Lãi suất và tỷ giá USD, nhìn từ tín hiệu của FED năm 2016
Phần đông các chuyên gia kinh tế đều tin rằng trong cuộc họp diễn ra vào tuần tới, FED sẽ tuyên bố nâng lãi suất
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen có thể làm gì trong những tháng sắp tới?
Theo trang Market Watch, từ nay đến hết tháng 3/2016, FED có thể hành động theo 3 bước: tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12, tạm dừng trong tháng 1 và tháng 2 để xem tình hình thế nào, rồi có thể tiếp tục nâng lãi suất thêm một lần nữa trong cuộc họp diễn ra vào ngày 16/3.
Bước đầu tiên trong dự báo trên, đến thời điểm này, gần như đã là chắc chắn. Phần đông các chuyên gia kinh tế đều tin rằng trong cuộc họp diễn ra vào tuần tới, FED sẽ tuyên bố nâng lãi suất cơ bản đồng USD lên khoảng 0,25%-0,5%, từ khoảng 0-0,25% hiện nay.
“Điều kiện để FED chấm dứt chính sách lãi suất 0% và tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 7/2006 có vẻ như đã được thỏa mãn”, chuyên gia kinh tế trưởng Robert Dye thuộc ngân hàng Comerica Bank nhận định.
Tuy nhiên, một câu hỏi lớn hơn đặt ra cho các nhà đầu tư, là điều gì sẽ xảy ra sau đó?
Còn tùy phản ứng của thị trường
Theo công cụ FedWatch của công ty CME Group - một công cụ dự đoán hành động của FED dựa trên các hợp đồng lãi suất tương lai - khả năng FED giữ lãi suất 0,25% trong cuộc họp tháng 3 là 7%; khả năng tăng lãi suất lên 0,5% là 46%; khả năng nâng lãi suất lên 0,75% là 42%; và khả năng đưa lãi suất lên 1% là 6%.
Các chuyên gia của ngân hàng Golman Sachs nhấn mạnh, khi được hỏi về tốc độ điều chỉnh chính sách sau tháng 12/2015, giới chức FED đã sử dụng những từ như “từ từ”, “chậm”, “dần dần”...
Các quan chức của FED nhấn mạnh rằng họ không muốn điều chỉnh chính sách một cách “cơ học”, với mức tăng lãi suất qua mỗi cuộc họp đều như nhau trong trường hợp lãi suất được nâng lên.
Bên cạnh đó, các quan chức FED cũng nói động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương này sẽ phần nào tùy thuộc vào phản ứng của thị trường tài chính sau đợt nâng lãi suất đầu tiên.
Và hiện chưa rõ thị trường sẽ phản ứng như thế nào.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ giá đồng USD tăng vọt sẽ khiến FED phải khựng lại, bởi đồng bạc xanh tăng giá sẽ gây thêm sức ép bất lợi cho ngành sản xuất công nghiệp và ngành khai thác dầu thô đang gặp khó của Mỹ.
“Chúng tôi đã nghe nhiều dự báo khác nhau [về phản ứng của thị trường sau khi FED nâng lãi suất lần đầu tiên], từ chỗ thị trường sẽ không bị ảnh hưởng gì, cho tới thị trường tài chính toàn cầu chao đảo”, bà Ellen Zentner, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mỹ của ngân hàng Morgan Stanley, phát biểu.
Bà Zentner dự báo sau khi tăng lãi suất trong tháng 12, FED sẽ tạm dừng cho tới tháng 6 năm sau.
Mỗi quý một lần?
Một số quan chức FED đã công khai bày tỏ nghi ngờ về việc đồng USD có thể tăng giá mạnh hơn, nhấn mạnh rằng sự trái chiều chính sách giữa FED và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giờ đây đã được phản ánh gần như đầy đủ vào giá các tài sản trên thị trường.
Ông Jim O’Sullivan, chuyên gia kinh tế trưởng công ty High Frequency Economics, cho rằng các nhà đầu tư nên chú ý các dự báo mà chính FED đưa ra.
Hiện tại, FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm nhẹ xuống mức 4,8% trong thời gian từ nay đến cuối năm 2016, trong khi lạm phát sẽ nhích lên mức 1,7%.
Theo ông O’Sullivan, trong điều kiện như vậy, FED sẽ tăng lãi suất đồng USD thêm 1%, ngoài lần tăng tiến hành vào tháng 12. Chuyên gia này nhấn mạnh, FED sẽ tăng lãi suất nhanh hơn nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới mức mà FED dự báo, và ngược lại, sẽ hạ lãi suất chậm hơn nếu lạm phát tăng chậm.
Công ty nghiên cứu Capital Economics thì cho rằng tốc độ lạm phát cao hơn sẽ buộc FED phải từ bỏ cách tiếp cận chậm rãi với lãi suất của FED, và lãi suất đồng USD sẽ tăng lên gần mức 2% vào cuối năm 2016.
Ông Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng nhiều ảnh hưởng của ngân hàng Goldman Sachs, FED sẽ tăng lãi suất mỗi quý một lần.
Về các tuyên bố sau cuộc họp của FED, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng không cung cấp nhiều manh mối về hành động tiếp theo của ngân hàng trung ương này.
Nhiều khả năng FED sẽ lặp lại những điều đã nói suốt cả năm qua, chẳng hạn như FED “hiện nay cho rằng, cho dù tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đang ở gần mức mục tiêu, các điều kiện kinh tế, ở một số thời điểm, có thể buộc phải giữ lãi suất dưới mức mà Ủy ban cho là bình thường trong dài hạn”.
