“Kỷ cương không nghiêm khiến lòng dân ngao ngán”
Nhiều ý kiến cho rằng báo cáo của Chính phủ về kinh tế, xã hội vẫn “hồng” hơn thực tế
Nhất trí với một số điểm sáng tại báo cáo của Chính phủ, như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đã được kiềm chế, an sinh xã hội vẫn được chăm lo…, nhưng nhiều ý kiến tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, sáng 24/10 cho rằng báo cáo của Chính phủ vẫn “hồng” hơn thực tế.
"Ngân sách khó khăn đã đến mức vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền khái quát.
Đến từ các lĩnh vực công tác khác nhau, cảm nhận về mức độ khó khăn của nền kinh tế còn có khoảng cách, song khá nhiều ý kiến đều gặp nhau ở nỗi lo về kỷ cương phép nước, không chỉ khiến kinh tế khó khăn mà còn làm cho lòng dân bất ổn.
"Thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới"
Là người mở màn phiên thảo luận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhận định, tình hình sang năm vẫn còn rất nhiều điểm chưa thấy lối ra.
Theo nhận xét của vị đại biểu này, báo cáo của Chính phủ nêu rất nhiều mặt tốt đẹp, lần nào cũng nêu như thế, nhưng phần yếu kém thì rất chung chung.
Nêu ví dụ đang rất thời sự là bác sỹ ném bệnh nhân xuống sông, bà Khánh cho rằng hiện tượng cá biệt này lại thể hiện vấn đề rất sâu của xã hội, khi nó xảy ra tại nơi đề cao giá trị nhân ái của con người.
"Bác Hồ nói “lương y như từ mẫu” nhưng giờ hình như là ngược lại, tất nhiên số đó không nhiều, nhưng làm cho xã hội chấn động", bà Khánh phát biểu.
Lấy thêm ví dụ từ vụ án Dương Chí Dũng, bà Khánh nói nhiều quan chức cao cấp được giao trọng trách nắm giữ nguồn lực của nhân dân nhưng sẵn sàng làm những việc phi pháp gây bức xúc mà xử lý không nghiêm. “Nhìn sang Trung Quốc, bí thư tỉnh ủy, trong Bộ Chính trị hẳn hoi mà xử rất nghiêm”, bà nói tiếp.
Đặt câu hỏi, những người thẳng thắn có được trọng dụng không hay những người thuộc "cánh hẩu" lại dược cấp trên trọng dụng, nữ đại biểu nhấn mạnh “xã hội đang ở trong tình trạng như thế thì làm sao phát triển được”.
Nhận xét là thu nhập của dân ngày càng khó khăn, nhất là đời sống của công nhân và nông dân, đại biểu Khánh cho rằng có nguyên nhân là nhiều lĩnh vực quản lý yếu kém, nhưng kỷ cương kỷ luật không nghiêm, dẫn đến tình trạng “chưa bao giờ dân hoang mang lo lắng như thế, khi việc thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới”.
Nhiều nơi nói không đi đôi với làm
Vẫn băn khoăn về tính chính xác của số liệu thống kê, một số vị đại biểu cũng đặt câu hỏi, tại sao hụt thu đến trên 63 nghìn tỷ đồng so với dự toán mà GDP chỉ hụt 0,1% so với chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua?
Biết là đánh giá tình hình không đúng thì giải pháp cũng không thể trúng, song nhiều đại biểu vẫn cố gắng tìm lời giải cho bài toán kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, trong lúc khó khăn này yếu tố quan trọng của lãnh đạo là siết chặt việc chấp hành pháp luật, kỷ luật kỷ cương. Ông cũng bộc bạch rằng rất tâm đắc với nhận xét tại báo cáo của Thanh tra Chính phủ là “nhiều nơi nói không đi đôi với làm”.
"Thủ tướng đã yêu cầu tuyệt đối không khởi công công trình mới khi chưa có nguồn, nhưng nhiều nơi vẫn khởi công mà chả bị làm sao cả. Thế kỷ cương ở đây là cái gì, kỷ cương không nghiêm làm cho lòng dân ngao ngán", ông Quyền “than”.
