Lập hãng hàng không cần vốn từ 100 tỷ đồng
Chính phủ quy định các điều kiện và mức vốn để lập hãng hàng không nội địa và quốc tế
Nghị định 92/2016 quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, nghị định quy định danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không, bao gồm: Kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Về vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp, nghị định quy định cụ thể mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.
Cụ thể, khai thác đến 10 tàu bay thì mức vốn là 700 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Khai thác từ 11 - 30 tàu bay, mức vốn là 1.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Khai thác trên 30 tàu bay, mức vốn là 1.300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Tuy nhiên, nghị định quy định mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng 2 điều kiện:
- Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ.
- Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
Theo đó, nghị định quy định danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không, bao gồm: Kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Về vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp, nghị định quy định cụ thể mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không.
Cụ thể, khai thác đến 10 tàu bay thì mức vốn là 700 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Khai thác từ 11 - 30 tàu bay, mức vốn là 1.000 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Khai thác trên 30 tàu bay, mức vốn là 1.300 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Tuy nhiên, nghị định quy định mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng 2 điều kiện:
- Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ.
- Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.