Theo trang Market Watch, từ nay đến hết tháng 3/2016, FED có thể hành động theo 3 bước: tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12, tạm dừng trong tháng 1 và tháng 2 để xem tình hình thế nào, rồi có thể tiếp tục nâng lãi suất thêm một lần nữa trong cuộc họp diễn ra vào ngày 16/3.
Bước đầu tiên trong dự báo trên, đến thời điểm này, gần như đã là chắc chắn. Phần đông các chuyên gia kinh tế đều tin rằng trong cuộc họp diễn ra vào tuần tới, FED sẽ tuyên bố nâng lãi suất cơ bản đồng USD lên khoảng 0,25%-0,5%, từ khoảng 0-0,25% hiện nay.
“Điều kiện để FED chấm dứt chính sách lãi suất 0% và tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 7/2006 có vẻ như đã được thỏa mãn”, chuyên gia kinh tế trưởng Robert Dye thuộc ngân hàng Comerica Bank nhận định.
Tuy nhiên, một câu hỏi lớn hơn đặt ra cho các nhà đầu tư, là điều gì sẽ xảy ra sau đó?
Còn tùy phản ứng của thị trường
Theo công cụ FedWatch của công ty CME Group - một công cụ dự đoán hành động của FED dựa trên các hợp đồng lãi suất tương lai - khả năng FED giữ lãi suất 0,25% trong cuộc họp tháng 3 là 7%; khả năng tăng lãi suất lên 0,5% là 46%; khả năng nâng lãi suất lên 0,75% là 42%; và khả năng đưa lãi suất lên 1% là 6%.
Các chuyên gia của ngân hàng Golman Sachs nhấn mạnh, khi được hỏi về tốc độ điều chỉnh chính sách sau tháng 12/2015, giới chức FED đã sử dụng những từ như “từ từ”, “chậm”, “dần dần”...
Các quan chức của FED nhấn mạnh rằng họ không muốn điều chỉnh chính sách một cách “cơ học”, với mức tăng lãi suất qua mỗi cuộc họp đều như nhau trong trường hợp lãi suất được nâng lên.
Bên cạnh đó, các quan chức FED cũng nói động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương này sẽ phần nào tùy thuộc vào phản ứng của thị trường tài chính sau đợt nâng lãi suất đầu tiên.
Và hiện chưa rõ thị trường sẽ phản ứng như thế nào.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ giá đồng USD tăng vọt sẽ khiến FED phải khựng lại, bởi đồng bạc xanh tăng giá sẽ gây thêm sức ép bất lợi cho ngành sản xuất công nghiệp và ngành khai thác dầu thô đang gặp khó của Mỹ.
“Chúng tôi đã nghe nhiều dự báo khác nhau [về phản ứng của thị trường sau khi FED nâng lãi suất lần đầu tiên], từ chỗ thị trường sẽ không bị ảnh hưởng gì, cho tới thị trường tài chính toàn cầu chao đảo”, bà Ellen Zentner, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mỹ của ngân hàng Morgan Stanley, phát biểu.
Bà Zentner dự báo sau khi tăng lãi suất trong tháng 12, FED sẽ tạm dừng cho tới tháng 6 năm sau.
Mỗi quý một lần?
Một số quan chức FED đã công khai bày tỏ nghi ngờ về việc đồng USD có thể tăng giá mạnh hơn, nhấn mạnh rằng sự trái chiều chính sách giữa FED và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giờ đây đã được phản ánh gần như đầy đủ vào giá các tài sản trên thị trường.
Ông Jim O’Sullivan, chuyên gia kinh tế trưởng công ty High Frequency Economics, cho rằng các nhà đầu tư nên chú ý các dự báo mà chính FED đưa ra.
Hiện tại, FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm nhẹ xuống mức 4,8% trong thời gian từ nay đến cuối năm 2016, trong khi lạm phát sẽ nhích lên mức 1,7%.
Theo ông O’Sullivan, trong điều kiện như vậy, FED sẽ tăng lãi suất đồng USD thêm 1%, ngoài lần tăng tiến hành vào tháng 12. Chuyên gia này nhấn mạnh, FED sẽ tăng lãi suất nhanh hơn nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới mức mà FED dự báo, và ngược lại, sẽ hạ lãi suất chậm hơn nếu lạm phát tăng chậm.
Công ty nghiên cứu Capital Economics thì cho rằng tốc độ lạm phát cao hơn sẽ buộc FED phải từ bỏ cách tiếp cận chậm rãi với lãi suất của FED, và lãi suất đồng USD sẽ tăng lên gần mức 2% vào cuối năm 2016.
Ông Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng nhiều ảnh hưởng của ngân hàng Goldman Sachs, FED sẽ tăng lãi suất mỗi quý một lần.
Về các tuyên bố sau cuộc họp của FED, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng không cung cấp nhiều manh mối về hành động tiếp theo của ngân hàng trung ương này.
Nhiều khả năng FED sẽ lặp lại những điều đã nói suốt cả năm qua, chẳng hạn như FED “hiện nay cho rằng, cho dù tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đang ở gần mức mục tiêu, các điều kiện kinh tế, ở một số thời điểm, có thể buộc phải giữ lãi suất dưới mức mà Ủy ban cho là bình thường trong dài hạn”.