Cho rằng chi phí hành chính vẫn rất lớn và đang rất lãng phí, đại biểu Quyền nhận xét, “ngay ở Quốc hội cũng có thể giảm 1/4 biên chế ở những chỗ cần giảm”.
Giải pháp quan trọng nhất của 2014, theo đại biểu Quyền là thắt chặt tất cả, cả hành chính lẫn đầu tư, vì đã đến mức phải đi vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa.
"Nhất trí với ý kiến đại biểu trước tôi về kỷ luật kỷ cương", Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Phạm Huy Hùng nói ngắn gọn sau khi đã nhắc lại khá nhiều thông tin tại báo cáo của Chính phủ về điểm sáng của nền kinh tế.
Sốt ruột vì có quá nhiều cái vỡ, vỡ đập, vỡ đê, rồi cả vỡ hụi, đại biểu Bùi Thị An cho rằng tại báo cáo của nhiều ngành cái gì liên quan đến thành tích thì đều nâng cao lên, còn liên quan đến khuyết điểm thì đều thấp đi.
Bà cũng đề nghị, phải lấy chất lượng cuộc sống của dân để đo kết quả về kinh tế xã hội, "bởi đi tiếp xúc cử tri dân phản ảnh rằng gi gỉ gì gi cái gì cũng tăng giá". Một số doanh nghiệp nhà nước chỉ đào tài nguyên lên để đi bán nhưng khi thua lỗ lại để dân phải gánh.
Nhấn mạnh là nhìn báo cáo của Chính phủ từ góc độ người dân và doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng có chung nhận xét là “có lẽ hơi lạc quan, hơi nhiều màu hồng quá”.
Đề xuất giải pháp, đại biểu Hường cho rằng cần xây dựng kế hoạch trung hạn, điều hành theo lạm phát mục tiêu với CPI 7% kéo dài hết 2015.
Đồng ý với đề xuất của Chính phủ là tăng bội chi và phát hành trái phiếu, song nữ doanh nhân cho rằng cần làm rõ lấy nguồn từ đâu ra và vấn đề chấp hành kỷ luật tài chính như thế nào.
Đầu tư công là một cứu cánh, tuy nhiên phải đúng địa chỉ, tăng trần bội chi cũng nên làm chỉ có điều phải thảo luận ở mức độ thế nào cho hợp lý, đại biểu Hường phát biểu.
Chiều nay, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế.
"Ngân sách khó khăn đã đến mức vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền khái quát.
Đến từ các lĩnh vực công tác khác nhau, cảm nhận về mức độ khó khăn của nền kinh tế còn có khoảng cách, song khá nhiều ý kiến đều gặp nhau ở nỗi lo về kỷ cương phép nước, không chỉ khiến kinh tế khó khăn mà còn làm cho lòng dân bất ổn.
"Thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới"
Là người mở màn phiên thảo luận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nhận định, tình hình sang năm vẫn còn rất nhiều điểm chưa thấy lối ra.
Theo nhận xét của vị đại biểu này, báo cáo của Chính phủ nêu rất nhiều mặt tốt đẹp, lần nào cũng nêu như thế, nhưng phần yếu kém thì rất chung chung.
Nêu ví dụ đang rất thời sự là bác sỹ ném bệnh nhân xuống sông, bà Khánh cho rằng hiện tượng cá biệt này lại thể hiện vấn đề rất sâu của xã hội, khi nó xảy ra tại nơi đề cao giá trị nhân ái của con người.
"Bác Hồ nói “lương y như từ mẫu” nhưng giờ hình như là ngược lại, tất nhiên số đó không nhiều, nhưng làm cho xã hội chấn động", bà Khánh phát biểu.
Lấy thêm ví dụ từ vụ án Dương Chí Dũng, bà Khánh nói nhiều quan chức cao cấp được giao trọng trách nắm giữ nguồn lực của nhân dân nhưng sẵn sàng làm những việc phi pháp gây bức xúc mà xử lý không nghiêm. “Nhìn sang Trung Quốc, bí thư tỉnh ủy, trong Bộ Chính trị hẳn hoi mà xử rất nghiêm”, bà nói tiếp.
Đặt câu hỏi, những người thẳng thắn có được trọng dụng không hay những người thuộc "cánh hẩu" lại dược cấp trên trọng dụng, nữ đại biểu nhấn mạnh “xã hội đang ở trong tình trạng như thế thì làm sao phát triển được”.
Nhận xét là thu nhập của dân ngày càng khó khăn, nhất là đời sống của công nhân và nông dân, đại biểu Khánh cho rằng có nguyên nhân là nhiều lĩnh vực quản lý yếu kém, nhưng kỷ cương kỷ luật không nghiêm, dẫn đến tình trạng “chưa bao giờ dân hoang mang lo lắng như thế, khi việc thực thi pháp luật yếu kém từ trên xuống dưới”.
Nhiều nơi nói không đi đôi với làm
Vẫn băn khoăn về tính chính xác của số liệu thống kê, một số vị đại biểu cũng đặt câu hỏi, tại sao hụt thu đến trên 63 nghìn tỷ đồng so với dự toán mà GDP chỉ hụt 0,1% so với chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua?
Biết là đánh giá tình hình không đúng thì giải pháp cũng không thể trúng, song nhiều đại biểu vẫn cố gắng tìm lời giải cho bài toán kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, trong lúc khó khăn này yếu tố quan trọng của lãnh đạo là siết chặt việc chấp hành pháp luật, kỷ luật kỷ cương. Ông cũng bộc bạch rằng rất tâm đắc với nhận xét tại báo cáo của Thanh tra Chính phủ là “nhiều nơi nói không đi đôi với làm”.
"Thủ tướng đã yêu cầu tuyệt đối không khởi công công trình mới khi chưa có nguồn, nhưng nhiều nơi vẫn khởi công mà chả bị làm sao cả. Thế kỷ cương ở đây là cái gì, kỷ cương không nghiêm làm cho lòng dân ngao ngán", ông Quyền “than”.
Cho rằng chi phí hành chính vẫn rất lớn và đang rất lãng phí, đại biểu Quyền nhận xét, “ngay ở Quốc hội cũng có thể giảm 1/4 biên chế ở những chỗ cần giảm”.
Giải pháp quan trọng nhất của 2014, theo đại biểu Quyền là thắt chặt tất cả, cả hành chính lẫn đầu tư, vì đã đến mức phải đi vay để đảo nợ rồi, chứ không còn vay để trả nợ nữa.
"Nhất trí với ý kiến đại biểu trước tôi về kỷ luật kỷ cương", Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Phạm Huy Hùng nói ngắn gọn sau khi đã nhắc lại khá nhiều thông tin tại báo cáo của Chính phủ về điểm sáng của nền kinh tế.
Sốt ruột vì có quá nhiều cái vỡ, vỡ đập, vỡ đê, rồi cả vỡ hụi, đại biểu Bùi Thị An cho rằng tại báo cáo của nhiều ngành cái gì liên quan đến thành tích thì đều nâng cao lên, còn liên quan đến khuyết điểm thì đều thấp đi.
Bà cũng đề nghị, phải lấy chất lượng cuộc sống của dân để đo kết quả về kinh tế xã hội, "bởi đi tiếp xúc cử tri dân phản ảnh rằng gi gỉ gì gi cái gì cũng tăng giá". Một số doanh nghiệp nhà nước chỉ đào tài nguyên lên để đi bán nhưng khi thua lỗ lại để dân phải gánh.
Nhấn mạnh là nhìn báo cáo của Chính phủ từ góc độ người dân và doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng có chung nhận xét là “có lẽ hơi lạc quan, hơi nhiều màu hồng quá”.
Đề xuất giải pháp, đại biểu Hường cho rằng cần xây dựng kế hoạch trung hạn, điều hành theo lạm phát mục tiêu với CPI 7% kéo dài hết 2015.
Đồng ý với đề xuất của Chính phủ là tăng bội chi và phát hành trái phiếu, song nữ doanh nhân cho rằng cần làm rõ lấy nguồn từ đâu ra và vấn đề chấp hành kỷ luật tài chính như thế nào.
Đầu tư công là một cứu cánh, tuy nhiên phải đúng địa chỉ, tăng trần bội chi cũng nên làm chỉ có điều phải thảo luận ở mức độ thế nào cho hợp lý, đại biểu Hường phát biểu.
Chiều nay, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội và việc thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế.