Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng
Người Việt Nam chúng ta không kém họ. Nhưng vì sao đất nước của chúng ta chưa phát triển?
Tôi đã gần 90 tuổi, vẫn còn làm việc và sẽ làm việc tới hơi thở cuối cùng với mong muốn làm được những gì mang lại lợi ích cho đất nước. Như lúc này đây, suốt ngày đêm, tôi suy nghĩ về sự phát triển và các động lực kinh tế của đất nước, trong đó có vai trò của kinh tế tư nhân.
Cách đây 60 năm, tôi sang Liên Xô học, nhưng cốt để xem các trí thức của họ giỏi như thế nào. Thời kỳ đó, tôi cũng sang Trung Quốc nhiều lần, để xem trí thức Trung Quốc giỏi như thế nào. Và tôi thấy rằng, người Việt Nam chúng ta không kém họ.
Nhưng vì sao đất nước của chúng ta chưa phát triển? Câu hỏi này luôn làm tôi phải băn khoăn, trăn trở.
Tôi rất vinh dự được là con cháu Bác Hồ. Bác là một con người thời đại, một con người sáng tạo vô cùng mà tôi nghĩ không ai trong chúng ta có thể so sánh được. Bác mất lâu rồi, chúng ta học Bác nhưng vẫn chưa hiểu hết Bác, nên con đường phát triển của đất nước ta còn nhiều gian nan lắm, còn khó sánh vai được với cường quốc năm châu.
Đi tìm đường độc lập, cứu quốc, đầu tiên Bác sang Pháp, rồi sang Mỹ. Trên con đường đó, không ai giúp Bác cả. Mỹ không giúp, nhận thư Bác mà không trả lời, vì Mỹ với Pháp là hai nước đồng minh thì đời nào họ giúp mình.
Ở Pháp, Bác đã khóc trước câu nói của Lenin: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được dân tộc trong thời đại này. Và Bác là người đã sáng tạo bổ sung chủ nghĩa Marx để vận dụng vào đường lối phát triển của đất nước chúng ta. Chủ nghĩa xã hội gắn với giải phóng dân tộc, và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được dân tộc.
Khi nước nhà độc lập, làm thế nào để vực dậy nền kinh tế ngay từ những ngày đầu nhà nước còn quá non trẻ? Bác Hồ đã phát động “Tuần lễ vàng” trong những ngày tháng 9/1945, kêu gọi mọi người dân ủng hộ ngân sách quốc gia.
Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất. Trong “Tuần lễ vàng” từ 17 đến 24/9/1945, chính phủ lâm thời bấy giờ đã huy động được 60 triệu đồng và 370 kg vàng. Trước đó, sau khi giành chính quyền, quốc khố chỉ có 1,2 triệu đồng.
Từ sự kiện này dẫn tới cuộc gặp gỡ của Bác với giới công-thương trong Phủ Chủ tịch và lá thư của Người gửi giới công-thương Việt Nam ngày 13/10/1945. Cũng vì thế, bây giờ ngày 13/10 được chọn làm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Có thể thấy rằng ngay từ những ngày đầu lập quốc, Bác Hồ đã có niềm tin vào kinh tế tư nhân. Tin tư nhân nên Bác mới được doanh nhân tin như vậy.
Bác cho rằng, trong việc kiến thiết nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phải tôn trọng, bảo đảm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã, kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước; với nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, như: sở hữu nhà nước, sở hữu của hợp tác xã (tập thể nhân dân lao động), sở hữu của những người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư bản.
Bác khẳng định, “chế độ kinh tế - xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột tư bản chủ nghĩa được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản lý nhà nước”. Nhân dân ta, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”.
Nước ta đã có 90 triệu người, sắp tới sẽ là 100 triệu. Mỗi người trong chúng ta đều là động lực cho phát triển kinh tế. Bởi vì ai cũng phải ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh.
Như vậy, muốn sống, muốn phát triển, phải lấy kinh tế là gốc, trong đó tập trung cho phát triển kinh tế tư nhân. Phải giải phóng sức sản xuất, phát triển sản xuất, để mang lại no đủ, giàu có, thịnh vượng, công bằng, tiến bộ, hạnh phúc cho đa số nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (tháng 12/1986), đã đặt vấn đề giải phóng sức sản xuất; bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; xây dựng, hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xóa bỏ những thành kiến trong đánh giá, đối xử với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Đảng đưa ra chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa; kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa...
Theo đó, “cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế. Những quy định có tính nguyên tắc phải trở thành pháp luật để mọi người yên tâm, mạnh dạn kinh doanh”.
Hội nghị Trung ương 6 khóa 6 (tháng 3/1989) khẳng định: “Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo luật pháp”.
Chủ trương định hướng phát triển kinh tế tư nhân đã rất rõ ràng. Nhưng để thành phần kinh tế này có thể phát triển như mong muốn, Đảng ta phải hướng dẫn, phải tạo điều kiện cho họ, hạn chế mặt tiêu cực của họ, giúp họ có thể làm giàu theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tôi hết sức vui mừng và thực sự tâm đắc với bước phát triển mới về lý luận và thực tiễn của Đảng ta được thể hiện trong dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc 12 của Đảng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”... “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Thời báo Kinh tế Việt Nam đã và đang sát cánh cùng lực lượng doanh nhân phát triển đúng đường lối mà Đảng đã đề ra, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đem thông tin, tri thức tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ đi tiên phong, sẽ là diễn đàn để mọi doanh nhân, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hiến kế, kiến nghị mọi chủ trương, chính sách, phản biện chính sách... để làm giàu cho mỗi nhà, mỗi doanh nghiệp và cho đất nước.
