Kinh tế Trung Quốc bi quan tới mức nào?
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, GDP của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng trưởng ở mức thấp
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có khả năng chỉ đạt mức tăng trưởng từ 4-5% trong năm nay, hãng tin tài chính Bloomberg vừa dẫn lời ông Patrick Chovanec, Phó giáo sư trường Đại học Thanh Hoa cho biết.
"Tôi nghĩ chúng ta sắp phải chứng kiến tình trạng suy giảm sâu như vậy. Nguyên nhân là bởi ngày càng có nhiều khoản nợ xấu, làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động đầu tư", ông Chovanec cho hay. "Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng cả năm chỉ từ 4-5%".
Ông Chovanec nói rằng, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc đang sụt giảm. "Rất nhiều công ty đang tăng trưởng khó khăn trong điều kiện kinh tế hiện nay ở Trung Quốc", cựu Phó chủ tịch hãng vốn Asia Mezzanine Capital Group, nói thêm.
Một bản tin khác được Bloomberg đăng tải mới đây cho thấy, doanh số đồng hồ đeo tay đắt tiền tại Trung Quốc, vốn thường được doanh nhân nước này mua làm quà tặng, đang giảm. Đây là một trong các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng trưởng chậm.
Trong số 13 cửa hiệu chuyên bán các loại hàng hóa đắt tiền tại Hồng Kông được hãng tin tài chính Bloomberg tiến hành khảo sát, thì có tới 11 cửa hiệu cho biết lượng khách Trung Quốc từ đại lục sang mua hàng của họ trong tháng 7 đã giảm xuống mức rất thấp.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Trung Quốc được công bố chính thức hôm 4/8, doanh số bán đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường và đồ trang sức tại Hong Kông chỉ tăng 3,1% trong tháng 6, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 59% cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia ngân hàng HSBC, ông Frederic Neumann cho rằng, số lượng đồng hồ đeo tay đắt tiền tại các cửa hiệu là thước đo cho sức khỏe của kinh tế Trung Quốc. "Nếu chúng không được trưng bày, có nghĩa là kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại".
Cuối tuần trước, hôm 6/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ trong 6 tháng cuối năm nay. Theo nhiều chuyên gia phân tích, đây là tín hiệu cho thấy sẽ có thêm tiền mặt được bơm vào nền kinh tế này.
PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng này cũng nhắc lại tầm quan trọng của một chính sách tiền tệ "hướng lên phía trước", tập trung và hiệu quả hơn để hỗ trợ nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra dự báo rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục hạ lãi suất và tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, khi nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc đang co hẹp lại và lạm phát có chiều hướng dịu xuống.
Lượng đơn đặt hàng từ châu Âu và các đối tác thương mại khác giảm khiến xuất khẩu của Trung Quốc sa sút, kết hợp với bất động sản giảm nhiệt đã làm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 7,6%, thấp nhất kể từ quý 1/2009.
"Tôi nghĩ chúng ta sắp phải chứng kiến tình trạng suy giảm sâu như vậy. Nguyên nhân là bởi ngày càng có nhiều khoản nợ xấu, làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động đầu tư", ông Chovanec cho hay. "Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng cả năm chỉ từ 4-5%".
Ông Chovanec nói rằng, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc đang sụt giảm. "Rất nhiều công ty đang tăng trưởng khó khăn trong điều kiện kinh tế hiện nay ở Trung Quốc", cựu Phó chủ tịch hãng vốn Asia Mezzanine Capital Group, nói thêm.
Một bản tin khác được Bloomberg đăng tải mới đây cho thấy, doanh số đồng hồ đeo tay đắt tiền tại Trung Quốc, vốn thường được doanh nhân nước này mua làm quà tặng, đang giảm. Đây là một trong các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng trưởng chậm.
Trong số 13 cửa hiệu chuyên bán các loại hàng hóa đắt tiền tại Hồng Kông được hãng tin tài chính Bloomberg tiến hành khảo sát, thì có tới 11 cửa hiệu cho biết lượng khách Trung Quốc từ đại lục sang mua hàng của họ trong tháng 7 đã giảm xuống mức rất thấp.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Trung Quốc được công bố chính thức hôm 4/8, doanh số bán đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường và đồ trang sức tại Hong Kông chỉ tăng 3,1% trong tháng 6, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 59% cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia ngân hàng HSBC, ông Frederic Neumann cho rằng, số lượng đồng hồ đeo tay đắt tiền tại các cửa hiệu là thước đo cho sức khỏe của kinh tế Trung Quốc. "Nếu chúng không được trưng bày, có nghĩa là kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại".
Cuối tuần trước, hôm 6/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ trong 6 tháng cuối năm nay. Theo nhiều chuyên gia phân tích, đây là tín hiệu cho thấy sẽ có thêm tiền mặt được bơm vào nền kinh tế này.
PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng này cũng nhắc lại tầm quan trọng của một chính sách tiền tệ "hướng lên phía trước", tập trung và hiệu quả hơn để hỗ trợ nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra dự báo rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục hạ lãi suất và tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, khi nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc đang co hẹp lại và lạm phát có chiều hướng dịu xuống.
Lượng đơn đặt hàng từ châu Âu và các đối tác thương mại khác giảm khiến xuất khẩu của Trung Quốc sa sút, kết hợp với bất động sản giảm nhiệt đã làm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 7,6%, thấp nhất kể từ quý 1/2009.