Kodak phủ nhận tin đồn phá sản
Nhà sản xuất máy ảnh Eastman Kodak vừa lên tiếng phủ nhận tin đồn rộ lên hồi cuối tuần trước rằng hãng đang tính chuyện phá sản
Nhà sản xuất máy ảnh Eastman Kodak vừa lên tiếng phủ nhận tin đồn rộ lên hồi cuối tuần trước rằng hãng đang tính chuyện phá sản.
Theo hãng tin BBC, Kodak tuyên bố, họ “không có ý định nộp đơn xin bảo hộ phá sản”.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, giá cổ phiếu của Kodak giảm 54% khi các nhà đầu tư lo ngại sâu sắc về số phận của hãng. Giao dịch cổ phiếu Kodak đã nhiều lần bị gián đoạn trong phiên này, sau khi tờ Wall Street Journal loan tin Kodak vừa thuê một công ty luật nổi tiếng có tên Jones Day để tư vấn về tái cơ cấu hoặc phá sản.
Lời phủ nhận tin đồn phá sản của Kodak được phát đi sau khi hãng xác nhận thông tin đã thuê Jones Day. Nhưng Kodak cho rằng “không có gì là lạ khi một công ty đang trong quá trình chuyển đổi xem xét mọi lựa chọn”.
Từ năm 2007 tới nay, Kodak chưa kiếm được một đồng lợi nhuận nào. Hãng này tỏ ra khó thích nghi với kỷ nguyên kỹ thuật số, mặc dù đã có lịch sử gắn bó gần 120 năm với lĩnh vực ảnh của thế giới. Kodak cũng được xem là một trong những thương hiệu nổi bật nhất của nước Mỹ.
Tuần trước, Kodak công bố kế hoạch vay 160 triệu USD nhưng không nêu cụ thể mục đích sử dụng số tiền. Hiện Kodak vẫn đang xem xét việc bán lại các bằng sáng chế với tổng trị giá chừng 2 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia cũng không tin là Kodak sẽ phá sản, vì kho bằng sáng chế của hãng có giá trị đủ lớn để giúp Kodak vượt khó khăn.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Kodak đã giảm 86%. Giá trị vốn hóa thị trường của Kodak hiện là 210 triệu USD, so với mức đỉnh 31 tỷ USD hồi tháng 2/1997.
Theo hãng tin BBC, Kodak tuyên bố, họ “không có ý định nộp đơn xin bảo hộ phá sản”.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, giá cổ phiếu của Kodak giảm 54% khi các nhà đầu tư lo ngại sâu sắc về số phận của hãng. Giao dịch cổ phiếu Kodak đã nhiều lần bị gián đoạn trong phiên này, sau khi tờ Wall Street Journal loan tin Kodak vừa thuê một công ty luật nổi tiếng có tên Jones Day để tư vấn về tái cơ cấu hoặc phá sản.
Lời phủ nhận tin đồn phá sản của Kodak được phát đi sau khi hãng xác nhận thông tin đã thuê Jones Day. Nhưng Kodak cho rằng “không có gì là lạ khi một công ty đang trong quá trình chuyển đổi xem xét mọi lựa chọn”.
Từ năm 2007 tới nay, Kodak chưa kiếm được một đồng lợi nhuận nào. Hãng này tỏ ra khó thích nghi với kỷ nguyên kỹ thuật số, mặc dù đã có lịch sử gắn bó gần 120 năm với lĩnh vực ảnh của thế giới. Kodak cũng được xem là một trong những thương hiệu nổi bật nhất của nước Mỹ.
Tuần trước, Kodak công bố kế hoạch vay 160 triệu USD nhưng không nêu cụ thể mục đích sử dụng số tiền. Hiện Kodak vẫn đang xem xét việc bán lại các bằng sáng chế với tổng trị giá chừng 2 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia cũng không tin là Kodak sẽ phá sản, vì kho bằng sáng chế của hãng có giá trị đủ lớn để giúp Kodak vượt khó khăn.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Kodak đã giảm 86%. Giá trị vốn hóa thị trường của Kodak hiện là 210 triệu USD, so với mức đỉnh 31 tỷ USD hồi tháng 2/1997.