Ba lý do khiến FED giữ nguyên lãi suất
Đêm qua (17/9), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp kỷ lục
Kết thúc cuộc họp chính sách được thị trường tài chính toàn cầu theo dõi vào đêm qua (17/9), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp kỷ lục.
Hãng tin Bloomberg đánh giá, quyết định của FED cho thấy ngân hàng trung ương này chưa muốn thắt chặt chính sách vì ba lý do: thị trường quốc tế nhiều biến động, các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng, và lạm phát ở mức thấp tại Mỹ.
“Những diễn biến gần đây về kinh tế và tài chính trên toàn cầu có thể cản trở các hoạt động kinh tế ở mức độ nào đó và tạo thêm sức ép giảm đối với lạm phát trong trung hạn”, tuyên bố kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày của FED có đoạn viết.
Việc FED giữ nguyên lãi suất chứng tỏ Ủy ban Thị trường mở (FOMC - cơ quan giữ vai trò thiết lập lãi suất của FED - không lường trước được liệu các sự kiện kinh tế bên ngoài, chẳng hạn sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
“Thận trọng vẫn tốt hơn”, ông Ethan Harris, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của ngân hàng Mỹ Bank of America, đánh giá về quyết định của FED.
Theo ông Harris, việc duy trì lãi suất ở ngưỡng 0-0,25% là một “sự trì hoãn chiến thuật” để thu thập thêm thông tin về rủi ro đối với các dự báo, và “khi thị trường việc làm tiếp tục hồi phục, thị trường vốn cho thấy sự bình tĩnh trở lại, thì áp lực tăng lãi suất đối với FED sẽ tăng lên tại mỗi cuộc họp trong thời gian tới”.
Kết quả cuộc họp ngày 16-17/9 cũng là một trong những quyết định khó khăn nhất mà Chủ tịch FED Janet Yellen phải đối mặt kể từ khi nắm giữ vị trí này.
Ngoài ra, việc FED duy trì lãi suất cũng có những rủi ro riêng của nó, chẳng hạn có thể dẫn tới quan niệm cho rằng biến động thị trường sẽ khiến FED phải trì hoãn tăng lãi suất lần nữa.
“Họ nhấn mạnh nhiều vào những vấn đề có thể chuyển xấu, hơn là những điều tích cực đang diễn ra”, ông Harm Bandholz, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mỹ của ngân hàng UniCreditBank, nhận xét trước khi FED công bố kết quả cuộc họp.
Nền kinh tế Mỹ đang đều đặn tạo việc làm mới và chi tiêu của các hộ gia đình của nước này tăng trưởng vững. Tuy vậy, giới chức FED - những người không muốn thắt chặt tiền tệ quá sớm để rồi đối mặt với rủi ro phải cắt giảm lãi suất trở lại - đã cân nhắc giữa một bên là sự vững vàng của các yếu tố kinh tế nền tảng trong nước với những bất ổn trong triển vọng kinh tế toàn cầu.
“Ủy ban tiếp tục nhận thấy những rủi ro trong triển vọng của các hoạt động kinh tế và thị trường việc làm gần như cân bằng, nhưng đang theo dõi các diễn biến ở nước ngoài”, tuyên bố của FED có đoạn viết.
Sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã có ảnh hưởng toàn cầu, tác động đặc biệt mạnh tới các quốc gia sản xuất hàng hóa cơ bản. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index, chỉ số đo thị trường chứng khoán ở những quốc gia mới nổi như Brazil, Chile, Ai Cập, và Trung Quốc, đã giảm 14% trong năm nay.
“Triển vọng nền kinh tế toàn cầu đang xấu đi, và đó là lý do vì sao mà các thị trường phản ứng”, chuyên gia kinh tế Laura Rosner của ngân hàng BNP Paribas tại Mỹ, nói trước khi FED ra quyết định. “Các diễn biến thị trường đang cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin căn bản, mới và theo thời gian thực”.
Trong nước, FED cũng đang phải đối mặt với tốc độ lạm phát ở mức quá thấp. Trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 7 vừa qua, chỉ số giá chi tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo mà FED thường dùng để đánh giá lạm phát - chỉ tăng có 0,3%.
“Khả năng FED không hành động nằm ở chỗ bức tranh lạm phát đang rất xấu, nhất là trong bối cảnh những diễn biến ở Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Ward McCarthy thuộc công ty Jefferies LLC ở New York nhận xét trước khi quyết định của FED được công bố.
Trong suốt 3 năm qua, chỉ số PCE đã ở mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà FED đề ra. Giới chức FED ngày 17/9 cho biết họ không kỳ vọng đạt được mục tiêu lạm phát này cho tới năm 2018.
Hãng tin Bloomberg đánh giá, quyết định của FED cho thấy ngân hàng trung ương này chưa muốn thắt chặt chính sách vì ba lý do: thị trường quốc tế nhiều biến động, các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng, và lạm phát ở mức thấp tại Mỹ.
“Những diễn biến gần đây về kinh tế và tài chính trên toàn cầu có thể cản trở các hoạt động kinh tế ở mức độ nào đó và tạo thêm sức ép giảm đối với lạm phát trong trung hạn”, tuyên bố kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày của FED có đoạn viết.
Việc FED giữ nguyên lãi suất chứng tỏ Ủy ban Thị trường mở (FOMC - cơ quan giữ vai trò thiết lập lãi suất của FED - không lường trước được liệu các sự kiện kinh tế bên ngoài, chẳng hạn sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
“Thận trọng vẫn tốt hơn”, ông Ethan Harris, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của ngân hàng Mỹ Bank of America, đánh giá về quyết định của FED.
Theo ông Harris, việc duy trì lãi suất ở ngưỡng 0-0,25% là một “sự trì hoãn chiến thuật” để thu thập thêm thông tin về rủi ro đối với các dự báo, và “khi thị trường việc làm tiếp tục hồi phục, thị trường vốn cho thấy sự bình tĩnh trở lại, thì áp lực tăng lãi suất đối với FED sẽ tăng lên tại mỗi cuộc họp trong thời gian tới”.
Kết quả cuộc họp ngày 16-17/9 cũng là một trong những quyết định khó khăn nhất mà Chủ tịch FED Janet Yellen phải đối mặt kể từ khi nắm giữ vị trí này.
Ngoài ra, việc FED duy trì lãi suất cũng có những rủi ro riêng của nó, chẳng hạn có thể dẫn tới quan niệm cho rằng biến động thị trường sẽ khiến FED phải trì hoãn tăng lãi suất lần nữa.
“Họ nhấn mạnh nhiều vào những vấn đề có thể chuyển xấu, hơn là những điều tích cực đang diễn ra”, ông Harm Bandholz, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mỹ của ngân hàng UniCreditBank, nhận xét trước khi FED công bố kết quả cuộc họp.
Nền kinh tế Mỹ đang đều đặn tạo việc làm mới và chi tiêu của các hộ gia đình của nước này tăng trưởng vững. Tuy vậy, giới chức FED - những người không muốn thắt chặt tiền tệ quá sớm để rồi đối mặt với rủi ro phải cắt giảm lãi suất trở lại - đã cân nhắc giữa một bên là sự vững vàng của các yếu tố kinh tế nền tảng trong nước với những bất ổn trong triển vọng kinh tế toàn cầu.
“Ủy ban tiếp tục nhận thấy những rủi ro trong triển vọng của các hoạt động kinh tế và thị trường việc làm gần như cân bằng, nhưng đang theo dõi các diễn biến ở nước ngoài”, tuyên bố của FED có đoạn viết.
Sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã có ảnh hưởng toàn cầu, tác động đặc biệt mạnh tới các quốc gia sản xuất hàng hóa cơ bản. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index, chỉ số đo thị trường chứng khoán ở những quốc gia mới nổi như Brazil, Chile, Ai Cập, và Trung Quốc, đã giảm 14% trong năm nay.
“Triển vọng nền kinh tế toàn cầu đang xấu đi, và đó là lý do vì sao mà các thị trường phản ứng”, chuyên gia kinh tế Laura Rosner của ngân hàng BNP Paribas tại Mỹ, nói trước khi FED ra quyết định. “Các diễn biến thị trường đang cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông tin căn bản, mới và theo thời gian thực”.
Trong nước, FED cũng đang phải đối mặt với tốc độ lạm phát ở mức quá thấp. Trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 7 vừa qua, chỉ số giá chi tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo mà FED thường dùng để đánh giá lạm phát - chỉ tăng có 0,3%.
“Khả năng FED không hành động nằm ở chỗ bức tranh lạm phát đang rất xấu, nhất là trong bối cảnh những diễn biến ở Trung Quốc”, chuyên gia kinh tế Ward McCarthy thuộc công ty Jefferies LLC ở New York nhận xét trước khi quyết định của FED được công bố.
Trong suốt 3 năm qua, chỉ số PCE đã ở mức thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà FED đề ra. Giới chức FED ngày 17/9 cho biết họ không kỳ vọng đạt được mục tiêu lạm phát này cho tới năm 2018.