Lehman Brothers tiếp tục gặp nguy
Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ - vừa công bố kế hoạch sa thải 1.500 nhân viên
Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ - vừa công bố kế hoạch sa thải 1.500 nhân viên, tương đương với 6% lực lượng lao động toàn cầu của tập đoàn này.
Động thái này diễn ra trước khi Lehman công bố kết quả kinh doanh quý 3 vào ngày 15/9 tới.
Trước đợt cắt giảm này, từ ngày 6/2007 tới nay, Lehman đã sa thải 6.000 nhân viên, chủ yếu trong các bộ phận đầu tư cho vay cầm cố và chứng khoán hóa. Lần này, chưa rõ nhân sự bị cắt giảm nằm trong các bộ phận nào, nhưng có thể nói, mọi lĩnh vực hoạt động của Lehman Brothers đều đang gặp khó khăn.
Lần cắt giảm nhân sự này của Lehman là một nỗ lực của ngân hàng này trong việc cải thiện tình hình tài chính trước khi công bố kết quả kinh doanh quý 3. Giới quan sát hiện đang dự báo khoản thâm hụt tài sản của tập đoàn trong quý lên tới 4 tỷ USD.
Theo các nhà phân tích, trọng tâm chính trong tình hình khó khăn của Lehman hiện nay là bảng cân đối kế toán “chất đầy” những tài sản đang mất dần giá trị, trong đó có khoảng 61 tỷ USD tiền đầu tư cho vay cầm cố và các loại chứng khoán phát hành dựa trên danh mục nợ bất động sản.
Các quan chức của Lehman hiện đang cân nhắc nhiều lựa chọn, trong đó có việc bán lại bộ phận quản lý đầu tư với giá từ 7 - 10 tỷ USD. Các lựa chọn khác bao gồm bán lại phần bất động sản thương mại đang gặp khó với giá 40 tỷ USD, và thành lập một đơn vị riêng biệt khác nằm dưới sự sở hữu của các cổ đông và chuyển tất cả tài sản nhiều rủi ro sang đó.
Giá cổ phiếu của Lehman hiện đang biến động rất mạnh do những tin đồn về động thái tiếp theo của ngân hàng này. Tuần trước, có ngày, giá cổ phiếu Lehman tăng 13%, có ngày lại giảm 16%. Song từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá 73%.
Những người đứng đầu Lehman đã và đang nỗ lực tìm kiếm nguồn hỗ trợ vốn từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Tập đoàn Đầu tư Hàn Quốc (KIC), tập đoàn Citic của Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Tuy nhiên, tới nay, Lehman vẫn chưa đạt được một thỏa thuận nào với các đối tác này.
Trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng, quý 2 vừa qua, Lehman lỗ 2,8 tỷ USD và bán lại 147 tỷ USD tài sản, trong đó có 22 tỷ USD tài sản có tính thanh khoản kém.
Trước khi kế hoạch sa thải nói trên của Lehman được công bố, một “đại gia” tài chính đang điêu đứng nữa của Mỹ là tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc khổng lồ Fannie Mae cũng tuyên bố sa thải 3 quan chức cao cấp, trong đó có Giám đốc Tài chính.
Cùng với “người anh em sinh đôi” Freddie Mac, hiện Fannie Mae đang có nhiều nguy cơ phải cần tới sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
(Theo Reuters, AP)
Động thái này diễn ra trước khi Lehman công bố kết quả kinh doanh quý 3 vào ngày 15/9 tới.
Trước đợt cắt giảm này, từ ngày 6/2007 tới nay, Lehman đã sa thải 6.000 nhân viên, chủ yếu trong các bộ phận đầu tư cho vay cầm cố và chứng khoán hóa. Lần này, chưa rõ nhân sự bị cắt giảm nằm trong các bộ phận nào, nhưng có thể nói, mọi lĩnh vực hoạt động của Lehman Brothers đều đang gặp khó khăn.
Lần cắt giảm nhân sự này của Lehman là một nỗ lực của ngân hàng này trong việc cải thiện tình hình tài chính trước khi công bố kết quả kinh doanh quý 3. Giới quan sát hiện đang dự báo khoản thâm hụt tài sản của tập đoàn trong quý lên tới 4 tỷ USD.
Theo các nhà phân tích, trọng tâm chính trong tình hình khó khăn của Lehman hiện nay là bảng cân đối kế toán “chất đầy” những tài sản đang mất dần giá trị, trong đó có khoảng 61 tỷ USD tiền đầu tư cho vay cầm cố và các loại chứng khoán phát hành dựa trên danh mục nợ bất động sản.
Các quan chức của Lehman hiện đang cân nhắc nhiều lựa chọn, trong đó có việc bán lại bộ phận quản lý đầu tư với giá từ 7 - 10 tỷ USD. Các lựa chọn khác bao gồm bán lại phần bất động sản thương mại đang gặp khó với giá 40 tỷ USD, và thành lập một đơn vị riêng biệt khác nằm dưới sự sở hữu của các cổ đông và chuyển tất cả tài sản nhiều rủi ro sang đó.
Giá cổ phiếu của Lehman hiện đang biến động rất mạnh do những tin đồn về động thái tiếp theo của ngân hàng này. Tuần trước, có ngày, giá cổ phiếu Lehman tăng 13%, có ngày lại giảm 16%. Song từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá 73%.
Những người đứng đầu Lehman đã và đang nỗ lực tìm kiếm nguồn hỗ trợ vốn từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Tập đoàn Đầu tư Hàn Quốc (KIC), tập đoàn Citic của Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). Tuy nhiên, tới nay, Lehman vẫn chưa đạt được một thỏa thuận nào với các đối tác này.
Trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng, quý 2 vừa qua, Lehman lỗ 2,8 tỷ USD và bán lại 147 tỷ USD tài sản, trong đó có 22 tỷ USD tài sản có tính thanh khoản kém.
Trước khi kế hoạch sa thải nói trên của Lehman được công bố, một “đại gia” tài chính đang điêu đứng nữa của Mỹ là tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc khổng lồ Fannie Mae cũng tuyên bố sa thải 3 quan chức cao cấp, trong đó có Giám đốc Tài chính.
Cùng với “người anh em sinh đôi” Freddie Mac, hiện Fannie Mae đang có nhiều nguy cơ phải cần tới sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
(Theo Reuters, AP)