Lãi suất huy động VND âm ỉ nóng
Không nhanh, mạnh như cùng kỳ năm 2008, nhưng cạnh tranh lãi suất huy động VND đang diễn ra khá căng thẳng
Không nhanh, mạnh như những chuyển động cùng kỳ năm 2008, nhưng cạnh tranh lãi suất huy động VND đang diễn ra khá căng thẳng.
Trung tuần tháng 4, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn; đáng chú ý là ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất đã chạm tới mốc 9%/năm.
Nửa cuối tháng 4, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dần điều chỉnh, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần), nhưng tại các kỳ hạn dài hơn (1, 2, 3, 6 và 12 tháng) đang có xu hướng tăng trở lại.
Cũng từ nửa cuối tháng 4 trở lại đây, lãi suất huy động VND của hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã tăng khá mạnh, tập trung ở các kỳ hạn dài, trên 12 tháng. Mốc cao nhất 8,7%/năm kỳ hạn 36 tháng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đầu tháng 4 nhanh chóng bị vượt qua. Mức cao nhất tính đến ngày 29/4 được ghi nhận ở 9,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
Điểm chung của những điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng thương mại vừa qua là tập trung ở các kỳ hạn dài; những biến động lớn chủ yếu có ở các kỳ hạn trên 12 tháng; lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống tương đối ổn định, xoay quanh mức 8%/năm, một số thành viên áp từ 8,4% - 8,5%/năm. Theo đó, “đường cong lãi suất” đã được “uốn” theo hướng cao dần ở các kỳ hạn từ thấp đến cao, như yêu cầu mà các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đặt ra cuối năm 2008.
Theo lý giải của một số ngân hàng thương mại, việc điều chỉnh lãi suất tập trung cho các kỳ hạn dài hiện nay là sự nắm bắt xu hướng trở lại của lạm phát, từ yêu cầu vốn trong và dài hạn cho hoạt động giải ngân hỗ trợ doanh nghiệp theo chương trình kích cầu của Chính phủ…
Và để tránh xáo trộn mặt bằng lãi suất chung, nhiều thành viên lần lượt đưa ra thị trường các sản phẩm mang tính chiến lược trong ngắn hạn, như một giải pháp tháo gỡ khó khăn về cầu vốn trước mắt. Bên cạnh các chương trình khuyến mại, các gói sản phẩm gọi vốn lãi suất cao thường chỉ triển khai trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng.
Như tại SHB, sản phẩm gọi vốn trọng điểm lúc này là chương trình “Tiết kiệm siêu hấp dẫn 3+”, chỉ áp dụng trong vòng 2 tháng (từ 2/4 – 2/6) với lãi suất lên tới 9,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; mức lãi suất cộng thưởng có thể thêm 0,25%/năm.
Tại một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương (VietinBank)…, lãi suất huy động thường áp thấp hơn khối cổ phần hoặc các ngân hàng nhỏ, nhưng sức cạnh tranh cũng đã được đẩy cao với các sản phẩm ngắn hạn. Như tại Vietinbank, với chứng chỉ tiền gửi chỉ phát hành trong 2 tháng (từ 15/4 – 15/6) lãi suất cũng đã lên tới 9% kỳ hạn 36 tháng; ở các kỳ hạn khác cũng đã ngang ngửa với nhiều thành viên có biểu cao trên thị trường hiện nay.
Phía sau sự âm ỉ nóng của lãi suất huy động hiện nay là cầu vốn của các ngân hàng thương mại với kế hoạch trọng điểm của năm là giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Và từ tháng 4, yêu cầu vốn “nóng” hơn khi các khoản vay trung và dài hạn được bổ sung vào diện hỗ trợ này.
Trong khi đó, có thể lãi suất huy động hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn để các nhà băng cải thiện tốc độ huy động. Đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ các tổ chức đã sụt giảm mạnh theo ghi nhận tại một số thành viên lớn; như tại Vietcombank, quý 1/2009, mức sụt giảm là khoảng 15%. Diễn biến này cũng khớp với hướng chuyển động nổi bật của dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong tháng 3 và 4 vừa qua.
Trong khoảng 6 tuần từ tháng 3 và nửa đầu tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến chuỗi phiên sôi động với những kỷ lục khối lượng và giá trị giao dịch liên tục bị đánh đổ. Lượng cầu liên tục duy trì trên 100 triệu đơn vị/phiên riêng trên HOSE, lượng khớp đỉnh điểm đạt trên 100 triệu đơn vị cả hai sàn với trên 2.500 tỷ đồng giá trị… là sức mạnh của những nguồn vốn lớn.
