cực. Trước đó, hôm 20/9, Standard & Poor's (S&P) cũng hạ xếp hạng tín nhiệm của Italy lần đầu tiên trong 5 năm.
Tháng trước, Italy phê chuẩn kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách trị giá 54 tỷ Euro nhằm cân bằng hoạt động chi tiêu tài chính năm 2013, từ đó thuyết phục Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mua trái phiếu nước này. Việc mua trái phiếu đã giúp giảm lợi suất khoảng 1% nhưng chi phí vay mượn của Italy vẫn đứng gần các mức cao kỷ lục vì ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Chính bởi “tâm lý mong manh của thị trường cho thấy chi phí tài trợ vốn và rủi ro trong việc cấp vốn cho Italy sẽ gia tăng đáng kể. Dù các chính sách trong thời gian tới của Khu vực đồng Euro có thể làm giảm mối quan ngại của nhà đầu tư và bình ổn thị trường cấp vốn nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra”, tổ chức định mức tín nhiệm Moody's cho biết trong thông báo.
Một thông tin khác cũng đang khiến giới đầu tư bất an là hoạt động sản xuất toàn cầu trong tháng 9 vừa qua đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009, làm gia tăng mối lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế khác bất chấp sự hồi phục vừa phải ở Mỹ. Cụ thể, chỉ số quản lý sức mua (PMI) do JPMorgan cùng với các tổ chức nghiên cứu khác tập hợp, đã giảm xuống 49,9 điểm so với 50,2 điểm của tháng 8.
Lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2009, chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 50, dấu hiệu mà nhà phân tích David Hensley thuộc JPMorgan cho rằng "chỉ ra sự tăng trưởng yếu hoặc khả năng sụt giảm về sản lượng công nghiệp trong vài tháng tới". Ngoài ra, sự tăng trưởng không đồng nhất ở châu Âu, châu Á và một số nền kinh tế lớn khác đã dấy lên những nghi ngờ về sự hồi phục kinh tế bền vững.
Ở châu Âu và châu Á, hoạt động tại các nhà máy đã giảm xuống những mức thấp kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 do nhu cầu xuất khẩu suy yếu. Chỉ số PMI của Markit, đánh giá sự thay đổi trong hoạt động của hàng nghìn nhà máy ở Khu vực đồng Euro cũng đã giảm xuống 48,5 trong tháng 9 từ mức 49,0 của tháng 8. Đây là tháng thứ hai liên tiếp PMI của khu vực này dưới ngưỡng 50.
Những bằng chứng gia tăng về sự suy yếu kinh tế Khu vực đồng Euro đã khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp hôm 6/10 tới. Trong khi ở châu Á, số đơn hàng xuất khẩu giảm kể từ giữa mùa hè do cuộc khủng hoảng ở Eurozone và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, Viện Quản lý Nguồn cung của Mỹ cho biết chỉ số hoạt động của các nhà máy trên toàn quốc được Viện này thu thập lại tăng nhẹ từ mức 50,6 của tháng 8 lên 51,6 trong tháng 9, trong khi PMI của Canada tăng từ 54,9 lên 55,05. Hoạt động chế tạo của Trung Quốc cũng tăng do các doanh nghiệp chuẩn bị cho đợt nghỉ Quốc khánh, nhưng thấp hơn mức tăng trung bình.
Một yếu tố khác cũng tác động không ít tới trạng thái tâm lý của giới đầu cơ hàng hóa là việc Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) tuyên bố rằng, khủng hoảng kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) châu Âu khó vay vốn ngân hàng. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tỷ lệ yêu cầu vay vốn tín dụng của các SME bị từ chối đã gia tăng ở 19/20 nước thành viên có các chỉ số được theo dõi.
Theo số liệu được công bố, tỷ lệ các khoản vay tín dụng bị từ chối tăng mạnh nhất tại Bulgari (từ 3% vào năm 2007 lên 36% vào năm 2010), tiếp đến là Ireland (từ 1% lên 27%) và Latvia (từ 4% lên 26%). Duy nhất chỉ có Thụy Điển, tỷ lệ này giảm, từ 9% xuống còn 6%. Tuy nhiên, trong 2010 tỷ lệ các SME được cho vay toàn bộ giảm nhưng vay từng phần lại tăng ở tất cả các nước thành viên.
