Lạm phát Trung Quốc năm 2011 vẫn “căng”?
Sau những do dự thời gian qua, Trung Quốc có thể buộc phải mạnh tay thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ trong năm 2011
Sau những do dự thời gian qua, Trung Quốc có thể buộc phải mạnh tay thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ trong năm 2011. Trong một hội nghị quan trọng chính sách kinh tế vừa kết thúc, Bắc Kinh đã thể hiện rõ quyết tâm chống lạm phát.
Lý do Trung Quốc chần chừ tăng lãi suất
Thống kê công bố hôm 11/12 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Trung Quốc đã tăng 5,1%, cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Mức tăng này vượt dự báo của hầu hết các chuyên gia, cao hơn nhiều so với mức 4,4% trong tháng 10 và mục tiêu 3% mà Bắc Kinh đề ra cho lạm phát năm nay.
Trước khi số liệu trên được công bố, vào ngày 10/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nhiều nhà quan sát dự báo Trung Quốc tăng lãi suất vào cuối tuần vừa qua, nhưng điều này đã không xảy ra.
Một số chuyên gia vẫn cho rằng, khả năng Trung Quốc nâng lãi suất trong thời gian từ nay tới cuối năm là khó thành hiện thực, một phần vì nước này vẫn đang muốn giữ tỷ giá Nhân dân tệ ở mức thấp. Nếu Trung Quốc tăng lãi suất, các dòng tiền nóng ở nước ngoài có thể ồ ạt chảy vào nước này, gây áp lực tăng tỷ giá Nhân dân tệ.
Từ giữa tháng 6 tới nay, Nhân dân tệ mới tăng giá 3% so với USD. Trong 1 tháng qua, Nhân dân tệ giảm giá 0,4% so với USD, giao dịch ở mức 6,6556 Nhân dân tệ đổi 1 USD khi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước tại Thượng Hải.
“Lý do duy nhất khiến Trung Quốc còn chần chừ, chưa tăng lãi suất là vấn đề dòng tiền nóng”, chuyên gia kinh tế Shen Jiangguang thuộc công ty Mizuho Securities tại Hồng Kông nhận xét với hãng tin tài chính Bloomberg.
Các quan chức của Trung Quốc gần đây cũng đã lên tiếng cảnh báo về những dòng vốn ngoại chảy mạnh vào nước này. Vốn nóng đổ vào Trung Quốc bắt nguồn từ môi trường lãi suất thấp của phương Tây, đà phục hồi kinh tế mạnh của Trung Quốc, và những dự báo về tăng lãi suất, tăng tỷ giá Nhân dân tệ.
Thặng dư thương mại cũng là một nguồn vốn lớn chảy vào Trung Quốc. Thống kê cho thấy, trong tháng 11, nước này xuất siêu 22,9 tỷ USD.
Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng cũng đang là một vấn đề gây “đau đầu” ở Trung Quốc. Trong tháng 11, các ngân hàng Trung Quốc cấp lượng vốn tín dụng mới trị giá 564 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 85 tỷ USD. Cũng trong tháng này, dư nợ tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc là 47,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 60% so với cách đây 2 năm.
Tháng 10 vừa qua, PBoC đã nâng lãi suất cơ bản Nhân dân tệ lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm, và từ đó đến nay đã kiềm chế tăng lãi suất, bất chấp sự leo thang chóng mặt của giá cả. Hiện nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm của Trung Quốc là 2,5%, còn lãi suất cho vay là 5,56%.
Thay vì tăng lãi suất, trong vòng 2 tháng qua, Trung Quốc đã hút tiền khỏi hệ thống tài chính bằng cách liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Với động thái tăng tỷ lệ dự trữ gần đây nhất hôm 10/12, các ngân hàng thương mại lớn nhất của nước này phải áp dụng mức dự trữ bắt buộc lên tới 18,5%.
