Lạm phát “kiểu Việt Nam”: Chuyên gia nước ngoài lên tiếng
Góc nhìn của các chuyên gia thuôc dự án Star Việt Nam về chủ đề “lạm phát đặc thù Việt Nam”
Trong bài viết “Thuốc nào trị lạm phát “đặc thù” của Việt Nam?” đăng tải đầu tháng 3 năm nay, VnEconomy đã giới thiệu một góc nhìn về lạm phát “kiểu Việt Nam” của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thú vị là, cũng với chủ đề “lạm phát đặc thù Việt Nam”, các chuyên gia thuộc dự án Star Việt Nam mới đây đã tiếp tục đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý.
Không giống ai
Trong báo cáo nhan đề “Kỳ vọng và cái giá phải trả cho giảm lạm phát ở Việt Nam” các tác giả James Riedel và Phạm Thị Thu Trà cho rằng lạm phát tại Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với nhiều quốc gia khác, và do đó cách thức giải quyết vấn đề cũng cần phải khác.
Theo các tác giả, Nghị quyết 11 của Chính phủ đã đưa ra thông điệp là chấp nhận giảm bớt tốc độ tăng trưởng để đặt vấn đề ổn định nền kinh tế lên hàng đầu.
Nhìn lại năm 2010, rõ ràng là Chính phủ đã chú trọng tăng trưởng hơn là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng Việt Nam mất giá và lãi suất tăng tới hơn 20% vào đầu năm 2011, Chính phủ buộc phải chuyển sang chú trọng việc ổn định kinh tế vĩ mô và sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả là tăng trưởng thấp.
Theo các tác giả, câu hỏi đặt ra là cần giảm tăng trưởng bao nhiêu để giảm lạm phát tới mức có thể chấp nhận được? Tuy nhiên, vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng nào, vì câu trả lời phụ thuộc vào vấn đề tâm lý hơn là kinh tế.
Nếu các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp đều tin rằng các chính sách của Chính phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát, thì mục tiêu giảm lạm phát sẽ đạt được tương đối nhanh chóng và ít gây tổn thương cho nền kinh tế.
Nhưng nếu họ không tin tưởng vào các chính sách này hoặc nghi ngờ Chính phủ sẽ thay đổi sang chính sách khác, thì mục tiêu giảm lạm phát có lẽ sẽ còn kéo dài dai dẳng và tốn nhiều công sức, của cải.
Theo các tác giả, cái giá phải trả cho việc giảm lạm phát càng cao, thời gian để đạt được nó càng dài, thì Chính phủ lại càng dễ buông xuôi chính sách, và các doanh nghiệp cũng như kinh tế hộ gia đình lại càng mất niềm tin rằng chính sách này sẽ thành công.
Tăng trưởng và ổn định có thể song hành?
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có khả năng tránh được việc phải đánh đổi giữa tăng trưởng và ổn định, nếu Chính phủ được chuẩn bị để tiến hành những cuộc cải cách lớn về cơ cấu.
Báo cáo chỉ ra rằng, có những lý lẽ thuyết phục giải thích vì sao sự đánh đổi giữa tăng trưởng - ổn định xuất hiện ở các quốc gia phát triển, song lại không hiện diện rõ ràng ở Việt Nam.
Ở các nền kinh tế phát triển, những bứt phá về tăng trưởng có xu hướng đẩy nền kinh tế vượt ra khỏi mức tiềm năng tối đa và làm tăng tiền lương và giá cả. Trái lại, ở Việt Nam, có nhiều khả năng mối liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là ngược chiều chứ không phải thuận chiều, như quan sát thấy ở các nước phát triển. Điều này là do tăng trưởng kéo theo tổng cung tăng và có khả năng làm giảm áp lực của lạm phát.
Ở phần kiến nghị, các tác giả cho rằng những biện pháp được đưa ra trong Nghị quyết 11 nhằm ổn định nền kinh tế về cơ bản giống như những biện pháp đã được thi hành để đối phó với cuộc khủng hoảng nhỏ năm 2008 là thắt chặt tiền tệ và giảm chi tiêu chính phủ.
Những biện pháp này vào giữa năm 2008 đã tỏ ra hiệu quả trong việc giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại và thu hẹp biên độ giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen. Tuy nhiên, không thể đưa ra sự đánh giá cuối cùng, vì dưới sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu cuối năm 2008, Chính phủ đã từ bỏ chính sách giảm lạm phát trước khi đạt được sự cân bằng ổn định cho nền kinh tế, các tác giả lập luận.
“Liệu chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt có phát huy hiệu quả vào năm 2011, như đã từng có hiệu quả vào năm 2008 hay không? Thật khó để đưa ra câu trả lời vì chúng ta không thể nhìn trước được tương lai. Có một số dấu hiệu chỉ ra rằng nền kinh tế đang dần được ổn định khi tỷ lệ lạm phát đang giảm từng tháng, nhưng vẫn không có gì đảm bảo cho một kết quả như mong muốn”, báo cáo viết.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với nhiều vấn đề hơn là thời điểm giữa năm 2008, do dự trữ ngoại tệ chỉ bằng một nửa so với năm 2008; thâm hụt ở các khu vực công và tích lũy nợ ở mức cao; những lo ngại về vấn đề tài chính công và sức khỏe tài chính doanh nghiệp, qua vụ việc của Vinashin…
Vẫn theo các tác giả, chính sách tiền tệ và tài chính thắt chặt là cần thiết, nhưng chưa đủ để ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Chính vì vậy, một chương trình cải cách triệt để nhằm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế là cần thiết cho cả hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định.
Thú vị là, cũng với chủ đề “lạm phát đặc thù Việt Nam”, các chuyên gia thuộc dự án Star Việt Nam mới đây đã tiếp tục đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý.
Không giống ai
Trong báo cáo nhan đề “Kỳ vọng và cái giá phải trả cho giảm lạm phát ở Việt Nam” các tác giả James Riedel và Phạm Thị Thu Trà cho rằng lạm phát tại Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với nhiều quốc gia khác, và do đó cách thức giải quyết vấn đề cũng cần phải khác.
Theo các tác giả, Nghị quyết 11 của Chính phủ đã đưa ra thông điệp là chấp nhận giảm bớt tốc độ tăng trưởng để đặt vấn đề ổn định nền kinh tế lên hàng đầu.
Nhìn lại năm 2010, rõ ràng là Chính phủ đã chú trọng tăng trưởng hơn là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng Việt Nam mất giá và lãi suất tăng tới hơn 20% vào đầu năm 2011, Chính phủ buộc phải chuyển sang chú trọng việc ổn định kinh tế vĩ mô và sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả là tăng trưởng thấp.
Theo các tác giả, câu hỏi đặt ra là cần giảm tăng trưởng bao nhiêu để giảm lạm phát tới mức có thể chấp nhận được? Tuy nhiên, vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng nào, vì câu trả lời phụ thuộc vào vấn đề tâm lý hơn là kinh tế.
Nếu các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp đều tin rằng các chính sách của Chính phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát, thì mục tiêu giảm lạm phát sẽ đạt được tương đối nhanh chóng và ít gây tổn thương cho nền kinh tế.
Nhưng nếu họ không tin tưởng vào các chính sách này hoặc nghi ngờ Chính phủ sẽ thay đổi sang chính sách khác, thì mục tiêu giảm lạm phát có lẽ sẽ còn kéo dài dai dẳng và tốn nhiều công sức, của cải.
Theo các tác giả, cái giá phải trả cho việc giảm lạm phát càng cao, thời gian để đạt được nó càng dài, thì Chính phủ lại càng dễ buông xuôi chính sách, và các doanh nghiệp cũng như kinh tế hộ gia đình lại càng mất niềm tin rằng chính sách này sẽ thành công.
Tăng trưởng và ổn định có thể song hành?
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có khả năng tránh được việc phải đánh đổi giữa tăng trưởng và ổn định, nếu Chính phủ được chuẩn bị để tiến hành những cuộc cải cách lớn về cơ cấu.
Báo cáo chỉ ra rằng, có những lý lẽ thuyết phục giải thích vì sao sự đánh đổi giữa tăng trưởng - ổn định xuất hiện ở các quốc gia phát triển, song lại không hiện diện rõ ràng ở Việt Nam.
Ở các nền kinh tế phát triển, những bứt phá về tăng trưởng có xu hướng đẩy nền kinh tế vượt ra khỏi mức tiềm năng tối đa và làm tăng tiền lương và giá cả. Trái lại, ở Việt Nam, có nhiều khả năng mối liên hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là ngược chiều chứ không phải thuận chiều, như quan sát thấy ở các nước phát triển. Điều này là do tăng trưởng kéo theo tổng cung tăng và có khả năng làm giảm áp lực của lạm phát.
Ở phần kiến nghị, các tác giả cho rằng những biện pháp được đưa ra trong Nghị quyết 11 nhằm ổn định nền kinh tế về cơ bản giống như những biện pháp đã được thi hành để đối phó với cuộc khủng hoảng nhỏ năm 2008 là thắt chặt tiền tệ và giảm chi tiêu chính phủ.
Những biện pháp này vào giữa năm 2008 đã tỏ ra hiệu quả trong việc giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại và thu hẹp biên độ giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen. Tuy nhiên, không thể đưa ra sự đánh giá cuối cùng, vì dưới sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu cuối năm 2008, Chính phủ đã từ bỏ chính sách giảm lạm phát trước khi đạt được sự cân bằng ổn định cho nền kinh tế, các tác giả lập luận.
“Liệu chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt có phát huy hiệu quả vào năm 2011, như đã từng có hiệu quả vào năm 2008 hay không? Thật khó để đưa ra câu trả lời vì chúng ta không thể nhìn trước được tương lai. Có một số dấu hiệu chỉ ra rằng nền kinh tế đang dần được ổn định khi tỷ lệ lạm phát đang giảm từng tháng, nhưng vẫn không có gì đảm bảo cho một kết quả như mong muốn”, báo cáo viết.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với nhiều vấn đề hơn là thời điểm giữa năm 2008, do dự trữ ngoại tệ chỉ bằng một nửa so với năm 2008; thâm hụt ở các khu vực công và tích lũy nợ ở mức cao; những lo ngại về vấn đề tài chính công và sức khỏe tài chính doanh nghiệp, qua vụ việc của Vinashin…
Vẫn theo các tác giả, chính sách tiền tệ và tài chính thắt chặt là cần thiết, nhưng chưa đủ để ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Chính vì vậy, một chương trình cải cách triệt để nhằm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế là cần thiết cho cả hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định.