Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu khởi sắc
Ít có khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm thêm lãi suất cơ bản trong năm nay
Sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc đã tăng trưởng khá mạnh trong tháng 9 vừa qua. Điều này sẽ làm giảm bớt tính cấp thiết của việc tăng thêm các biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế này sau 7 quý suy giảm liên tiếp, hãng tin tài chính Bloomberg vừa loan tin.
Dẫn báo cáo mới nhất được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng nay (18/10), Bloomberg cho hay, GDP quý 3 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Con số này khớp với nhận định của giới phân tích kinh tế trong cuộc điều tra dư luận do Bloomberg tiến hành trước đó.
Với mức tăng trưởng 7,6% trong quý 2, nền kinh tế Trung Quốc đã có 7 quý liên tiếp đi xuống. Tính cả ba quý năm 2012, GDP của nước này tăng trưởng 7,7% so với cùng giai đoạn trong năm 2011.
Mặc dù vậy, trong tháng 9 vừa qua, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 9,2% vượt dự báo của các chuyên gia, trong khi doanh số bán lẻ tăng 14,2%. Đầu tư tài sản cố định tăng 20,5%, vượt dự báo 20,2% của chuyên gia. Điều này cho thấy bức tranh chung của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không tới nỗi quá xám xịt.
"Kinh tế Trung Quốc đang diễn biến tốt hơn mong đợi và mức đáy sẽ trở nên rõ ràng trong quý 4", Zhu Haibin, chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Chase & Co tại Hồng Kông cho biết, Theo ông, khả năng ngân hàng trung ương cắt giảm thêm lãi suất cơ bản trong năm nay sẽ thấp hơn.
Chang Jian, chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng Barclays chi nhánh Hồng Kông cũng nhận định, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang dần dần ổn định trong bối cảnh các điều kiện tiền tệ đã linh hoạt hơn và đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh. Do đó, không có nhiều khả năng chính phủ sẽ nới lỏng chính sách mạnh mẽ.
Hôm 17/10, Tân Hoa Xã dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố ông tin tưởng nền kinh tế nước này đang ổn định và đã "tương đối tốt" trong ba tháng qua và Bắc Kinh hiện hy vọng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% trong năm nay, mức mục tiêu tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2004 cho tới nay.
Ông Ôn Gia Bảo cho hay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, phần lớn dựa vào xuất khẩu, “vẫn phải đối diện với những khó khăn đáng kể” trong 3 tháng cuối cùng trong năm. Theo ông, "rất khó khăn mở rộng mức cầu của nước ngoài”, nhằm ám chỉ nền kinh tế trì trệ của châu Âu và tình trạng tăng trưởng chậm chạp của Mỹ.
Hôm 8/10, Ngân hàng Thế giới cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2012 xuống còn 7,7%, từ mức 8,2% trong lần dự báo hồi tháng 5. Theo định chế này, sự giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc chủ yếu là do chính phủ nước này áp dụng các biện pháp hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng nóng và lạm phát.
Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng xấu từ tình trạng sa sút nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước này là Mỹ và châu Âu. “Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc năm nay diễn ra mạnh mẽ, và nhiều người lo nền kinh tế này có thể giảm tốc hơn nữa”, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Dẫn báo cáo mới nhất được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng nay (18/10), Bloomberg cho hay, GDP quý 3 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Con số này khớp với nhận định của giới phân tích kinh tế trong cuộc điều tra dư luận do Bloomberg tiến hành trước đó.
Với mức tăng trưởng 7,6% trong quý 2, nền kinh tế Trung Quốc đã có 7 quý liên tiếp đi xuống. Tính cả ba quý năm 2012, GDP của nước này tăng trưởng 7,7% so với cùng giai đoạn trong năm 2011.
Mặc dù vậy, trong tháng 9 vừa qua, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 9,2% vượt dự báo của các chuyên gia, trong khi doanh số bán lẻ tăng 14,2%. Đầu tư tài sản cố định tăng 20,5%, vượt dự báo 20,2% của chuyên gia. Điều này cho thấy bức tranh chung của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không tới nỗi quá xám xịt.
"Kinh tế Trung Quốc đang diễn biến tốt hơn mong đợi và mức đáy sẽ trở nên rõ ràng trong quý 4", Zhu Haibin, chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Chase & Co tại Hồng Kông cho biết, Theo ông, khả năng ngân hàng trung ương cắt giảm thêm lãi suất cơ bản trong năm nay sẽ thấp hơn.
Chang Jian, chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng Barclays chi nhánh Hồng Kông cũng nhận định, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang dần dần ổn định trong bối cảnh các điều kiện tiền tệ đã linh hoạt hơn và đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh. Do đó, không có nhiều khả năng chính phủ sẽ nới lỏng chính sách mạnh mẽ.
Hôm 17/10, Tân Hoa Xã dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố ông tin tưởng nền kinh tế nước này đang ổn định và đã "tương đối tốt" trong ba tháng qua và Bắc Kinh hiện hy vọng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% trong năm nay, mức mục tiêu tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2004 cho tới nay.
Ông Ôn Gia Bảo cho hay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, phần lớn dựa vào xuất khẩu, “vẫn phải đối diện với những khó khăn đáng kể” trong 3 tháng cuối cùng trong năm. Theo ông, "rất khó khăn mở rộng mức cầu của nước ngoài”, nhằm ám chỉ nền kinh tế trì trệ của châu Âu và tình trạng tăng trưởng chậm chạp của Mỹ.
Hôm 8/10, Ngân hàng Thế giới cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2012 xuống còn 7,7%, từ mức 8,2% trong lần dự báo hồi tháng 5. Theo định chế này, sự giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc chủ yếu là do chính phủ nước này áp dụng các biện pháp hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng nóng và lạm phát.
Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng xấu từ tình trạng sa sút nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước này là Mỹ và châu Âu. “Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc năm nay diễn ra mạnh mẽ, và nhiều người lo nền kinh tế này có thể giảm tốc hơn nữa”, Ngân hàng Thế giới nhận định.