Lao động đi Libya, chi phí chỉ hơn 20 triệu đồng
Lão đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết mức phí dịch vụ để đưa lao động sang làm việc tại Libya chỉ hơn 20 triệu đồng
Lao động đi Libya chi phí chỉ hơn 20 triệu đồng, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết.
Về việc thanh lý hợp đồng với lao động, ông Hải cho rằng, sau khoảng hai tuần khi việc tiếp đón lao động đã ổn định, các công ty phải có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng với lao động.
Theo đó, ngoài các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ tham mưu và đề xuất với Chính phủ để đưa ra một chương trình hỗ trợ lao động vừa trở về từ Libya như phân loại đối tượng: dưới 6 tháng, 1 năm hay trên 1 năm…
Thực tế, những lao động đã làm việc tại Libya trên 1 năm thì không quá khó khăn trong vấn đề trả nợ. Chi phí để đi làm việc tại Libya theo ông Hải chỉ trên 20 triệu đồng chứ không phải 35 đến 40 triệu đồng như báo chí vẫn đề cập. Ông Hải khẳng định, nếu doanh nghiệp nào thu quá số tiền trên, lao động có thể làm đơn trình bày, cơ quan quản lý sẽ giải quyết.
Cũng theo ông Hải, về phương án lâu dài, nhà nước và doanh nghiệp sẽ có những chính sách riêng, tạo điều kiện cho người lao động trở về từ Libya tiếp cận thị trường mới.
Các địa phương cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ lao động từ Libya vừa trở về. Lao động từ Libya về nước gần như 100% làm trong lĩnh vực xây dựng nên các địa phương và doanh nghiệp nên xem xét tổng thể các thị trường có lĩnh vực xây dựng để tập trung đưa lao động sang làm việc trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo những lao động về từ Libya sẽ được hỗ trợ vay vốn trước khi đi thị trường mới. Với những lao động đang nợ ngân hàng sẽ được khoanh nợ, giãn nợ.
Về việc thanh lý hợp đồng với lao động, ông Hải cho rằng, sau khoảng hai tuần khi việc tiếp đón lao động đã ổn định, các công ty phải có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng với lao động.
Theo đó, ngoài các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ tham mưu và đề xuất với Chính phủ để đưa ra một chương trình hỗ trợ lao động vừa trở về từ Libya như phân loại đối tượng: dưới 6 tháng, 1 năm hay trên 1 năm…
Thực tế, những lao động đã làm việc tại Libya trên 1 năm thì không quá khó khăn trong vấn đề trả nợ. Chi phí để đi làm việc tại Libya theo ông Hải chỉ trên 20 triệu đồng chứ không phải 35 đến 40 triệu đồng như báo chí vẫn đề cập. Ông Hải khẳng định, nếu doanh nghiệp nào thu quá số tiền trên, lao động có thể làm đơn trình bày, cơ quan quản lý sẽ giải quyết.
Cũng theo ông Hải, về phương án lâu dài, nhà nước và doanh nghiệp sẽ có những chính sách riêng, tạo điều kiện cho người lao động trở về từ Libya tiếp cận thị trường mới.
Các địa phương cũng cần đưa ra các chính sách hỗ trợ lao động từ Libya vừa trở về. Lao động từ Libya về nước gần như 100% làm trong lĩnh vực xây dựng nên các địa phương và doanh nghiệp nên xem xét tổng thể các thị trường có lĩnh vực xây dựng để tập trung đưa lao động sang làm việc trong thời gian sớm nhất.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo những lao động về từ Libya sẽ được hỗ trợ vay vốn trước khi đi thị trường mới. Với những lao động đang nợ ngân hàng sẽ được khoanh nợ, giãn nợ.