Và nguồn gốc sức mạnh đó chắc chắn có từ những cuộc chia tay với két của các ngân hàng thương mại.
Trung tuần tháng 4, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn; đáng chú ý là ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất đã chạm tới mốc 9%/năm.
Nửa cuối tháng 4, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dần điều chỉnh, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần), nhưng tại các kỳ hạn dài hơn (1, 2, 3, 6 và 12 tháng) đang có xu hướng tăng trở lại.
Cũng từ nửa cuối tháng 4 trở lại đây, lãi suất huy động VND của hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã tăng khá mạnh, tập trung ở các kỳ hạn dài, trên 12 tháng. Mốc cao nhất 8,7%/năm kỳ hạn 36 tháng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đầu tháng 4 nhanh chóng bị vượt qua. Mức cao nhất tính đến ngày 29/4 được ghi nhận ở 9,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
Điểm chung của những điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng thương mại vừa qua là tập trung ở các kỳ hạn dài; những biến động lớn chủ yếu có ở các kỳ hạn trên 12 tháng; lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống tương đối ổn định, xoay quanh mức 8%/năm, một số thành viên áp từ 8,4% - 8,5%/năm. Theo đó, “đường cong lãi suất” đã được “uốn” theo hướng cao dần ở các kỳ hạn từ thấp đến cao, như yêu cầu mà các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đặt ra cuối năm 2008.
Theo lý giải của một số ngân hàng thương mại, việc điều chỉnh lãi suất tập trung cho các kỳ hạn dài hiện nay là sự nắm bắt xu hướng trở lại của lạm phát, từ yêu cầu vốn trong và dài hạn cho hoạt động giải ngân hỗ trợ doanh nghiệp theo chương trình kích cầu của Chính phủ…
Và để tránh xáo trộn mặt bằng lãi suất chung, nhiều thành viên lần lượt đưa ra thị trường các sản phẩm mang tính chiến lược trong ngắn hạn, như một giải pháp tháo gỡ khó khăn về cầu vốn trước mắt. Bên cạnh các chương trình khuyến mại, các gói sản phẩm gọi vốn lãi suất cao thường chỉ triển khai trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng.
Như tại SHB, sản phẩm gọi vốn trọng điểm lúc này là chương trình “Tiết kiệm siêu hấp dẫn 3+”, chỉ áp dụng trong vòng 2 tháng (từ 2/4 – 2/6) với lãi suất lên tới 9,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; mức lãi suất cộng thưởng có thể thêm 0,25%/năm.
Tại một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Công thương (VietinBank)…, lãi suất huy động thường áp thấp hơn khối cổ phần hoặc các ngân hàng nhỏ, nhưng sức cạnh tranh cũng đã được đẩy cao với các sản phẩm ngắn hạn. Như tại Vietinbank, với chứng chỉ tiền gửi chỉ phát hành trong 2 tháng (từ 15/4 – 15/6) lãi suất cũng đã lên tới 9% kỳ hạn 36 tháng; ở các kỳ hạn khác cũng đã ngang ngửa với nhiều thành viên có biểu cao trên thị trường hiện nay.
Phía sau sự âm ỉ nóng của lãi suất huy động hiện nay là cầu vốn của các ngân hàng thương mại với kế hoạch trọng điểm của năm là giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Và từ tháng 4, yêu cầu vốn “nóng” hơn khi các khoản vay trung và dài hạn được bổ sung vào diện hỗ trợ này.
Trong khi đó, có thể lãi suất huy động hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn để các nhà băng cải thiện tốc độ huy động. Đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ các tổ chức đã sụt giảm mạnh theo ghi nhận tại một số thành viên lớn; như tại Vietcombank, quý 1/2009, mức sụt giảm là khoảng 15%. Diễn biến này cũng khớp với hướng chuyển động nổi bật của dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong tháng 3 và 4 vừa qua.
Trong khoảng 6 tuần từ tháng 3 và nửa đầu tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến chuỗi phiên sôi động với những kỷ lục khối lượng và giá trị giao dịch liên tục bị đánh đổ. Lượng cầu liên tục duy trì trên 100 triệu đơn vị/phiên riêng trên HOSE, lượng khớp đỉnh điểm đạt trên 100 triệu đơn vị cả hai sàn với trên 2.500 tỷ đồng giá trị… là sức mạnh của những nguồn vốn lớn.
Và nguồn gốc sức mạnh đó chắc chắn có từ những cuộc chia tay với két của các ngân hàng thương mại.