Làm gì để ngăn chặn tội phạm chứng khoán?
Khi thị trường còn non trẻ, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán thường nghĩ ra nhiều cách "lách" luật
Khi thị trường còn non trẻ, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán thường nghĩ ra nhiều cách "lách" luật.
Theo kết quả khảo sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tính thực thi của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn thấp mà nguyên nhân chính là chế tài xử lý còn thiếu linh họat và chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Tại Mỹ, các gian lận tài chính, các hành vi giao dịch nội gián và thao túng thị trường cũng được coi là các vi phạm nghiêm trọng, có tính đặc trưng trong lĩnh vực chứng khoán và có thể bị xử lý bằng nhiều biện pháp như chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Do đó, pháp luật Mỹ đặt ra các chế tài rất nghiêm khắc và linh hoạt đối với đối tượng thực hiện hành vi gian lận tài chính, giao dịch nội gián hay thao túng thị trường như phạt tiền gấp 3 lần khoản thu trái pháp luật, thu hồi toàn bộ khoản lợi nhuận trái phép...
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán, từ ngày 1/1/2007 đến 30/9/2008, cơ quan này đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 125 doanh nghiệp do thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán.
Đối với các trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật chứng khoán, từ đầu năm 2007 đến nay, Ủy ban Chứng khoán đã phát hiện 20 trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nhưng vẫn tiến hành chào bán chứng khoán để huy động vốn rộng rãi ra công chúng, trái với các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Do Luật Chứng khoán không quy định chế tài đối với doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng được huy động vốn ra công chúng nên không thể áp dụng để xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán cũng đã thông báo danh sách các trường hợp vi phạm cho các cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sở kế hoạch và đầu tư để có biện pháp quản lý, giám sát và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán về các trường hợp vi phạm để các cổ đông trong công ty được biết và có thể thực hiện các quyền lợi liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hoàn thiện khung pháp lý về xử lý vi phạm
Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, nếu không kịp thời ngăn chặn ngay các hành vi trái pháp luật nêu trên thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng vẫn tiến hành chào bán, huy động vốn của số đông nhà đầu tư mà không cần phải đăng ký qua cơ quan quản lý, thậm chí không cần tuần thủ các quy định về công bố thông tin, đảm bảo công khai, minh bạch về tài chính.
“Chính hoạt động phát hành chứng khoán tự do, thiếu sự quản lý của các tổ chức này, sẽ là mầm mống xuất hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn của nhà đầu tư trên thị trường”, ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhận định.
Do đó, việc hoàn thiện khung pháp luật về xử lý vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán là vấn đề thiết yếu nhất để phòng chống loại tội phạm này. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Nghị định 36/2007/NĐ-CP là 70 triệu đồng.
Mức phạt này được đánh giá là quá thấp và không đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Trước thực tế đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008, trong đó quy định nâng mức phạt tiền đối với các vi phạm pháp luật về chứng khoán lên tối đa là 500 triệu đồng.
Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, “việc nâng mức phạt tiền cần đảm bảo phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm và quan trọng nhất là phải đảm bảo tính khả thi, áp dụng được trong thực tiễn xử lý vi phạm”- ông Long bình luận.
Ngoài ra, Chánh tranh tra Ủy ban Chứng khoán cũng cho rằng, các hành vi vi phạm quy định trong Luật Chứng khoán cần được cụ thể hóa đối với mỗi hành vi. Đối với những lỗi cố ý, tái vi phạm cần có quy định chế tài nghiêm khắc, đặc biệt cần làm rõ ranh giới mức độ vi phạm hành chính và vi phạm cấu thành tội phạm.
“Việc bổ sung các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán tại bộ luật hình sự cũng là cần thiết, nhưng việc xây dựng các tội danh này cần phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc hình sự hóa các quan hệ về kinh tế”, ông Long nói.
Về cơ chế thực hiện, việc nâng cao tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan thanh tra, xử lý vi phạm là rất cần thiết, đồng thời, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công chúng đầu tư cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật.
Đồng thời, xây dựng hệ thống các quy định về cảnh báo rủi ro đối với các giao dịch chứng khoán bất thường và có biện pháp can thiệp khi có dấu hiệu bất thường của thị trường cũng là biện pháp cần thiết đối với các cơ quan chức năng.