Hôm qua, phát biểu trước Ủy ban kinh tế liên hợp của Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo rằng, việc các nhà lập pháp Mỹ chống lại những quyết định ngân sách có thể làm chậm đà hồi phục. Theo ông, FED chuẩn bị có thêm hành động để thúc đẩy kinh tế hồi phục mạnh mẽ hơn, song song với việc ổn định thị trường giá cả.
Ông Bernanke cho rằng, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng việc làm yếu làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, các nhà lập pháp không nên cắt giảm chi tiêu quá nhanh trong ngắn hạn ngay cả khi họ gặp khó khăn trong việc cắt giảm thâm hụt trong dài hạn. Việc thắt chặt hầu bao của Chính phủ Mỹ có thể kéo lùi đáng kể nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Theo Chủ tịch FED, tình hình tài chính châu Âu đang chứa đựng những bất ổn, liên tục đe dọa tăng trưởng kinh tế Mỹ, làm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp mất niềm tin. Thêm vào đó, sự đi xuống của thị trường nhà đất cũng như các biện pháp thắt chặt tín dụng đã khiến tăng trưởng bị chặn đứng. Ông cho biết không thấy nhiều triển vọng thị trường lao động sẽ sớm được cải thiện.
Cùng ngày, Pháp và Bỉ cũng vào cuộc "giải cứu" ngân hàng Dexia liên doanh giữa 2 nước sau khi Moody's cảnh báo ngân hàng này có thể trở thành định chế tài chính lớn đầu tiên ở châu Âu bị phá sản kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công. Theo đó, hai chính phủ quyết định phối hợp với ngân hàng trung ương 2 nước này thực hiện các bước đi cần thiết, bảo vệ các khách hàng và chủ nợ của Dexia.
Trong đó, Paris và Brussels sẽ bảo lãnh cho bất kỳ nguồn tài chính nào mà Dexia huy động được. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp cho biết kế hoạch giải cứu tương đương số tiền bảo lãnh vỡ nợ trị giá 6,4 tỷ Euro mà Dexia nhận được hồi năm 2008. Bộ trưởng Bộ Tài chính Bỉ cũng xác nhận một trong những sự lựa chọn là thành lập "ngân hàng nợ khó đòi" để tiếp nhận những khoản nợ rủi ro nhất của Dexia.
Thông báo sau cuộc họp khẩn cấp kéo dài 6 tiếng ngày 3/10 của Ban lãnh đạo Dexia cho biết, khủng hoảng nợ công diễn biến xấu đi và những căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng buộc Dexia phải thúc đẩy kế hoạch cơ cấu lại, công bố tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, quy mô danh mục các tài sản không thuộc tầm chiến lược đang gây trở ngại cho kế hoạch này.
Người đứng đầu liên đoàn khu vực tài chính của Bỉ Jean-Michel Cappoen cho biết theo thông tin mà liên đoàn này nhận được sau cuộc họp của Ban lãnh đạo Dexia, toàn bộ ngân hàng này sẽ được rao bán. Ngay sau khi có tin Dexia có nguy cơ phá sản, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá hơn 37% đầu phiên giao dịch cùng ngày, sau đó chỉ giảm 20%.
Tuy nhiên, những thông tin đáng chú ý trên mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố, mà chưa có hành động nào cụ thể được thực hiện, trong khi nhà đầu tư đã quá chán ngán với những lời hứa suông. Bởi vậy, các thị trường hàng hóa phiên giao dịch đêm qua chủ yếu diễn biến theo các yếu tố kỹ thuật, thay vì chịu ảnh hưởng từ các động thái kinh tế.
Cụ thể, tại Mỹ, lực cầu bắt đáy những cổ phiếu rớt giá thảm hại trong các phiên trước đã giúp khối lượng giao dịch bùng nổ với hơn 13 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên toàn thị trường, đồng thời nâng các chỉ số chính hồi phục mạnh. Trong đó, Dow Jones tăng 1,44%, lên 10.808,71 điểm. Chỉ số S&P tăng 2,25%, lên 1.123,95 điểm và Nasdaq Composite tiến 2,95%, lên 2.404,82 điểm.
Trong khi đó, động thái hạ bậc tín nhiệm Italy của Moody's lại là một hành động thực tế và dự kiến sẽ phản ánh trực tiếp lên giá trị giao dịch của các thị trường hàng hóa. Đây là lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ qua, tổ chức định mức tín nhiệm này hạ bậc tín dụng của Italy, do lo ngại chính phủ nước này sẽ phải vật lộn để cắt giảm khoản nợ công lớn thứ hai tại Khu vực đồng Euro.
