Uber tính chơi “canh bạc” 1 tỷ USD tại Trung Quốc
Uber muốn đảo ngược xu hướng thất bại của các công ty công nghệ Mỹ khi tìm cách đột phá vào Trung Quốc
Các tài xế của ứng dụng gọi taxi Uber tại Trung Quốc hiện đang thực hiện tới gần 1 triệu lượt chở khách mỗi ngày, gần bằng số lượt phục vụ mỗi ngày của Uber trên toàn cầu cách đây 6 tháng. Kết quả này có được là nhờ Uber mạnh tay đầu tư vào Trung Quốc, một trong những thị trường “khó nhằn” nhất của ứng dụng này.
Theo tờ Financial Times, Uber muốn đảo ngược xu hướng thất bại của các công ty công nghệ Mỹ khi tìm cách đột phá vào Trung Quốc. Để đạt mục tiêu này, Uber dự kiến sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Trung Quốc trong năm nay.
Số tiền đầu tư còn có thể tăng cao hơn nếu Uber thành công trong đợt huy động vốn tiếp theo diễn ra vào cuối tháng 6 này. Tháng trước, có tin Uber đã thực hiện một đợt huy động 1,5 tỷ USD tiền vốn và đợt huy động có thể định giá Uber ở mức 50 tỷ USD.
Thông tin về kế hoạch đầu tư lớn vào Trung Quốc được Giám đốc điều hành (CEO) Uber Travis Kalanick tiết lộ trong một bức email gửi cho các nhà đầu tư cách đây ít hôm.
Lá thư đã nhấn mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ Uber tại 11 thành phố ở Trung Quốc, bất chấp sức cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ địa phương Didi Kuaidi vốn có sự hậu thuẫn của hai “gã khổng lồ” là Alibaba và Tencent. Tuy nhiên, CEO Kalanick cũng đề cập đến mức chi phí lớn cho việc mở rộng hoạt động ở các thành phố mới và trợ cấp cho các tài xế để thu hút khách.
Kalanick cho biết Uber lên kế hoạch có mặt tại 50 trong số hơn 80 thành phố có trên 5 triệu dân của Trung Quốc trong vòng 1 năm tới. Ứng dụng này xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 2/2014.
“Khách của chúng tôi hiện đi khoảng 1 triệu chuyến mỗi ngày ở Trung Quốc. Hoạt động của Uber tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong 1 tháng qua”, Kalanick viết trong bức email. Hồi tháng 12 năm ngoái, Uber cho biết mỗi ngày phục vụ 1 triệu lượt chở khách treen toàn cầu.
“Thực lòng mà nói, Trung Quốc là một trong những cơ hội còn chưa được khai phá lớn nhất của Uber, có thể lớn hơn cả thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thành công ở Trung Quốc đòi hỏi sự cam kết dài hạn và ý chí mạnh mẽ, cùng với sự hiểu biến về những khác biệt ở thị trường này”, Kalanick nhận định.
Tuy nhiên, không chỉ ở Trung Quốc mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, Uber và các ứng dụng taxi kiểu mới khác đang phải đối mặt với sự thận trọng của các cơ quan chức năng. Tháng trước, nhà chức trách Quảng Châu đã khám xét văn phòng Uber tại thành phố này.
Theo tờ Financial Times, Uber muốn đảo ngược xu hướng thất bại của các công ty công nghệ Mỹ khi tìm cách đột phá vào Trung Quốc. Để đạt mục tiêu này, Uber dự kiến sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Trung Quốc trong năm nay.
Số tiền đầu tư còn có thể tăng cao hơn nếu Uber thành công trong đợt huy động vốn tiếp theo diễn ra vào cuối tháng 6 này. Tháng trước, có tin Uber đã thực hiện một đợt huy động 1,5 tỷ USD tiền vốn và đợt huy động có thể định giá Uber ở mức 50 tỷ USD.
Thông tin về kế hoạch đầu tư lớn vào Trung Quốc được Giám đốc điều hành (CEO) Uber Travis Kalanick tiết lộ trong một bức email gửi cho các nhà đầu tư cách đây ít hôm.
Lá thư đã nhấn mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ Uber tại 11 thành phố ở Trung Quốc, bất chấp sức cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ địa phương Didi Kuaidi vốn có sự hậu thuẫn của hai “gã khổng lồ” là Alibaba và Tencent. Tuy nhiên, CEO Kalanick cũng đề cập đến mức chi phí lớn cho việc mở rộng hoạt động ở các thành phố mới và trợ cấp cho các tài xế để thu hút khách.
Kalanick cho biết Uber lên kế hoạch có mặt tại 50 trong số hơn 80 thành phố có trên 5 triệu dân của Trung Quốc trong vòng 1 năm tới. Ứng dụng này xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 2/2014.
“Khách của chúng tôi hiện đi khoảng 1 triệu chuyến mỗi ngày ở Trung Quốc. Hoạt động của Uber tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong 1 tháng qua”, Kalanick viết trong bức email. Hồi tháng 12 năm ngoái, Uber cho biết mỗi ngày phục vụ 1 triệu lượt chở khách treen toàn cầu.
“Thực lòng mà nói, Trung Quốc là một trong những cơ hội còn chưa được khai phá lớn nhất của Uber, có thể lớn hơn cả thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thành công ở Trung Quốc đòi hỏi sự cam kết dài hạn và ý chí mạnh mẽ, cùng với sự hiểu biến về những khác biệt ở thị trường này”, Kalanick nhận định.
Tuy nhiên, không chỉ ở Trung Quốc mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, Uber và các ứng dụng taxi kiểu mới khác đang phải đối mặt với sự thận trọng của các cơ quan chức năng. Tháng trước, nhà chức trách Quảng Châu đã khám xét văn phòng Uber tại thành phố này.