Theo kết quả khảo sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tính thực thi của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn thấp mà nguyên nhân chính là chế tài xử lý còn thiếu linh họat và chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Tại Mỹ, các gian lận tài chính, các hành vi giao dịch nội gián và thao túng thị trường cũng được coi là các vi phạm nghiêm trọng, có tính đặc trưng trong lĩnh vực chứng khoán và có thể bị xử lý bằng nhiều biện pháp như chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Do đó, pháp luật Mỹ đặt ra các chế tài rất nghiêm khắc và linh hoạt đối với đối tượng thực hiện hành vi gian lận tài chính, giao dịch nội gián hay thao túng thị trường như phạt tiền gấp 3 lần khoản thu trái pháp luật, thu hồi toàn bộ khoản lợi nhuận trái phép...
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán, từ ngày 1/1/2007 đến 30/9/2008, cơ quan này đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 125 doanh nghiệp do thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán.
Đối với các trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật chứng khoán, từ đầu năm 2007 đến nay, Ủy ban Chứng khoán đã phát hiện 20 trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nhưng vẫn tiến hành chào bán chứng khoán để huy động vốn rộng rãi ra công chúng, trái với các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Do Luật Chứng khoán không quy định chế tài đối với doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng được huy động vốn ra công chúng nên không thể áp dụng để xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán cũng đã thông báo danh sách các trường hợp vi phạm cho các cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sở kế hoạch và đầu tư để có biện pháp quản lý, giám sát và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán về các trường hợp vi phạm để các cổ đông trong công ty được biết và có thể thực hiện các quyền lợi liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hoàn thiện khung pháp lý về xử lý vi phạm
Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, nếu không kịp thời ngăn chặn ngay các hành vi trái pháp luật nêu trên thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng vẫn tiến hành chào bán, huy động vốn của số đông nhà đầu tư mà không cần phải đăng ký qua cơ quan quản lý, thậm chí không cần tuần thủ các quy định về công bố thông tin, đảm bảo công khai, minh bạch về tài chính.
“Chính hoạt động phát hành chứng khoán tự do, thiếu sự quản lý của các tổ chức này, sẽ là mầm mống xuất hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn của nhà đầu tư trên thị trường”, ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhận định.
Do đó, việc hoàn thiện khung pháp luật về xử lý vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán là vấn đề thiết yếu nhất để phòng chống loại tội phạm này. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Nghị định 36/2007/NĐ-CP là 70 triệu đồng.
Mức phạt này được đánh giá là quá thấp và không đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Trước thực tế đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008, trong đó quy định nâng mức phạt tiền đối với các vi phạm pháp luật về chứng khoán lên tối đa là 500 triệu đồng.
Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, “việc nâng mức phạt tiền cần đảm bảo phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm và quan trọng nhất là phải đảm bảo tính khả thi, áp dụng được trong thực tiễn xử lý vi phạm”- ông Long bình luận.
Ngoài ra, Chánh tranh tra Ủy ban Chứng khoán cũng cho rằng, các hành vi vi phạm quy định trong Luật Chứng khoán cần được cụ thể hóa đối với mỗi hành vi. Đối với những lỗi cố ý, tái vi phạm cần có quy định chế tài nghiêm khắc, đặc biệt cần làm rõ ranh giới mức độ vi phạm hành chính và vi phạm cấu thành tội phạm.
“Việc bổ sung các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán tại bộ luật hình sự cũng là cần thiết, nhưng việc xây dựng các tội danh này cần phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc hình sự hóa các quan hệ về kinh tế”, ông Long nói.
Về cơ chế thực hiện, việc nâng cao tính độc lập và thẩm quyền của cơ quan thanh tra, xử lý vi phạm là rất cần thiết, đồng thời, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công chúng đầu tư cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật.
Đồng thời, xây dựng hệ thống các quy định về cảnh báo rủi ro đối với các giao dịch chứng khoán bất thường và có biện pháp can thiệp khi có dấu hiệu bất thường của thị trường cũng là biện pháp cần thiết đối với các cơ quan chức năng.