Lạm phát 2009 có thể dưới hai chữ số, vì sao?
Khủng hoảng tài chính thế giới đã, đang và sẽ còn đẩy giá cả hàng hoá thế giới chìm vào cơn sốt lạnh rất sâu
Quốc hội trong kỳ họp vừa qua đã tán thành mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng dưới 15% trong năm 2009.
Nhưng trong 10 nhiệm vụ được xác định, nhiệm vụ “theo dõi chặt chẽ, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế”, lại được đẩy lên hàng đầu.
Điều này không ngoài mục đích chủ động xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế những tác động bất lợi đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, với những động thái quốc tế và trong nước gần đây, có những căn cứ chủ yếu sau đây để cho rằng, giá tiêu dùng khó có khả năng tăng ở mức hai con số.
Giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính thế giới đã, đang và sẽ còn đẩy giá cả hàng hoá thế giới chìm vào cơn sốt lạnh rất sâu, cho nên thị trường trong nước không thể không hạ nhiệt theo thị trường thế giới.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, nếu như năm 2003 giá nguyên liệu thế giới chỉ tăng 11,5%, thì 5 năm trở lại đây sốt nóng hầu như liên tục gia tăng: năm 2004 tăng 23,9%; năm 2005 tăng 24,2%; năm 2006 tăng 20,7%; năm 2007 tăng 11,9% và ước tính năm 2008 tăng kỷ lục 28,7%.
Thế nhưng, trước xu thế bắt đầu manh nha giảm từ tháng 8 vừa qua, tháng 10 IMF dự báo giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ giảm nhẹ 6,2%, nhưng chính trong tháng này giá nguyên liệu thế giới bất ngờ rơi tự do 21,6%, đầu tháng 11 định chế tài chính quốc tế này đã đưa ra một dự báo gây chấn động dư luận quốc tế rằng, giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ rơi tự do 21,4%.
Việc giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm buộc giá trong nước cũng phải sớm giảm theo, còn giá những hàng hoá và dịch vụ có liên quan chẳng chóng thì chầy chắc chắn cũng sẽ buộc phải giảm theo.
Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, thay vì bị lạm phát do chi phí đẩy ngày càng mạnh liên tục trong nhiều năm qua, việc giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ còn tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới sẽ làm triệt tiêu nguyên nhân gây lạm phát đặc biệt quan trọng này.
Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
Thứ hai, bên cạnh những tác động rất mạnh của việc giá cả thế giới rơi tự do như vậy, xuất khẩu hàng hoá của ta trong năm 2009 sắp tới chắc chắn sẽ còn gặp những khó khăn gay gắt hơn nhiều, cho nên cũng sẽ góp phần tạo ra sức ép giảm giá trong nước.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, cùng với giá cả rơi tự do, nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là của các trung tâm kinh tế thế giới, những thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ yếu của nước ta, sẽ “chạm đáy” với mức tăng trưởng “âm” 0,1% trong năm 2009 sắp tới, trong khi năm 2008 ước tính vẫn còn tăng 1,8%; năm 2007 tăng 4,5%; năm 2006 tăng 7,5%...
Về phương diện này, mặt hàng gạo xuất khẩu có lẽ là một thí dụ tiêu biểu nhất. Giá gạo thế giới liên tục giảm mạnh khiến hoạt động xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn, tạo sức ép giảm giá trong nước ngày càng lớn.
Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục giảm
Thứ ba, về phía thị trường trong nước, một tác nhân rất quan trọng gây lạm phát phi mã trong thời gian qua đã và sẽ tiếp tục được loại trừ.
Đó là, nếu quan sát những diễn biến của giá tiêu dùng trong 23 tháng (từ tháng 1/2007 đến tháng 11/2008) có lạm phát cao, 18 tháng đầu tiên là thời đoạn giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống liên tục tăng mạnh, cho nên tỷ trọng trong tổng mức tăng của giá tiêu dùng của nhóm hàng này đã từ 46,10% tăng lên mức kỷ lục 71,17%, nhưng từ đó đến nay đã liên tục giảm, cho nên tỷ trọng này hiện chỉ còn 67,95% (tỷ trọng tương ứng của 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại là 53,90%; 28,53% và 32,05%).
Có thể nói, nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến bước ngoặt trong diễn biến giá cả này chính là việc chúng ta liên tục được mùa lúa chưa từng có từ đầu năm đến nay khiến giá lương thực từ tháng 7 đến nay đã liên tục giảm và việc bảo đảm an ninh lương thực trong nước tốt hơn trong thời gian tới sẽ khiến chúng ta không còn phải đối mặt với lạm phát cao bắt nguồn từ tác nhân nội sinh rất quan trọng này.
Lạm phát do cầu kéo suy giảm
Thứ tư, cho dù chúng ta sẽ thành công trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm tới, nhưng đây cũng sẽ vẫn là năm thứ hai tụt dốc, cho nên lạm phát do cầu kéo sẽ tiếp tục suy yếu thêm.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, nếu như trong tám năm 2000-2007, việc hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập của quảng đại các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao, sức mua của thị trường trong nước ngày càng mạnh, thì ngược lại, sự suy giảm tốc độ tăng liên tiếp trong hai năm 2008-2009 lại đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập giảm, sức mua giảm khiến giá cả không thể tăng mạnh.
Không những vậy, việc giá cả không thể tăng mạnh còn bắt nguồn từ nguyên nhân “kép” khác. Đó là, sau một khoảng thời gian lạm phát phi mã quá dài, sức mua của một bộ phận không nhỏ dân cư đã bị suy kiệt và khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển khó khăn, công ăn việc làm của bộ phận dân cư này trở nên khó khăn hơn, thu nhập giảm sẽ khiến sức mua giảm.
Tiếp theo, trong điều kiện xu thế giá cả giảm ngày càng mạnh và kéo dài, tâm lý “thắt lưng buộc bụng” của một bộ phận rất lớn dân cư sẽ mạnh hơn và điều này cũng khiến sức mua xã hội giảm.
Việc tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong thời kỳ sốt lạnh những năm cuối thập kỷ trước và đầu thập kỷ này chỉ dao động xung quanh ngưỡng 10%, tức là chưa bằng một nửa của những năm nền kinh tế đang trên đà tăng tốc gần đây và cũng chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng của năm lạm phát tăng phi mã 2008 đủ cho thấy điều đó.
Nói tóm lại, trong điều kiện hội đủ các yếu tố tiền tệ, chi phí đẩy và cầu kéo đều mạnh như năm 2007 và năm 2008, lạm phát của nước ta đã tăng phi mã, còn trong năm 2009 sắp tới, khi cả ba yếu tố này không còn, chí ít là sẽ bị suy yếu rất nhiều, thì không có lý gì lạm phát sẽ cao ngất ngưởng ở mức hai con số.
Nhưng trong 10 nhiệm vụ được xác định, nhiệm vụ “theo dõi chặt chẽ, nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế”, lại được đẩy lên hàng đầu.
Điều này không ngoài mục đích chủ động xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế những tác động bất lợi đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, với những động thái quốc tế và trong nước gần đây, có những căn cứ chủ yếu sau đây để cho rằng, giá tiêu dùng khó có khả năng tăng ở mức hai con số.
Giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính thế giới đã, đang và sẽ còn đẩy giá cả hàng hoá thế giới chìm vào cơn sốt lạnh rất sâu, cho nên thị trường trong nước không thể không hạ nhiệt theo thị trường thế giới.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, nếu như năm 2003 giá nguyên liệu thế giới chỉ tăng 11,5%, thì 5 năm trở lại đây sốt nóng hầu như liên tục gia tăng: năm 2004 tăng 23,9%; năm 2005 tăng 24,2%; năm 2006 tăng 20,7%; năm 2007 tăng 11,9% và ước tính năm 2008 tăng kỷ lục 28,7%.
Thế nhưng, trước xu thế bắt đầu manh nha giảm từ tháng 8 vừa qua, tháng 10 IMF dự báo giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ chỉ giảm nhẹ 6,2%, nhưng chính trong tháng này giá nguyên liệu thế giới bất ngờ rơi tự do 21,6%, đầu tháng 11 định chế tài chính quốc tế này đã đưa ra một dự báo gây chấn động dư luận quốc tế rằng, giá nguyên liệu thế giới trong năm 2009 sẽ rơi tự do 21,4%.
Việc giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm buộc giá trong nước cũng phải sớm giảm theo, còn giá những hàng hoá và dịch vụ có liên quan chẳng chóng thì chầy chắc chắn cũng sẽ buộc phải giảm theo.
Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, thay vì bị lạm phát do chi phí đẩy ngày càng mạnh liên tục trong nhiều năm qua, việc giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ còn tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới sẽ làm triệt tiêu nguyên nhân gây lạm phát đặc biệt quan trọng này.