Cụ thể, Moody’s hạ 3 bậc xếp hạng tín nhiệm của Italy từ Aa2 xuống A2 với triển vọng tiêu cực. Trước đó, hôm 20/9, Standard & Poor's (S&P) cũng hạ xếp hạng tín nhiệm của Italy lần đầu tiên trong 5 năm.
Tháng trước, Italy phê chuẩn kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách trị giá 54 tỷ Euro nhằm cân bằng hoạt động chi tiêu tài chính năm 2013, từ đó thuyết phục Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mua trái phiếu nước này. Việc mua trái phiếu đã giúp giảm lợi suất khoảng 1% nhưng chi phí vay mượn của Italy vẫn đứng gần các mức cao kỷ lục vì ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Chính bởi “tâm lý mong manh của thị trường cho thấy chi phí tài trợ vốn và rủi ro trong việc cấp vốn cho Italy sẽ gia tăng đáng kể. Dù các chính sách trong thời gian tới của Khu vực đồng Euro có thể làm giảm mối quan ngại của nhà đầu tư và bình ổn thị trường cấp vốn nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra”, tổ chức định mức tín nhiệm Moody's cho biết trong thông báo.
Một thông tin khác cũng đang khiến giới đầu tư bất an là hoạt động sản xuất toàn cầu trong tháng 9 vừa qua đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009, làm gia tăng mối lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế khác bất chấp sự hồi phục vừa phải ở Mỹ. Cụ thể, chỉ số quản lý sức mua (PMI) do JPMorgan cùng với các tổ chức nghiên cứu khác tập hợp, đã giảm xuống 49,9 điểm so với 50,2 điểm của tháng 8.
Lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2009, chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 50, dấu hiệu mà nhà phân tích David Hensley thuộc JPMorgan cho rằng "chỉ ra sự tăng trưởng yếu hoặc khả năng sụt giảm về sản lượng công nghiệp trong vài tháng tới". Ngoài ra, sự tăng trưởng không đồng nhất ở châu Âu, châu Á và một số nền kinh tế lớn khác đã dấy lên những nghi ngờ về sự hồi phục kinh tế bền vững.
Ở châu Âu và châu Á, hoạt động tại các nhà máy đã giảm xuống những mức thấp kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 do nhu cầu xuất khẩu suy yếu. Chỉ số PMI của Markit, đánh giá sự thay đổi trong hoạt động của hàng nghìn nhà máy ở Khu vực đồng Euro cũng đã giảm xuống 48,5 trong tháng 9 từ mức 49,0 của tháng 8. Đây là tháng thứ hai liên tiếp PMI của khu vực này dưới ngưỡng 50.
Những bằng chứng gia tăng về sự suy yếu kinh tế Khu vực đồng Euro đã khiến một số nhà phân tích dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp hôm 6/10 tới. Trong khi ở châu Á, số đơn hàng xuất khẩu giảm kể từ giữa mùa hè do cuộc khủng hoảng ở Eurozone và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, Viện Quản lý Nguồn cung của Mỹ cho biết chỉ số hoạt động của các nhà máy trên toàn quốc được Viện này thu thập lại tăng nhẹ từ mức 50,6 của tháng 8 lên 51,6 trong tháng 9, trong khi PMI của Canada tăng từ 54,9 lên 55,05. Hoạt động chế tạo của Trung Quốc cũng tăng do các doanh nghiệp chuẩn bị cho đợt nghỉ Quốc khánh, nhưng thấp hơn mức tăng trung bình.
Một yếu tố khác cũng tác động không ít tới trạng thái tâm lý của giới đầu cơ hàng hóa là việc Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) tuyên bố rằng, khủng hoảng kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) châu Âu khó vay vốn ngân hàng. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tỷ lệ yêu cầu vay vốn tín dụng của các SME bị từ chối đã gia tăng ở 19/20 nước thành viên có các chỉ số được theo dõi.
Theo số liệu được công bố, tỷ lệ các khoản vay tín dụng bị từ chối tăng mạnh nhất tại Bulgari (từ 3% vào năm 2007 lên 36% vào năm 2010), tiếp đến là Ireland (từ 1% lên 27%) và Latvia (từ 4% lên 26%). Duy nhất chỉ có Thụy Điển, tỷ lệ này giảm, từ 9% xuống còn 6%. Tuy nhiên, trong 2010 tỷ lệ các SME được cho vay toàn bộ giảm nhưng vay từng phần lại tăng ở tất cả các nước thành viên.