Liên minh đấu Uber tính mời Grab Taxi nhập cuộc
Hai ứng dụng gọi taxi Lyft và Didi lập liên minh để đấu Uber, và có thể mời thêm Grab Taxi và Ola
Hai đối thủ lớn nhất của ứng dụng gọi taxi Uber đã lập một liên minh để tiến hành “phản công", theo tờ Wall Street Journal.
Theo đó, Lyft Inc., công ty có trụ sở ở San Francisco, và công ty Didi Kuaidi Joint Co. của Trung Quốc ngày 16/9 tuyên bố đã lập một liên minh, cho phép người sử dụng của mỗi ứng dụng này gọi tài xế của ứng dụng kia khi tới khách Trung Quốc tới Mỹ hay khách Mỹ tới Trung Quốc.
Cách làm này đã tạo ra một dịch vụ gọi xe có tầm phủ sóng rộng gấp nhiều lần so với khi hai ứng dụng đứng đơn lẻ.
Mỗi ứng dụng sẽ thu tiền bằng đồng tiền của quốc gia người sử dụng dịch vụ, tránh việc khách hàng phải thanh toán bằng ngoại tệ. Chẳng hạn, khách Trung Quốc tới Mỹ có thể mở ứng dụng Didi để gọi xe của Lyft, sau đó Didi sẽ chuyển số tiền sử dụng dịch vụ này cho Lyft.
Ngoài ra, Didi cũng cho biết đã rót 100 triệu USD vốn đầu tư vào Lyft.
Không chỉ dừng lại ở đó, Lyft và Didi còn đang thảo luận hợp tác với hai ứng dụng gọi xe lớn khác là Ola của Ấn Độ và Grab Taxi của Singapore để mở rộng liên minh - theo một số nguồn tin thân cận.
Chủ tịch John Zimmer của Lyft cho biết, ý tưởng liên minh với Didi xuất hiện khi ông tiếp cận với các nhà đầu tư của Didi để xin tư vấn về mở rộng hoạt động ở Trung Quốc. Thay vì tự mình vượt qua các rào cản pháp lý và khác biệt văn hóa ở thị trường Trung Quốc, ông Zimmer được khuyên nên hợp tác với Didi.
Thỏa thuận liên minh Lyft-Didi là nỗ lực hợp tác đầu tiên giữa các đối thủ của Uber nhằm chống lại sự phát triển như vũ bão của Uber trên thị trường toàn cầu.
Uber hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới cũng như xây dựng một thương hiệu toàn cầu.
Giám đốc điều hành (CEO) Travis Kalanick của Uber đã chứng tỏ là một người giỏi huy động vốn. Đến nay, ứng dụng này đã huy động được hơn 8 tỷ USD, định giá Uber ở mức khoảng 50 tỷ USD, so với mức định giá 16 tỷ USD của Didi và 5 tỷ USD của Ola.
Châu Á, mảnh đất màu mỡ cho các ứng dụng taxi phát triển, cũng là thị trường mà Uber gặp phải sự cạnh tranh lớn nhất. Các ứng dụng gọi taxi ở châu Á đang xuất hiện “như nấm sau mưa”, khiến Uber gặp không ít thách thức.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, đối thủ chính của Uber là Grab Taxi.
Trong khi đó, tại châu Âu, các ứng dụng gọi taxi như Uber lại đối mặt với sự chào đón không mấy thân thiện. Do sự phản đối quyết liệt của giới lái taxi truyền thống, các nhà chức trách châu Âu đã siết chặt kiểm soát đối với Uber, nhất là ở Đức, Tây Ban Nha và Pháp.
Theo đó, Lyft Inc., công ty có trụ sở ở San Francisco, và công ty Didi Kuaidi Joint Co. của Trung Quốc ngày 16/9 tuyên bố đã lập một liên minh, cho phép người sử dụng của mỗi ứng dụng này gọi tài xế của ứng dụng kia khi tới khách Trung Quốc tới Mỹ hay khách Mỹ tới Trung Quốc.
Cách làm này đã tạo ra một dịch vụ gọi xe có tầm phủ sóng rộng gấp nhiều lần so với khi hai ứng dụng đứng đơn lẻ.
Mỗi ứng dụng sẽ thu tiền bằng đồng tiền của quốc gia người sử dụng dịch vụ, tránh việc khách hàng phải thanh toán bằng ngoại tệ. Chẳng hạn, khách Trung Quốc tới Mỹ có thể mở ứng dụng Didi để gọi xe của Lyft, sau đó Didi sẽ chuyển số tiền sử dụng dịch vụ này cho Lyft.
Ngoài ra, Didi cũng cho biết đã rót 100 triệu USD vốn đầu tư vào Lyft.
Không chỉ dừng lại ở đó, Lyft và Didi còn đang thảo luận hợp tác với hai ứng dụng gọi xe lớn khác là Ola của Ấn Độ và Grab Taxi của Singapore để mở rộng liên minh - theo một số nguồn tin thân cận.
Chủ tịch John Zimmer của Lyft cho biết, ý tưởng liên minh với Didi xuất hiện khi ông tiếp cận với các nhà đầu tư của Didi để xin tư vấn về mở rộng hoạt động ở Trung Quốc. Thay vì tự mình vượt qua các rào cản pháp lý và khác biệt văn hóa ở thị trường Trung Quốc, ông Zimmer được khuyên nên hợp tác với Didi.
Thỏa thuận liên minh Lyft-Didi là nỗ lực hợp tác đầu tiên giữa các đối thủ của Uber nhằm chống lại sự phát triển như vũ bão của Uber trên thị trường toàn cầu.
Uber hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới cũng như xây dựng một thương hiệu toàn cầu.
Giám đốc điều hành (CEO) Travis Kalanick của Uber đã chứng tỏ là một người giỏi huy động vốn. Đến nay, ứng dụng này đã huy động được hơn 8 tỷ USD, định giá Uber ở mức khoảng 50 tỷ USD, so với mức định giá 16 tỷ USD của Didi và 5 tỷ USD của Ola.
Châu Á, mảnh đất màu mỡ cho các ứng dụng taxi phát triển, cũng là thị trường mà Uber gặp phải sự cạnh tranh lớn nhất. Các ứng dụng gọi taxi ở châu Á đang xuất hiện “như nấm sau mưa”, khiến Uber gặp không ít thách thức.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, đối thủ chính của Uber là Grab Taxi.
Trong khi đó, tại châu Âu, các ứng dụng gọi taxi như Uber lại đối mặt với sự chào đón không mấy thân thiện. Do sự phản đối quyết liệt của giới lái taxi truyền thống, các nhà chức trách châu Âu đã siết chặt kiểm soát đối với Uber, nhất là ở Đức, Tây Ban Nha và Pháp.