Biểu đồ diễn biến giá dầu thô trên Sở Giao dịch Hàng hóa New York - NYMEX từ 1/11/2007 - 28/11/2008 (hợp đồng tương lai) - Nguồn: NYMEX
Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
Thứ hai, bên cạnh những tác động rất mạnh của việc giá cả thế giới rơi tự do như vậy, xuất khẩu hàng hoá của ta trong năm 2009 sắp tới chắc chắn sẽ còn gặp những khó khăn gay gắt hơn nhiều, cho nên cũng sẽ góp phần tạo ra sức ép giảm giá trong nước.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, cùng với giá cả rơi tự do, nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là của các trung tâm kinh tế thế giới, những thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ yếu của nước ta, sẽ “chạm đáy” với mức tăng trưởng “âm” 0,1% trong năm 2009 sắp tới, trong khi năm 2008 ước tính vẫn còn tăng 1,8%; năm 2007 tăng 4,5%; năm 2006 tăng 7,5%...
Về phương diện này, mặt hàng gạo xuất khẩu có lẽ là một thí dụ tiêu biểu nhất. Giá gạo thế giới liên tục giảm mạnh khiến hoạt động xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn, tạo sức ép giảm giá trong nước ngày càng lớn.
Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục giảm
Thứ ba, về phía thị trường trong nước, một tác nhân rất quan trọng gây lạm phát phi mã trong thời gian qua đã và sẽ tiếp tục được loại trừ.
Đó là, nếu quan sát những diễn biến của giá tiêu dùng trong 23 tháng (từ tháng 1/2007 đến tháng 11/2008) có lạm phát cao, 18 tháng đầu tiên là thời đoạn giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống liên tục tăng mạnh, cho nên tỷ trọng trong tổng mức tăng của giá tiêu dùng của nhóm hàng này đã từ 46,10% tăng lên mức kỷ lục 71,17%, nhưng từ đó đến nay đã liên tục giảm, cho nên tỷ trọng này hiện chỉ còn 67,95% (tỷ trọng tương ứng của 9 nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại là 53,90%; 28,53% và 32,05%).
Có thể nói, nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến bước ngoặt trong diễn biến giá cả này chính là việc chúng ta liên tục được mùa lúa chưa từng có từ đầu năm đến nay khiến giá lương thực từ tháng 7 đến nay đã liên tục giảm và việc bảo đảm an ninh lương thực trong nước tốt hơn trong thời gian tới sẽ khiến chúng ta không còn phải đối mặt với lạm phát cao bắt nguồn từ tác nhân nội sinh rất quan trọng này.
Lạm phát do cầu kéo suy giảm
Thứ tư, cho dù chúng ta sẽ thành công trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm tới, nhưng đây cũng sẽ vẫn là năm thứ hai tụt dốc, cho nên lạm phát do cầu kéo sẽ tiếp tục suy yếu thêm.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, nếu như trong tám năm 2000-2007, việc hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập của quảng đại các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao, sức mua của thị trường trong nước ngày càng mạnh, thì ngược lại, sự suy giảm tốc độ tăng liên tiếp trong hai năm 2008-2009 lại đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập giảm, sức mua giảm khiến giá cả không thể tăng mạnh.
Không những vậy, việc giá cả không thể tăng mạnh còn bắt nguồn từ nguyên nhân “kép” khác. Đó là, sau một khoảng thời gian lạm phát phi mã quá dài, sức mua của một bộ phận không nhỏ dân cư đã bị suy kiệt và khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển khó khăn, công ăn việc làm của bộ phận dân cư này trở nên khó khăn hơn, thu nhập giảm sẽ khiến sức mua giảm.
Tiếp theo, trong điều kiện xu thế giá cả giảm ngày càng mạnh và kéo dài, tâm lý “thắt lưng buộc bụng” của một bộ phận rất lớn dân cư sẽ mạnh hơn và điều này cũng khiến sức mua xã hội giảm.
Việc tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong thời kỳ sốt lạnh những năm cuối thập kỷ trước và đầu thập kỷ này chỉ dao động xung quanh ngưỡng 10%, tức là chưa bằng một nửa của những năm nền kinh tế đang trên đà tăng tốc gần đây và cũng chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng của năm lạm phát tăng phi mã 2008 đủ cho thấy điều đó.
Nói tóm lại, trong điều kiện hội đủ các yếu tố tiền tệ, chi phí đẩy và cầu kéo đều mạnh như năm 2007 và năm 2008, lạm phát của nước ta đã tăng phi mã, còn trong năm 2009 sắp tới, khi cả ba yếu tố này không còn, chí ít là sẽ bị suy yếu rất nhiều, thì không có lý gì lạm phát sẽ cao ngất ngưởng ở mức hai con số.