Ở một số nước châu Á khác, lãi suất từ đầu năm tới nay được đẩy tăng nhanh hơn. Ấn Độ đã tăng lãi suất 6 lần, Malaysia tăng 3 lần, Hàn Quốc tăng 2 lần…
Rủi ro trong năm 2011
Theo các chuyên gia, chính sự kiềm chế tăng lãi suất của Trung Quốc có thể gây ra những rủi ro lớn hơn về lạm phát trong năm 2011. Khi đó, Bắc Kinh có thể rơi vào thế buộc phải tăng lãi suất, dẫn tới những xáo trộn trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
“Nếu Trung Quốc quá lo về vấn đề dòng tiền nóng và cố không tăng lãi suất, lạm phát sẽ là một vấn đề lớn trong năm tới. Và khi đó, rốt cục họ sẽ phải mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ”, nhà kinh tế Shen của Mizuho nhận xét.
Bloomberg dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã cho biết, trong hội nghị thường niên về đường lối chính sách kinh tế của Trung Quốc dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kết thúc ngày hôm qua tại Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo nước này đã nhất trí sẽ dành ưu tiên lớn hơn cho nhiệm vụ chống lạm phát và quản lý thanh khoản trong năm tới.
“Ưu tiên chính sách sẽ là giải quyết một cách linh động và hài hòa mối quan hệ giữa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vững vàng và tương đối cao, tái cơ cấu nền kinh tế và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát... Các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế chiến lược sẽ được đẩy mạnh và bình ổn mức giá sẽ là những mục tiêu hàng đầu”, tuyên bố của hội nghị có đoạn viết.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng đề cập tới vấn đề tránh khởi động bừa bãi các dự án đầu tư công khi kế hoạch 5 năm tiếp theo của nước này bắt đầu vào năm tới. Cách đây hơn 1 tuần, Bộ Chính trị Trung Quốc đã tuyên bố chuyển sang chính sách tiền tệ “khôn ngoan” vào năm tới, từ chỗ tương đối lỏng lẻo hiện nay.
Giá cả gia tăng đã làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình Trung Quốc. Theo thống kê, trong tháng 11 vừa qua, giá thực phẩm ở nước này tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, giá các dịch vụ điện-nước, thuê nhà… tăng 5,8%.
Ủy ban Phát triển và cải cách Quốc gia Trung Quốc dự báo, lạm phát của nước này có thể giảm về dưới 5% trong tháng 12 này, nhưng sẽ giữ ở mức tương đối cao trong nửa đầu năm 2011. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2010, lạm phát ở Trung Quốc đạt mức 3,2%, so với mục tiêu 3% mà Bắc Kinh đặt ra.
Lý do Trung Quốc chần chừ tăng lãi suất
Thống kê công bố hôm 11/12 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Trung Quốc đã tăng 5,1%, cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Mức tăng này vượt dự báo của hầu hết các chuyên gia, cao hơn nhiều so với mức 4,4% trong tháng 10 và mục tiêu 3% mà Bắc Kinh đề ra cho lạm phát năm nay.
Trước khi số liệu trên được công bố, vào ngày 10/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nhiều nhà quan sát dự báo Trung Quốc tăng lãi suất vào cuối tuần vừa qua, nhưng điều này đã không xảy ra.
Một số chuyên gia vẫn cho rằng, khả năng Trung Quốc nâng lãi suất trong thời gian từ nay tới cuối năm là khó thành hiện thực, một phần vì nước này vẫn đang muốn giữ tỷ giá Nhân dân tệ ở mức thấp. Nếu Trung Quốc tăng lãi suất, các dòng tiền nóng ở nước ngoài có thể ồ ạt chảy vào nước này, gây áp lực tăng tỷ giá Nhân dân tệ.
Từ giữa tháng 6 tới nay, Nhân dân tệ mới tăng giá 3% so với USD. Trong 1 tháng qua, Nhân dân tệ giảm giá 0,4% so với USD, giao dịch ở mức 6,6556 Nhân dân tệ đổi 1 USD khi đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước tại Thượng Hải.
“Lý do duy nhất khiến Trung Quốc còn chần chừ, chưa tăng lãi suất là vấn đề dòng tiền nóng”, chuyên gia kinh tế Shen Jiangguang thuộc công ty Mizuho Securities tại Hồng Kông nhận xét với hãng tin tài chính Bloomberg.