* Tác giả là Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Cách đây 60 năm, tôi sang Liên Xô học, nhưng cốt để xem các trí thức của họ giỏi như thế nào. Thời kỳ đó, tôi cũng sang Trung Quốc nhiều lần, để xem trí thức Trung Quốc giỏi như thế nào. Và tôi thấy rằng, người Việt Nam chúng ta không kém họ.
Nhưng vì sao đất nước của chúng ta chưa phát triển? Câu hỏi này luôn làm tôi phải băn khoăn, trăn trở.
Tôi rất vinh dự được là con cháu Bác Hồ. Bác là một con người thời đại, một con người sáng tạo vô cùng mà tôi nghĩ không ai trong chúng ta có thể so sánh được. Bác mất lâu rồi, chúng ta học Bác nhưng vẫn chưa hiểu hết Bác, nên con đường phát triển của đất nước ta còn nhiều gian nan lắm, còn khó sánh vai được với cường quốc năm châu.
Đi tìm đường độc lập, cứu quốc, đầu tiên Bác sang Pháp, rồi sang Mỹ. Trên con đường đó, không ai giúp Bác cả. Mỹ không giúp, nhận thư Bác mà không trả lời, vì Mỹ với Pháp là hai nước đồng minh thì đời nào họ giúp mình.
Ở Pháp, Bác đã khóc trước câu nói của Lenin: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được dân tộc trong thời đại này. Và Bác là người đã sáng tạo bổ sung chủ nghĩa Marx để vận dụng vào đường lối phát triển của đất nước chúng ta. Chủ nghĩa xã hội gắn với giải phóng dân tộc, và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được dân tộc.
Khi nước nhà độc lập, làm thế nào để vực dậy nền kinh tế ngay từ những ngày đầu nhà nước còn quá non trẻ? Bác Hồ đã phát động “Tuần lễ vàng” trong những ngày tháng 9/1945, kêu gọi mọi người dân ủng hộ ngân sách quốc gia.
Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất. Trong “Tuần lễ vàng” từ 17 đến 24/9/1945, chính phủ lâm thời bấy giờ đã huy động được 60 triệu đồng và 370 kg vàng. Trước đó, sau khi giành chính quyền, quốc khố chỉ có 1,2 triệu đồng.
Từ sự kiện này dẫn tới cuộc gặp gỡ của Bác với giới công-thương trong Phủ Chủ tịch và lá thư của Người gửi giới công-thương Việt Nam ngày 13/10/1945. Cũng vì thế, bây giờ ngày 13/10 được chọn làm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Có thể thấy rằng ngay từ những ngày đầu lập quốc, Bác Hồ đã có niềm tin vào kinh tế tư nhân. Tin tư nhân nên Bác mới được doanh nhân tin như vậy.
Bác cho rằng, trong việc kiến thiết nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phải tôn trọng, bảo đảm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã, kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước; với nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, như: sở hữu nhà nước, sở hữu của hợp tác xã (tập thể nhân dân lao động), sở hữu của những người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư bản.
Bác khẳng định, “chế độ kinh tế - xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột tư bản chủ nghĩa được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản lý nhà nước”. Nhân dân ta, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”.
Nước ta đã có 90 triệu người, sắp tới sẽ là 100 triệu. Mỗi người trong chúng ta đều là động lực cho phát triển kinh tế. Bởi vì ai cũng phải ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh.
Như vậy, muốn sống, muốn phát triển, phải lấy kinh tế là gốc, trong đó tập trung cho phát triển kinh tế tư nhân. Phải giải phóng sức sản xuất, phát triển sản xuất, để mang lại no đủ, giàu có, thịnh vượng, công bằng, tiến bộ, hạnh phúc cho đa số nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (tháng 12/1986), đã đặt vấn đề giải phóng sức sản xuất; bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; xây dựng, hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xóa bỏ những thành kiến trong đánh giá, đối xử với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Đảng đưa ra chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa; kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa...
Theo đó, “cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế. Những quy định có tính nguyên tắc phải trở thành pháp luật để mọi người yên tâm, mạnh dạn kinh doanh”.
Hội nghị Trung ương 6 khóa 6 (tháng 3/1989) khẳng định: “Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo luật pháp”.
Chủ trương định hướng phát triển kinh tế tư nhân đã rất rõ ràng. Nhưng để thành phần kinh tế này có thể phát triển như mong muốn, Đảng ta phải hướng dẫn, phải tạo điều kiện cho họ, hạn chế mặt tiêu cực của họ, giúp họ có thể làm giàu theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tôi hết sức vui mừng và thực sự tâm đắc với bước phát triển mới về lý luận và thực tiễn của Đảng ta được thể hiện trong dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc 12 của Đảng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”... “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Thời báo Kinh tế Việt Nam đã và đang sát cánh cùng lực lượng doanh nhân phát triển đúng đường lối mà Đảng đã đề ra, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc đem thông tin, tri thức tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ đi tiên phong, sẽ là diễn đàn để mọi doanh nhân, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hiến kế, kiến nghị mọi chủ trương, chính sách, phản biện chính sách... để làm giàu cho mỗi nhà, mỗi doanh nghiệp và cho đất nước.
* Tác giả là Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam.