Lạ lùng giá xăng dầu!
Giá xăng dầu thế giới đang rớt, tạo điều kiện cho giá xăng dầu trong nước giảm xuống, góp phần chống lạm phát
Giá xăng dầu thế giới đang rớt, tạo điều kiện cho giá xăng dầu trong nước giảm xuống, góp phần chống lạm phát.
Động thái của các doanh nghiệp cho thấy có vẻ như họ chờ tăng thuế hơn là làm đơn xin giảm giá vì thủ tục việc trước có thể lâu hơn... làm đơn xin giảm giá
Lâu nay giá USD giảm, thì giá dầu tăng lên do giá dầu tính bằng USD, nhưng nay giá USD giảm, nhưng giá dầu lại rớt thê thảm. Giá dầu thô hiện xuống đến mức 77,7 USD/thùng (ngày 10/10), giảm đến 47% so với đỉnh điểm 147 USD/thùng cách đây ba tháng. Tiêu đề này chủ yếu dùng để chỉ giá xăng dầu ở trong nước.
Sự lạ lùng rõ nhất gần như ai cũng nhận thấy, đó là so với đỉnh điểm, giá xăng dầu thế giới giảm đến mức độ như trên, trong khi giá xăng A92 ở trong nước chỉ giảm chưa đến 13,2% (từ 19.000 đồng/lít xuống 16.500 đồng/lít) chỉ bằng 27,8% mức giảm của thế giới.
Hãy nhớ lại, vào lúc giá thế giới cũng như hiện nay, giá xăng A92 ở trong nước chỉ vào khoảng 14.500 đồng/lít. Dù thuế suất thuế nhập khẩu có tăng lên, dù tỷ lệ hoa hồng đại lý có tăng lên và dù có phải trả nợ số bù lỗ của ngân sách nhà nước 1.000 đồng/lít, thì giá xăng dầu ở trong nước cũng không thể cao “lừng lững” như vậy!
Một sự lạ lùng khác là Chính phủ có chủ trương tiếp tục coi kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, nhưng giá bán lẻ xăng dầu lại vẫn rất cao và giảm không đáng kể so với sự giảm xuống của giá thế giới. Đây là động thái ngược với chủ trương của Chính phủ.
Qua mấy lần tăng giá xăng dầu - được coi là bất khả kháng - có thể thấy giá xăng dầu đã tác động lớn đến tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Việc giảm giá xăng dầu hiện nay sẽ góp phần quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát; đối với sản xuất kinh doanh, giảm giá xăng dầu sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu vào và sức nóng của vấn đề này cũng không kém gì sức nóng của vấn đề giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Sự lạ lùng còn thể hiện ở quan điểm chia sẻ. Khi giá xăng dầu thế giới tăng lên, người sử dụng xăng dầu đã chia sẻ với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; khi giá xăng dầu thế giới xuống, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng phải chia sẻ với người sử dụng xăng dầu chứ.
Đành rằng, trong thời gian qua các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng đã có ba lần chia sẻ, nhưng chỉ là sự chia sẻ rất nhỏ giọt so với mức người sử dụng chia sẻ với doanh nghiệp! Đây là sự chia sẻ không bình đẳng, không sòng phẳng.
Sự lạ lùng còn thể hiện ở kết quả của việc chuyển giao cơ chế định giá theo thị trường, tức từ Nhà nước quyết định giá sang cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu định giá có sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý của Nhà nước thể hiện ở chỗ muốn tăng giá hay giảm giá thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải lập phương án và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sau ba ngày làm việc, nếu cơ quan đó không có ý kiến gì thì doanh nghiệp sẽ quyết định.
Nhưng sự giám sát đó chỉ có tác dụng đối với khi cần tăng giá. Còn nếu giá đầu vào giảm mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không muốn giảm và không có đề nghị giảm thì cơ quan nhà nước cũng không thể làm gì, với lý do là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có đề nghị gì đâu!
Đã là người kinh doanh thì có mấy ai lại đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho giảm giá, nhất là đối với xăng dầu chỉ do mươi doanh nghiệp nhà nước đảm trách - tức là hầu như không có cạnh tranh.
Yêu cầu giảm giá bán lẻ xăng dầu đang là một yêu cầu cấp thiết.
Minh Anh (SGTT)
Động thái của các doanh nghiệp cho thấy có vẻ như họ chờ tăng thuế hơn là làm đơn xin giảm giá vì thủ tục việc trước có thể lâu hơn... làm đơn xin giảm giá
Lâu nay giá USD giảm, thì giá dầu tăng lên do giá dầu tính bằng USD, nhưng nay giá USD giảm, nhưng giá dầu lại rớt thê thảm. Giá dầu thô hiện xuống đến mức 77,7 USD/thùng (ngày 10/10), giảm đến 47% so với đỉnh điểm 147 USD/thùng cách đây ba tháng. Tiêu đề này chủ yếu dùng để chỉ giá xăng dầu ở trong nước.
Sự lạ lùng rõ nhất gần như ai cũng nhận thấy, đó là so với đỉnh điểm, giá xăng dầu thế giới giảm đến mức độ như trên, trong khi giá xăng A92 ở trong nước chỉ giảm chưa đến 13,2% (từ 19.000 đồng/lít xuống 16.500 đồng/lít) chỉ bằng 27,8% mức giảm của thế giới.
Hãy nhớ lại, vào lúc giá thế giới cũng như hiện nay, giá xăng A92 ở trong nước chỉ vào khoảng 14.500 đồng/lít. Dù thuế suất thuế nhập khẩu có tăng lên, dù tỷ lệ hoa hồng đại lý có tăng lên và dù có phải trả nợ số bù lỗ của ngân sách nhà nước 1.000 đồng/lít, thì giá xăng dầu ở trong nước cũng không thể cao “lừng lững” như vậy!
Một sự lạ lùng khác là Chính phủ có chủ trương tiếp tục coi kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, nhưng giá bán lẻ xăng dầu lại vẫn rất cao và giảm không đáng kể so với sự giảm xuống của giá thế giới. Đây là động thái ngược với chủ trương của Chính phủ.
Qua mấy lần tăng giá xăng dầu - được coi là bất khả kháng - có thể thấy giá xăng dầu đã tác động lớn đến tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Việc giảm giá xăng dầu hiện nay sẽ góp phần quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát; đối với sản xuất kinh doanh, giảm giá xăng dầu sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu vào và sức nóng của vấn đề này cũng không kém gì sức nóng của vấn đề giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Sự lạ lùng còn thể hiện ở quan điểm chia sẻ. Khi giá xăng dầu thế giới tăng lên, người sử dụng xăng dầu đã chia sẻ với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; khi giá xăng dầu thế giới xuống, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng phải chia sẻ với người sử dụng xăng dầu chứ.
Đành rằng, trong thời gian qua các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng đã có ba lần chia sẻ, nhưng chỉ là sự chia sẻ rất nhỏ giọt so với mức người sử dụng chia sẻ với doanh nghiệp! Đây là sự chia sẻ không bình đẳng, không sòng phẳng.
Sự lạ lùng còn thể hiện ở kết quả của việc chuyển giao cơ chế định giá theo thị trường, tức từ Nhà nước quyết định giá sang cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu định giá có sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý của Nhà nước thể hiện ở chỗ muốn tăng giá hay giảm giá thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải lập phương án và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sau ba ngày làm việc, nếu cơ quan đó không có ý kiến gì thì doanh nghiệp sẽ quyết định.
Nhưng sự giám sát đó chỉ có tác dụng đối với khi cần tăng giá. Còn nếu giá đầu vào giảm mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không muốn giảm và không có đề nghị giảm thì cơ quan nhà nước cũng không thể làm gì, với lý do là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có đề nghị gì đâu!
Đã là người kinh doanh thì có mấy ai lại đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho giảm giá, nhất là đối với xăng dầu chỉ do mươi doanh nghiệp nhà nước đảm trách - tức là hầu như không có cạnh tranh.
Yêu cầu giảm giá bán lẻ xăng dầu đang là một yêu cầu cấp thiết.
Minh Anh (SGTT)