Các quan chức của Trung Quốc gần đây cũng đã lên tiếng cảnh báo về những dòng vốn ngoại chảy mạnh vào nước này. Vốn nóng đổ vào Trung Quốc bắt nguồn từ môi trường lãi suất thấp của phương Tây, đà phục hồi kinh tế mạnh của Trung Quốc, và những dự báo về tăng lãi suất, tăng tỷ giá Nhân dân tệ.
Thặng dư thương mại cũng là một nguồn vốn lớn chảy vào Trung Quốc. Thống kê cho thấy, trong tháng 11, nước này xuất siêu 22,9 tỷ USD.
Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng cũng đang là một vấn đề gây “đau đầu” ở Trung Quốc. Trong tháng 11, các ngân hàng Trung Quốc cấp lượng vốn tín dụng mới trị giá 564 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 85 tỷ USD. Cũng trong tháng này, dư nợ tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc là 47,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 60% so với cách đây 2 năm.
Tháng 10 vừa qua, PBoC đã nâng lãi suất cơ bản Nhân dân tệ lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm, và từ đó đến nay đã kiềm chế tăng lãi suất, bất chấp sự leo thang chóng mặt của giá cả. Hiện nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm của Trung Quốc là 2,5%, còn lãi suất cho vay là 5,56%.
Thay vì tăng lãi suất, trong vòng 2 tháng qua, Trung Quốc đã hút tiền khỏi hệ thống tài chính bằng cách liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Với động thái tăng tỷ lệ dự trữ gần đây nhất hôm 10/12, các ngân hàng thương mại lớn nhất của nước này phải áp dụng mức dự trữ bắt buộc lên tới 18,5%.
Ở một số nước châu Á khác, lãi suất từ đầu năm tới nay được đẩy tăng nhanh hơn. Ấn Độ đã tăng lãi suất 6 lần, Malaysia tăng 3 lần, Hàn Quốc tăng 2 lần…
Rủi ro trong năm 2011
Theo các chuyên gia, chính sự kiềm chế tăng lãi suất của Trung Quốc có thể gây ra những rủi ro lớn hơn về lạm phát trong năm 2011. Khi đó, Bắc Kinh có thể rơi vào thế buộc phải tăng lãi suất, dẫn tới những xáo trộn trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
“Nếu Trung Quốc quá lo về vấn đề dòng tiền nóng và cố không tăng lãi suất, lạm phát sẽ là một vấn đề lớn trong năm tới. Và khi đó, rốt cục họ sẽ phải mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ”, nhà kinh tế Shen của Mizuho nhận xét.
Bloomberg dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã cho biết, trong hội nghị thường niên về đường lối chính sách kinh tế của Trung Quốc dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kết thúc ngày hôm qua tại Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo nước này đã nhất trí sẽ dành ưu tiên lớn hơn cho nhiệm vụ chống lạm phát và quản lý thanh khoản trong năm tới.
“Ưu tiên chính sách sẽ là giải quyết một cách linh động và hài hòa mối quan hệ giữa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vững vàng và tương đối cao, tái cơ cấu nền kinh tế và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát... Các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế chiến lược sẽ được đẩy mạnh và bình ổn mức giá sẽ là những mục tiêu hàng đầu”, tuyên bố của hội nghị có đoạn viết.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng đề cập tới vấn đề tránh khởi động bừa bãi các dự án đầu tư công khi kế hoạch 5 năm tiếp theo của nước này bắt đầu vào năm tới. Cách đây hơn 1 tuần, Bộ Chính trị Trung Quốc đã tuyên bố chuyển sang chính sách tiền tệ “khôn ngoan” vào năm tới, từ chỗ tương đối lỏng lẻo hiện nay.
Giá cả gia tăng đã làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình Trung Quốc. Theo thống kê, trong tháng 11 vừa qua, giá thực phẩm ở nước này tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, giá các dịch vụ điện-nước, thuê nhà… tăng 5,8%.
Ủy ban Phát triển và cải cách Quốc gia Trung Quốc dự báo, lạm phát của nước này có thể giảm về dưới 5% trong tháng 12 này, nhưng sẽ giữ ở mức tương đối cao trong nửa đầu năm 2011. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2010, lạm phát ở Trung Quốc đạt mức 3,2%, so với mục tiêu 3% mà Bắc Kinh đặt ra.